Kỹ thuật nuôi cá chép sinh sản tự nhiên hiệu quả trong ao

6 phút, 19 giây để đọc.

Cá chép là loài thủy sản có thịt thơm ngon và bổ dưỡng rất được thực khách ưa chuộng. Vì thế có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, nhu cầu cho cá chép của thị trường cũng tương đối cao. Vì những lẽ đó mà nhiều người đã chuyển sang các mô hình nuôi cá chép thương phẩm. Không ít người nuôi đã đạt được những thành công nhất định nhờ nắm vững những kỹ thuật nuôi cá chép.

Tuy vậy, hiện nay nguồn cá chép giống tự nhiên đang trở nên vô cùng khan hiếm do việc đánh bắt và khai thác quá mức. Mặt khác, nguồn gen bản địa của Việt Nam dần mất đi do việc nhập giống / phối giống lai tạp với các loài cá khác. Vậy nên, hiện nay, việc lưu giữ loài cá chép trắng thuần Việt Nam là việc vô cùng cần thiết.

Theo thông tin từ các chuyên gia của ECOCLEAN, cá chép thuần chủng khả năng tự sinh sản trong ao. Tuy nhiên, phần lớn trong các ao nuôi hiện nay, người nuôi thường chọn nuôi giống cá lai tạp. Đây là điều ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng và năng suất và của cá khi thu hoạch. Mặt khác, vì sản  xuất cá chép giống tốn nhiều chi phí và diện tích ao nên những trại cá giống thường không chú tâm nhiều đến việc này. Vì thế, để có thể chủ động hơn trong việc sản xuất và tăng năng suất nuôi cá chép, cần nắm vững kỹ thuật nuôi cá chép sinh sản tự nhiên theo đúng các yêu cầu dưới đây.

Chọn thời gian thích hợp cho cá chép sinh sản tự nhiên

Cá chép thường giao phối và sinh sản ở những khu vực ven bờ, nơi có nhiều rong bèo giúp cho trứng bám vào
Cá chép thường giao phối và sinh sản ở những khu vực ven bờ, nơi có nhiều rong bèo giúp cho trứng bám vào

Mùa thu và mùa xuân là thời điểm thích hợp cho cá chép giao phối và sinh sản nhiều nhất trong năm. Tuy nhiên, người nuôi thường cho cá chép sinh sản vào mùa xuân. Đây là thời điểm mà trứng thường nhiều và tốt. Trong tự nhiên, vào những ngày mưa rào, người nuôi có thể dễ dàng quan sát thấy những đàn cá chép bơi vào ven sông hoặc đầm ao nơi có nhiều rong bèo để sinh sản. Dựa vào những điều này các chuyên gia đã nghiên cứu và tạo ra các điều kiện thuận lợi để cá chép có thể sinh sản tự nhiên. Tuy vậy, cần lưu ý những điểm sau:

– Chọn cá bố mẹ khỏe mạnh, không bệnh tật; toàn thân trơn bóng; không rách vây, không trớt vảy,…;

– Trứng cá phải căng tròn và rời. Sẹ cá phải trắng và đặc. Sẹ trắng chảy ra như sữa khi vuốt xuôi hai bên bụng cá;

– Nhiệt độ nước thích hợp cho cá chép sinh sản tăng trong khoảng nhiệt độ 18-25 độ C. Trường hợp nhiệt độ xuống thấp hơn 18 độ C cá sẽ không sinh sản. Theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi cá  chép, cá đẻ tốt vào những ngày đầu xuân có khí hậu ấm áp, tiếng ếch nhái kêu inh ỏi. Chính vì thế bà con cần chú ý theo dõi sát các thông tin dự báo thời tiết trước. VIệc làm này giúp lựa chọn ngày thích hợp cho cá chép sinh sản.

Cách chọn cá chép cho sinh sản tự nhiên thích hợp

Cần chọn và kiểm tra giống cá làm bố mẹ phù hợp để cá chép có thể sinh sản tự nhiên đạt hiệu quả cao nhất.

Kiểm tra cá chép mẹ:

Theo kinh nghiệm của nhiều trại cá chép giống, bụng cá sẽ to kềnh khi sắp đẻ. Khi lật ngửa cá lên sẽ thấy giữa bụng có một vết hằn lõm vào kéo dài từ vây ngực đến tận hậu môn. Khi sờ vào thấy bụng mềm, da bụng mỏng (nhất là phía cuối). Lỗ sinh dục đỏ thẫm và hơi lồi.

Để nhận biết cá chép mẹ có thể cho sinh sản hay chưa bằng cách kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ thành bụng, nếu thấy:

+ Trứng có màu vàng sẫm chảy ra, trứng rời thành từng cái nghĩa là trứng đã già. Khi đó có thể cho cá sinh sản ngay;

+ Trứng có màu vàng đục hoặc màu vàng xanh dính vào nhau thành từng chùm. Lúc đó là trứng còn non, chưa nên cho sinh sản ngay;

+ Cá có bụng to quá mức bình thường và bành ra như bụng cóc. Đồng thời, khi sờ vào thấy mềm nhão thì cá sẽ rất khó đẻ bởi cá đã thoái hóa;

Kiểm tra cá chép bố:

Nếu vuốt nhẹ hoặc cầm mạnh cá sẽ thấy tinh dịch cũng chảy ra, có màu trắng như nước vo gạo và đặc sền sệt như sữa hộp. Trong một số trường hợp tinh dịch vẫn có màu trắng nhưng không đặc quánh là sẹ còn non;
Có thể cho cá sinh sản ngay đợt đầu khi trứng cá có màu vàng sẫm
Có thể cho cá sinh sản ngay đợt đầu khi trứng cá có màu vàng sẫm
Sau khi kiểm tra, thấy cá đạt yêu cầu thì chuẩn bị ổ cho cá chép sinh sản. Chờ khi thời tiết thuận lợi thì bắt cá cho vào để bắt đầu sinh sản. Nên nhớ cá chép là loài thụ tinh ngoài (nghĩa là tinh dịch của cá đực phóng vào nước, tinh trùng sẽ tự bơi tìm trứng để thụ tinh). vì thế, nếu lượng tinh trùng ít sẽ không đảm bảo cho việc thụ tinh. Vì thế, để tăng tỷ lệ thành công, có thể nuôi ghép 1 cá cái với 2 cá đực hoặc 2 cá cái với 3 cá đực.

Chọn địa điểm và chuẩn bị ổ cho cá chép sinh sản tự nhiên

Trứng cá chép có một lớp màng nhầy và có độ bám dính vào các loại rong bèo. Vì thế, khi làm ổ cho cá chép, người ta thường chọn các loại xơ mềm (loại có nhiều lông) để trứng dễ bám. Tuy nhiên, phổ biến nhất là loại bèo tây.

Người nuôi có thể chọn ao hồ hoặc ruộng để làm tổ cho cá sinh sản. Trong đó:

Nếu chọn ao làm tổ cho cá sinh sản:

Diện tích ao tùy thuộc vào số lượng cá đẻ nhiều hay ít, ao có đáy trơ hoặc cát pha sét. Phải tẩy dọn kỹ ao trước khi thả cá. Nguồn nước đưa vào ao phải sạch, không bị ô nhiễm, không bị nhiễm mặn. Cần bón chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để xử lý nước ao,… Mực nước thích hợp sâu khoảng 1m.

Nếu chọn ruộng làm tổ:

Diện tích ao trong khoảng 150-200m2. Đất đáy ao pha cát, chủ động được nguồn nước. Trước khi cho cá chép vào sinh sản phải cày bừa sang phẳng và phơi đáy ruộng. Bờ ruộng phải được đắp cao hơn mực nước và có máng dẫn nước, cửa cống dẫn phải có chắn để ngăn cá tạp bơi vào ruộng,…;

Trên đây là những kỹ thuật nuôi cá chép sinh sản tự nhiên hiệu quả đã được rất nhiều người nuôi áp dụng. Trước thực trạng con giống tự nhiên khang hiếm như hiện nay, nuôi cá chép sinh sản tự nhiên được xem là giải pháp giúp duy trì giống nòi cho loài chép trắng thuần Việt.

Trích dẫn: visinhthuysan.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu bệnh phấn trắng xuất hiện phổ biến trên bầu bí

Bệnh phấn trắng xuất hiện trên bầu bí có tên khoa học là Erysiphe cichoracearum De Candolle. Bệnh phấn trắng …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh ghẻ trên cây có múi một cách tổng hợp

Bệnh ghẻ trên cây có múi có tên khoa học là Elsinoe fawcetti Bilet Jenk. Theo nghiên cứu bệnh phổ …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu về cây hoa hồng xuất hiện bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen là bệnh xảy ra phổ biến trên thực vật và đặc biệt là đối với cây hoa …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh thán thư phổ biến trên cây xoài và biện pháp phòng trừ

Bệnh thán thư trên xoài là một trong những bệnh quan trọng và gây hại phổ biến trên cây xoài …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa và biện pháp phòng trừ

Bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa do nấm có tên khoa học là Microdochium oryzae Samuels gây ra …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh do tuyến trùng gây khô đầu lá lúa

Bệnh khô đầu lá lúa do tuyến trùng có tên khoa học là Aphelenchoides beseyi Christie gây ra được phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

cá Tra Việt Nam

Nuôi cá tra, và các bệnh cần lưu ý khi nuôi trồng thủy sản

Cá tra bị nhiễm nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng. Bạn cần phát hiện và điều trị các bệnh, …
Xem Chi Tiết
bệnh ở cá lóc

Cá lóc và những bệnh thường gặp, cách phòng trị bệnh thủy sản

Bạn cần lưu ý đến những rủi ro sức khỏe khi nuôi cá, nhưng với hướng dẫn của chúng tôi …
Xem Chi Tiết
Bênh thường gặp ở cá

Bệnh ở cá có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các trang trại cá

Việc tăng trưởng và sản lượng cá giảm, tăng chi phí cho ăn do chán ăn và lãng phí thức …
Xem Chi Tiết
cá Basa

[Cá basa Việt Nam] Phòng bệnh khi nuôi và thu hoạch cá basa

Cá tra hay còn gọi là cá basa sông hay cá basa sọc bạc, cá nhám xiêm, cá basa swai …
Xem Chi Tiết
Tôm hùm

[Nuôi trồng thủy sản Việt Nam] Bệnh thường gặp khi chăm sóc tôm hùm

Tôm hùm từ lâu đã là loại hải sản, mang giá trị dinh dưỡng cao. Đây là một ý tưởng …
Xem Chi Tiết
Nuôi lươn

Nuôi lươn và những bệnh thường gặp, cách phòng trị bệnh thủy sản

Nuôi lươn là một ngành nuôi trồng thủy sản diễn ra trên toàn thế giới. Nơi đây chuyên nuôi và …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết