Hướng dẫn cách nuôi cá chim trắng vây vàng trong ao hiệu quả

Hướng dẫn kĩ thuật nuôi á chim trắng vây vàng
6 phút, 27 giây để đọc.

Hiện nay, cá chim trắng vây vàng càng trở tành loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình. Đây là loài cá biển có chất lượng thịt thơm ngon, mang lại giá trị kinh tế cao. Vì thế, trong những năm qua, đây là đối tượng được chọn nuôi khá phổ biến ở một số địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

*Cá chim vây vàng hay còn gọi là cá chim trắng vây vàng (Danh pháp khoa học: Trachinotus blochii) là một loài cá chim biển trong họ cá khế Carangidae, thuộc bộ cá vược. Đây là loài cá nuôi quan trọng ở vùng biển miền Nam Trung Quốc và Đài Loan, Philippines, Malaysia. Ở Việt Nam, cá chim vây vàng là đối tượng nuôi chủ lực tại các vùng nước ven bờ và trong các ao nước lợ, mặn, là đối tượng nuôi mới, đang được phát triển ở các tỉnh Nam Trung bộ, cho hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, để có sản lượng và chất lượng tốt nhất cho cá chim trắng vây vàng, người nuôi cần chú ý đến những kỹ thuật nuôi sau:

Địa điểm nuôi cá

Nơi nuôi cá nên chọn nơi có địa hình thuận tiện. Đồng thời, có thủy triều với biên độ dao động từ 2 – 3 m. Đáy ao là là loại đất sét, sét pha cát.Địa điểm nuôi phải có nguồn nước cũng như chất lượng nước cung cấp cho ao tốt quanh năm.

Mùa vụ cho giống tốt

Từ tháng 3 đến tháng 4 dương lịch hằng năm, thường la mùa vụ thả giống tốt nhất.

Chuẩn bị ao nuôi cá

Hình ảnh cá chim trắng vây vàng
Hình ảnh cá chim trắng vây vàng

Đối với Ao mới

Ao nuôi nên được thiết kế có dạng hình chữ nhật. Thông thường, diện tích phù hợp khoảng 2.000 – 5.000 m2. Ao có độ sâu từ 1,2 – 1,5 m. Cần có hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt cho ao. Cần thiết kế đáy ao bằng phẳng và hơi nghiêng về phía cống thoát để tiện cho quá trình vận hành. Khi mới xây xong cần lấy nước ngọt vào ao, cày đảo cho sục bùn lên. Sau đó, chờ để bùn lắng xuống rồi tháo hết nước ra. Làm như vậy khoảng 2 – 3 lần. Sau đó, cải tạo bằng bón vôi với lượng 10 – 20 kg/100 m2 ao.

Đối với Ao cũ

Ao cũ cần được tu sửa lại sau một thời gian sử dụng. Trước vụ nuôi tiến hành tháo cạn nước ao, nạo vét bớt lớp bùn đen ở đáy ao. Rồi tiến hành phơi đáy ao từ 3 – 5 ngày (tùy vào điều kiện thời tiết). Đồng thời tu sửa lại bờ cống ao chống rò rỉ trong quá trình nuôi. Bón vôi bột với lượng 1.000 kg/ha. Với những ao chua phèn có thể bón với lượng 3.000 kg/ha sau đó phơi đáy ao từ 1 – 2 tuần tùy vào hiện tượng của ao.

Nước lấy vào ao nuôi được lọc kỹ qua lưới lọc có cỡ mắt lưới 40 mắt/cm2 . Việc lọc nhằm để ngăn sinh vật tạp vào ao. Sau khi mực nước trong ao đạt 1 – 1,2 m thì tiến hành gây màu nước bằng phân hữu cơ ủ kỹ, liều dùng 10 – 20 kg/100 m2. Sau 5 – 7 ngày màu nước trong ao có màu xanh vỏ đậu thì tiến hành thả giống. Trước khi thả giống, cần kiểm tra các yếu tố môi trường phù hợp: Nhiệt độ 26 – 320C; Độ mặn 10 – 20‰; Hàm lượng ôxy hòa tan 5 – 7 mg/l; NH3 < 0,9 mg/l; pH nước 7,5 – 8,5.

Chọn và thả giống cá chim trắng vây vàng

Trrong kỹ thuật nuôi cá chim trắng vây vàng, thì việc chọn những con giống cũng vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng, sản lượng. giống cá phải khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn theo đàn trong nước; không dị hình, dị tật; không có dấu hiệu bệnh lý. Chọn cá giống có cỡ đồng đều 8 – 10 cm, trọng lượng khoảng 10 – 20 g/con.

Tùy vào điều kiện của từng ao nuôi, khả năng đầu tư của người nuôi để thả với mật độ thích hợp. Thông thường khoảng 1 – 2 con/m2 ao.

Cá trước khi thả cần phải kiểm soát độ mặn để mức chênh lệch nước trong bao và ao nuôi không quá 5‰. Nên thả cá chim trắng vây vàng vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Khi thả cần chọn địa điểm ở đầu gió. Trước khi thả cá, đưa túi cá giống xuống ao trong vòng 5 – 10 phút cho cá thích ứng dần với môi trường nước. Sau đó mở túi thả cá giống ra từ từ.

Chăm sóc, quản lý cá chim trắng vây vàng

Thức ăn cho cá chim trắng vây vàng chủ yếu được sử dụng là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi có hàm lượng đạm 45% và lipid 15%. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau của cá sẽ được cho ăn thức ăn với cỡ viên thích hợp (cỡ viên thức ăn dao động khoảng 2 – 5 mm).

Cho ăn ngày 2 lần vào buổi sáng 7 – 8h và buổi chiều mát 17 – 18h. Lượng thức ăn dao động 2 – 4% trọng lượng thân, tùy từng giai đoạn. Cùng đó, người nuôi cần kết hợp với việc quan sát khả năng bắt mồi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Những ngày trời lạnh (nhiệt độ nước dưới 170C) hoặc trời nóng (nhiệt độ nước trên 360C) không cho cá ăn. Thức ăn cần được bảo quản nơi khô ráo và không bị ẩm mốc, đang còn hạn sử dụng.

Theo dõi chất lượng nước thủy triều và chất lượng nước trong ao hằng ngày để tiến hành thay nước. Duy trì mực nước trong ao luôn  ở mức >1,2 m. Thay nước ít nhất 2 lần/tuần, mỗi lần thay khoảng 20 – 50% khối lượng nước ao, tùy theo chất lượng nước. Lưu ý, trong khi thay nước ao nuôi cần phải kiểm tra nguồn nước có đảm bảo được mức độ sạch và nồng độ muối tránh làm cho cá bị sốc. Nồng độ muối dao động trong khoảng từ 20 – 28‰ là thích hợp nhất.

Định kỳ 2 lần/tháng sử dụng các loại chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường ao nuôi.

Thu hoạch cá chim trắng vây vàng

Cá chim trắng vây vàng sau khi nuôi khoảng 10 – 12 tháng có thể thu hoạch. Thu hoạch cũng là một kỹ thuật nuôi càn quan tâm. Cá chim trắng vây vàng có cỡ thương phẩm từ 650 – 700 g/con. Không cho cá ăn trước khi thu hoạch 1 ngày. Có thể dùng lưới kéo được trên 95% tổng số cá trong ao. Sau đó tháo cạn ao và thu nốt số còn lại.

Mặc dù nước ta hiện nay đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tuy nhiên giá của cá chim trắng vây vàng vẫn trong khoảng 120.000 – 140.000 đồng/kg. Cao điểm lên tới 180.000 đồng/kg. Cá sinh trưởng, phát triển nhanh, sau 4 tháng nuôi có thể đạt khoảng 500 g/con; sau 8 – 10 tháng đạt 1 kg/con; năng suất 10 – 12 tấn/ha.

Trích dẫn: thuysanvietnam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết