Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

7 phút, 30 giây để đọc.

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, nếu môi trường nước biến đổi bất lợi đến mức cua không thể thích ứng được thì chúng mắc bệnh và có thể dẫn đến chết.

Những yếu tố môi trường : nhiệt độ nước, độ pH, oxy hòa tan trong nước; các yếu tố hóa học như kim loại nặng (chì, thủy ngân;… và các chất độc kể cả khí hòa tan) do nước thải công nghiệp; nông nghiệp và sinh hoạt, biến đổi quá giới hạn, đều là các tác nhân gây bệnh cho cua. Nhiệt độ nước cao trên 30°C có thể làm cho cua giảm sức chịu đựng; độ pH dưới 5 hoặc cao quá 9,5 có thể làm cho cua yếu hoặc chết; hàm lượng oxy hòa tan trong nước xuống thấp lmg/Ịít có thể làm cho cua bị ngạt. Các chất độc trong nước thải cao có thể làm cua chết.

Kỹ thuật nuôi không phù hợp, mật độ quá cao, chăm sóc quản lý kém; vận chuyển xa và lâu làm cua yếu, không thay nước; làm nước bị nhiễm bẩn thức ăn, có thể làm cua yếu, nhiễm bệnh mà chết.

Cua cũng như các loài thủy sản khác bị các sinh vật gây bệnh; xâm nhập cơ thể làm cho cua nhiễm bệnh. Các sinh vật gây bệnh có thể là các loài vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, virus, và các sinh vật gây hại khác.

Vì vậy, dưới đây là một số bệnh thường gặp ở cuaPQM đã tổng hợp được. Cách chữa trị một cách hiệu quả và an toàn cũng được tổng hợp ở đây, mọi người hãy cùng theo dõi và lưu lại nhé.

Bệnh rung chân, rũ còng ở cua

Triệu chứng của bệnh này đó là các cơ của cua bị rung hoặc liệt dẫn đến việc di chuyển chậm chạp và không có phản ứng với các tác động khác. Khi bị bệnh này, cua sẽ dừng ăn và cơ thể đổi màu hơi đen, xám hoặc trắng, cơ thịt màu đỏ, gan tụy bị thối rữa.

Nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này ở cua là do virus và ký sinh trùng rickettsia, môi trường nuôi cua bị ô nhiễm, không đảm bảo cũng là yếu tố khiến tác nhân gây bệnh phát triển.

Cách phòng ngừa bệnh rung chân, rũ còng ở cua

– Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ cho cua. Xây dựng ao, đầm ở nơi có nguồn nước sạch và tốt. Giữ độ mặn của nước từ 15 – 25 phần ngàn. Và độ pH từ 7,5 – 8,2. Cải tạo ao thật kỹ trước khi nuôi, phơi đáy và vét bùn, rác dưới ao. Bón vôi và quét vôi để khử trùng. Tiến hành lọc các chất thải trong quá trình nuôi và duy trì chất lượng nước.

– Tốt nhất nên lấy giống cua sản xuất nhân tạo, ương trong giai đạt kích cỡ 1,5 – 2 cm.

– Trước khi thả nên sát trùng bằng dung dịch formaline 20 – 30 ppm hoặc sunphát đồng 2 – 4 ppm trong vòng 20 – 30 phút. Có thể dùng thuốc phun vào ao trong thời gian kể từ lúc bắt đầu thả nuôi, nồng độ thuốc thấp hơn 7 – 10 ppm so với nồng độ tắm cho cua. Chỉ nên dùng với ao nhỏ, mật độ nuôi cao.

– Khử trùng thức ăn trước khi cho cua ăn. Thức ăn rửa sạch ngâm trong thuốc tím nồng độ 5 – 10 ppm trong 20 – 30 phút. Rửa lại bằng nước sạch rồi cho cua ăn. Tốt nhất nên cho cua ăn thức ăn được nấu chín.

Cua bị bệnh hoại tử do vi khuẩn Vibrio

Phần phụ bụng và cơ bị hoại tử, cơ thể biến đổi màu sắc. Hình thành các khối u màu trắng bên trong mô cơ thể (đặc biệt là mang); cơ thể yếu và hoạt động chậm chạp, biếng hoặc không ăn.

Tác nhân gây bệnh: Vibrio anguillarum, V. alginolyticus, V. parhaemolyticus.

Phòng trị:

– Thả nuôi với mật độ thích hợp, nên thả 1 con/m², trong quá trình lưu giữ chăm sóc chú ý tránh làm xây xát cua, đảm bảo chất lượng nước tốt; sát trùng bể ương cua bằng dung dịch KMnO4 15 – 20 ppm (mg/l); ngâm dụng cụ ương nuôi trong 50 ppm chlorin trong thời gian 1 giờ; khử trùng nước ngọt bằng 10 ppm chlorin; phun trong ao 1 ppm terramycin.

– Phun trong ao 2 – 3 mg/l terramycin hoặc 1 mg/l norfloxac một ngày một lần, trong 3 – 5 ngày, có thể dùng thức ăn trộn terramycin (0,1 – 0,2 g/kg trọng lượng cơ thể cua) cho ăn ngày 1 – 2 lần trong 7 ngày liên tục.

Bệnh thủng vỏ ở cua

Ban đầu những đốm màu hơi trắng trên phần bụng giáp đầu ngực. Và dần chuyển thành các tổn thương loét có màu nâu đen. Có thể nhìn thấy vỏ, màng và lớp cơ bên trong. Bệnh thủng vỏ hiếm khi gây chết cua, nhưng có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn thứ cấp cũng như ký sinh trùng xâm nhiễm gây bệnh.

Tác nhân gây bệnh: Bệnh thủng vỏ do các tổn thương. Xây xát do điều kiện nuôi nhốt không thích hợp, mật độ dày. Môi trường nuôi bị ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio sp., Pseudomonas sp., Aeromonas sp., Spirillum sp., Flavobacterium sp., Vibrio vulnificus, V. parahemolyticus, V. splendidus và V. orientalis xâm nhập gây bệnh.

Bệnh thủng vỏ ở cua do các tổn thương. Xây xát do điều kiện nuôi nhốt không thích hợp, mật độ dày.
Bệnh thủng vỏ ở cua do các tổn thương. Xây xát do điều kiện nuôi nhốt không thích hợp, mật độ dày.

Phòng trị:

– Chăm sóc cẩn thận, tránh gây sốc, xây xát cua. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tránh gây ô nhiễm môi trường nước.

– Sử dụng vôi bón 15 – 20 ppm. Duy trì chất lượng nước tốt và có độ dày lớp bùn đáy thích hợp (5 – 10 cm). Cung cấp một lớp đất cát dày thích hợp cua có thể đào được.

– Định kỳ thông qua quá trình thay nước hoặc bắt mẫu. Tiến hành chà và quét rửa phần lưng cho cua bằng bông gòn nhúng trong dung dịch i-ốt.

– Sử dụng chlorin 2 ppm và cho cua ăn thức ăn có trộn thuốc (sulfonamides 0,1 – 0,2% hoặc 0,05 – 0,1% terramycin) trong 5 -7 ngày liên tục. Phun thuốc trong ao với liều 2,5 – 3 ppm terramycin mỗi ngày một lần, liên tục trong 5 – 7 ngày.

Cua bị bệnh đen mang 

Biểu hiện ban đầu là các tơ mang chuyển màu nâu đen. Sau đó chuyển hoàn toàn thành màu đen. Cua di chuyển chậm chạp, biếng ăn, hô hấp khó khăn. Cua yếu, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhiễm, gây chết cua.

Tác nhân gây bệnh: Quá trình chuẩn bị ao không kỹ, điều kiện môi trường xấu do thiếu sự trao đổi nước, chất bùn lắng nhiều.

Phòng trị:

– Thả cua đúng lịch thời vụ, làm tốt khâu cải tạo, giữ lớp bùn đáy có độ dày thích hợp (5 – 10 cm). Trong thời gian thường xảy ra dịch bệnh dùng vôi nông nghiệp CaCO3 2 -3 kg/100m2 hòa nước tạt đều khắp ao; Tăng cường trao đổi nước, định kỳ tiến hành thay nước và cung cấp nước vào ao đảm bảo chất lượng nước tốt. Tránh cho ăn quá nhiều.

– Dùng vôi bón vào ao với liều lượng 15 – 20 mg/l.

Quá trình chuẩn bị ao không kỹ, điều kiện môi trường xấu do thiếu sự trao đổi nước, chất bùn lắng nhiều khiến cua bị đen mang
Quá trình chuẩn bị ao không kỹ, điều kiện môi trường xấu do thiếu sự trao đổi nước, chất bùn lắng nhiều khiến cua bị đen mang

Bệnh teo cơ (rệp cua)

Tác nhân gây bệnh: Do ký sinh trùng Sacculina sp. bám vào phần thịt của khoang mai. Có thể thấy qua lỗ thoát ở gốc càng cua. Rệp phát triển nhanh về số lượng và gây cản trở hoạt động của cua, hút chất dịch trong thịt cua, làm cua gầy và chết.

Phòng trị:

– Sát trùng ao bằng chlorin 10 ppm hoặc 100 ppm formalin và tháo bỏ lớp bùn đáy trước khi thả giống, loại bỏ những con cua bệnh, không thả cua bị nhiễm bệnh, thả cá rô phi 0,1 con/m2 để chúng sử dụng ký sinh trùng này làm thức ăn.

– Giảm độ mặn dưới 1 phần ngàn hoặc chuyển cua qua nước ngọt, tắm cua trong dung dịch formalin 20 – 30 ppm trong 20 – 30 phút hoặc dung dịch CuSO4 8 ppm hoặc KMnO4 20 ppm trong 10 – 20 phút, nếu phun dưới ao thì sử dụng 0,7 ppm của hỗn hợp có tỉ lệ 5:2 CuSO4 và FeSO4.

Nguồn: farmtech.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết