Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Phòng ngừa bệnh thủy sản
10 phút, 6 giây để đọc.

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản thâm canh. Những bệnh này có thể tàn phá các động vật thủy sản nuôi và lây lan sang các quần thể hoang dã. Các bệnh được liệt kê ở đây là một số bệnh động vật thủy sản xuyên biên giới quan trọng nhất. 

Cá thường dễ mắc nhiều bệnh, do môi trường tập trung và hạn chế nhân tạo. Đôi khi cá mới có thể gây bệnh cho bể nuôi và những bệnh này có thể khó chẩn đoán và điều trị. Hầu hết các bệnh của cá cũng trầm trọng hơn khi cá bị căng thẳng.

Mục tiêu của kiểm dịch là để ngăn ngừa các vấn đề trong bể chính do bệnh tật. Bể cách ly nên được sử dụng trước đó để đưa bất kỳ động vật mới mua nào vào bể chính và điều trị cá đã bị bệnh. Bằng cách này, người chơi thủy sinh có thể tránh được sự lây lan của bệnh và điều trị dễ dàng hơn cho cá. Cũng như khi nuôi tròng thủy sản quy mô lớn hơn.

Phương pháp phòng bệnh tổng hợp cho động vật thuỷ sản

Động vật thuỷ sản khác với động vật nuôi trên cạn là con người không thể tiếp xúc trực tiếp với từng cá thể được, nên khi trong ao nuôi mắc bệnh, ta không thể chữa trị cho từng cá thể được mà phải chữa cho cả ao nên rất tốn kém mà hiệu quả laị không cao. Vì vậy, các nhà nuôi thuỷ sản luôn thực hiện theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Cơ thể sinh vật bị bệnh là biểu hiện rối loạn các hoạt động sống bình thường, cơ thể mất đi sự cân bằng, khả năng thích nghi với môi trường giảm và có biểu hiện bệnh. Nói cách khác, bệnh là sự phản ứng của cơ thể với sự biến đổi của môi trường xung quanh, cơ thể động vật thuỷ sản nào thích nghi thì tồn tại, không thích nghi thì mắc bệnh và chết.

Cải tạo môi trường ao nuôi

Ao nuôi được cải tạo, tẩy trùng, trừ tạp để diệt hết mầm bệnh trong ao nuôi.

Chính từ sự phát triển mạnh, đa dạng sản phẩm hiện nay của nghề nuôi thuỷ sản, cùng với sự diễn biến phức tạp của khí hậu thời tiết, môi trường nước nhiều nơi bị ô nhiễm, đã làm xuất hiện dịch bệnh trong nuôi thuỷ sản. Có nơi dịch bệnh trong nuôi thuỷ sản bùng phát ở mức độ cao gây nhiều thiệt hại cho các chủ hộ nuôi. Vì vậy công tác phòng chống dịch bệnh trong nuôi thuỷ sản phải được coi trọng và có những giải pháp thật tích cực, coi phòng bệnh là chính.

Trung tâm giống thuỷ đặc sản từ kinh nghiệm thực tế về phòng trị bệnh trong sản xuất thuỷ sản và căn cứ vào tài liệu bệnh của động vật thuỷ sản của các nhà khoa học để biên soạn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật phòng chống dịch bệnh trong nghề nuôi thuỷ sản làm tài liệu tham khảo và áp dụng vào quy trình nuôi của các chủ hộ nuôi thuỷ sản, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả của nghề nuôi thuỷ sản.

Tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh cho cá

– Kiểm dịch động vật trước khi vận chuyển. Nếu tôm cá bị bệnh phải dùng các biện pháp xử lý nghiêm túc, có hiệu quả mới được thả nuôi.

– Sát trùng cơ thể tôm cá: Tôm cá tuy đã được kiểm dịch nhưng do ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển và đặc biệt là thay đổi điều kiện sống nên mầm bệnh rất dễ phát triển, vì vậy trước khi đưa cá tôm ra ao nuôi phải dùng phương pháp tắm cho cá tôm thủy sản bằng một trong các loaị thuốc sau:

+ Dung dịch muối ăn: 2 – 4% trong thời gian từ 10 – 15 phút.

+ Thuốc tím: 10 – 15 g/m3 trong thời gian từ 1 – 2 phút.

+ Formol: 200 – 300 ml/m3 trong thời gian từ 15 – 20 phút.

Có thể phun một trong các loại hoá chất trên xuống ao nhưng nồng độ giảm đi 10 lần.

– Vệ sinh môi trường nước và nơi cho tôm cá ăn.

+ Vệ sinh môi trường nước.

+ Vệ sinh nơi cho ăn.

– Dùng thuốc phòng ngăn ngừa trước mùa phát triển bệnh.

Thủy sản Việt Nam

Tăng cường sức đề kháng của cơ thể ĐVTS

Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể có phát sinh ra bệnh hay không còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường và bản thân cơ thể vật chủ. Nếu cơ thể vật chủ có sức đề kháng cao, có khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh thì không bị bệnh hoặc bị nhẹ, và ngược lại. Vì vậy, để phòng bệnh cho động vật thuỷ sản, phải tăng cường sức đề kháng cho cơ thể vật chủ bằng những biện pháp sau:

– Thả ghép các loài cá và mật độ thích hợp sẽ tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên. Không gian sống rộng rãi, phòng bệnh tốt trong nuôi trồng thủy sản. Mật độ nuôi tuỳ thuộc vào loại hình nuôi (bán thâm canh hay thâm canh), mật độ tối thiểu là 2 c/m2.

– Nuôi xen canh các loài động vật thuỷ sản: Trong quá trình nuôi, do đầu tư thức ăn, ao nuôi đã tích lũy nhiều chất thải và mầm bệnh. Các chất thải và mầm bệnh này sẽ ảnh hưởng và gây bệnh cho các chu kỳ nuôi tiếp theo của đối tượng nuôi đó. Để khắc phục yếu điểm này, chúng ta tiến hành nuôi xen canh trên một ao nuôi.

– Chăm sóc đàn tôm, cá thực hiện biện pháp kỹ thuật chăm sóc cá tôm theo “4 định”:

+ Định chất lượng thức ăn.

+ Định số lượng thức ăn.

+ Định vị trí cho ăn.

+ Định thời gian cho ăn.

– Chọn giống động vật thuỷ sản là loại có sức đề kháng tốt, có khả năng miễn dịch. Đối với một số bệnh và sinh trưởng nhanh.

– Định kỳ kiểm tra tôm cá trong ao nuôi.

Một số bệnh thường gặp ở các loài cá nuôi và biện pháp trị bệnh

Bệnh xuất huyết do vi rút

-Triệu chứng: Cá bơi lờ đờ trên tầng mặt, mang và da cá xuất huyết, mắt hơi lồi. Da có màu tối, những chỗ viêm có nhiều chất nhầy, máu loãng chảy ra từ hậu môn.

– Trị bệnh: Dùng muối ăn hay xanh malachite tắm hay phun xuống ao theo phương pháp phòng bệnh.

Công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh được Chi cục thực hiện thường xuyên thông qua các buổi phát thanh trực tiếp, phát thanh chuyên đề, phát trên Đài truyền hình về phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, các Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thị xã, thành phố thường xuyên phối hợp với các Phòng Văn hóa thông tin.

Đài truyền thanh huyện, thị, thành phố, tăng cường tuyên truyền công tác phòng chống dịch bệnh ở địa phương bằng nhiều hình thức (phát thanh, truyền hình, đăng báo). Công tác phúc kiểm tại trạm kiểm dịch động vật Vĩnh Phú cũng được tích cực triển khai, góp phần phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bệnh lở loét ở cá

– Triệu chứng: Cá hoạt động lờ đờ, bơi nhô đầu lên mặt nước, da cá màu xám. Có vết mòn màu xám hay các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân.

– Trị bệnh: Dùng muối ăn 2 – 4% hoặc thuốc tím 10 – 15 g/m3 tắm cho cá hay cho cá ăn Silver 1000 từ 2 – 3 ngày. Liều 1ml/kg thức ăn.

Công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh được Chi cục thực hiện thường xuyên thông qua các buổi phát thanh trực tiếp, phát thanh chuyên đề, phát trên. Đài truyền hình về phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, các Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thị xã. Thành phố thường xuyên phối hợp với các.

Phòng Văn hóa thông tin đài truyền thanh huyện, thị, thành phố. Tăng cường tuyên truyền công tác phòng chống dịch bệnh ở địa phương bằng nhiều hình thức (phát thanh, truyền hình, đăng báo). Công tác phúc kiểm tại trạm kiểm dịch động vật Vĩnh Phú cũng được tích cực triển khai, góp phần phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bệnh đốm đỏ do vi khuẩn

+ Triệu chứng: Cá nổi lờ đờ lên tầng mặt, da màu tối, mắt cá kho ráp. Trên thân, gốc vây, quanh miệng cá xuất hiện các đốm xuất huyết có màu đỏ. Tia mang bị loét và chảy máu. Vẩy rộp và bong ra. Cá bỏ ăn, bơi lội kém.

+ Trị bệnh dùng một trong các loại thuốc như sau:

Dùng Furazolizol trộn với thức ăn với liều dùng là 50 mg/kg thức ăn hoặc rắc đều trên mặt ao với nồng độ 0,025 g/m3, 2 ngày/lần, rắc 2 – 3 lần liền.

Dùng Sulfamid trộn với thức ăn với liều dùng là 150 – 200 mg/kg cá/ngày.

Dùng Silver 1000 cho cá ăn liên tục 2 – 3 ngày, liều dùng 1 ml/kg thức ăn sau đó xử lý lại đường ruột bằng men vi sinh.

Phương pháp nuôi trồng

Bệnh do vi khuẩn

– Triệu chứng: Cá bơi lờ đờ trên tầng mặt, da xuất huyết, vẩy rụng, các tia vây rách cụt, đuôi có đốm trắng nhỏ, sau lan dần lên thân. Cá bị bệnh nặng đầu cắm xuống đất, đuôi lên trên.

– Trị bệnh: Tương tự như bệnh đốm đỏ.

Bệnh thối mang ở cá

– Triệu chứng: Các tia mang thối nát, có dính bùn, lớp biểu bì phía trong mang xuất huyết.

– Trị bệnh: tương tự như bệnh đốm đỏ.

Bệnh nấm thủy mi

– Triệu chứng: Trên da xuất hiện những vùng trắng xám. Có các sợi nấm nhỏ mềm màu trắng.

– Trị bệnh: Dùng xanh malachite 2 – 4 g/m3 tắm cho cá trong thời gian từ 30 – 60 phút hoặc phun xuống ao 2 lần/tuần với nồng độ 0,1 – 0,3 mg/m3.

Bệnh nấm ở thủy sản

Bệnh trùng quả dưa

+ Triệu chứng: Trùng bám vào thân cá thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục. Da cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt.

+ Trị bệnh: Dùng thuốc tím nồng độ 10 – 15 g/m3 tắm cho cá hay với nồng độ 0,1 – 0,15 g/m3 phun xuống ao. 2 lần/tuần hoặc dùng formalin nồng độ 15 – 20 ml/m3 phun xuống ao 2 lần/tuần. 

Bệnh đóng rong

– Triệu chứng: Thân tôm có màu xanh của tảo, toàn thân phủ một lớp rêu màu xanh, nâu hoặc đen.

– Nguyên nhân: Do chất lượng nước kém, sức khoẻ tôm không tốt, không lột xác được.

– Trị bệnh: Thay nước mới. Tăng cường thêm chất lượng thức ăn.

Dùng formol phun đều khắp mặt ao với lượng dùng là 20 – 30 ml/m3.

Bệnh mềm vỏ ở thủy sản

– Triệu chứng: Sau khi tôm lột xác, vỏ không cứng được mà phồng lên, xù xì, nhăn nheo.

– Nguyên nhân: Do thức ăn thiếu khoáng hay vitamin, do pH nước quá cao.

– Chữa bệnh: Tăng cường khoáng chất vào thức ăn dùng bột đá rắc xuống ao với liều dùng từ 3 – 5 g/m3.

Bệnh đen mang ở thủy sản

– Triệu chứng: Mang tôm có những đốm màu đen hay toàn bộ mang bị đen.

– Nguyên nhân: Do tảo tàn, ô nhiễm hữu cơ cao, các dạng huyền phù bám vào mang tôm.

– Trị bệnh: Té nước vôi 7 – 10 g/m3. Thay nước 20 – 30%. Tăng thêm vitamin vào khẩu phần thức ăn của tôm.

Nguồn: Chephamsinhhoc.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu bệnh đốm xám gây hại phổ biến trên cây cà chua và biện pháp phòng trừ

Bệnh đốm xám trên cà chua do nấm Cercospara fuligena Roldan gây ra. Bệnh đốm lá hại cây cà chua …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh ghẻ khoai lang để có biện pháp khắc phục

Bệnh ghẻ trên khoai lang là do nấm Sphaceloma batatas Sawada gây ra. Bệnh thường phát sinh trước và nhiều …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh sẹo đen xuất hiện trên khoai lang và biện pháp khắc phục

Bệnh sẹo đen xuất hiện trên khoai lang do nấm có tên khoa học là Ceratostomella jimbriata gây ra. Bệnh …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh đốm sọc vi khuẩn xuất hiện trên lá lúa

Bệnh đốm sọc vi khuẩn xuất hiện trên lá lúa do vi khuẩn có tên khoa học là Xanthomonas oryzicola …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh khảm lá phổ biến trên cây sắn và biện pháp phòng trừ

Bệnh khảm lá xuất hiện phổ biến trên cây sắn do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh rỉ sắt xảy ra phổ biến trên cây hoa hồng và biện pháp phòng trừ

Trên lá cây hồng xuất hiện những hiện tượng chấm vàng, có khi nổi gồ lên trên mặt lá rất …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cách xử lý đáy ao nuôi tôm hiệu quả

Phương pháp xử lý đáy ao nuôi tôm hiệu quả cần lưu ý

Đối với nghề nuôi thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, thì giai đoạn cải tạo ao để …
Xem Chi Tiết

Kỹ thuật nuôi cá chép sinh sản tự nhiên hiệu quả trong ao

Cá chép là loài thủy sản có thịt thơm ngon và bổ dưỡng rất được thực khách ưa chuộng. Vì …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chống rét cho cá

Một số biện pháp chống rét cho cá khi mùa đông đến

Ở đất nước có cả bốn mùa xuân hạ thu đông như nước ta thì việc chống rét cho cá …
Xem Chi Tiết

Kỹ thuật chăm sóc thủy sản nước ngọt trong giai đoạn giao mùa

Trong nuôi trồng thủy sản, thủy sản nước ngọt vô cùng nhạy cảm tại giai đoạn giao mùa từ những …
Xem Chi Tiết
Một số bienj pháp kỹ thuật để theo dõi sức khỏe thủy sản nuôi

Một số kỹ thuật theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi

Người nuôi thủy sản phải thường xuyên chăm sóc đồng thời theo dõi sức khỏe của chúng để có những …
Xem Chi Tiết
Nuôi dưỡng cá qua đông hiệu quả

Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng cá qua đông hiệu quả

Hiện nay, khí hậu trở nên khắc nghiệt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vì thế, dự báo …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết