Một số biện pháp chống rét cho cá khi mùa đông đến

Một số biện pháp chống rét cho cá
3 phút, 17 giây để đọc.

Ở đất nước có cả bốn mùa xuân hạ thu đông như nước ta thì việc chống rét cho cá vào mùa đông là điều cần được quan tâm. Nhất là vào thời gian rét đậm rét hại. Đây là lúc mà nhiệt độ xuống rất thấp, chỉ dưới 100C. Lúc này cá dễ bị chết. Điều này gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi thủy sản. Đặc biệt là một số giống cá chịu rét kém. Có thể ví dụ như: cá Rôphi, cá Diêu hồng, Chim trắng, cá Trôi Ấn Độ… Vì vậy, người nuôi cần thực hiện tốt một số biện pháp dưới đây sẽ giúp chủ động trong việc chăm sóc và chống rét cho cá vào mùa đông:

Các biện pháp giúp chống rét cho cá tại thời điểm rét đậm rét hại nuôi trong ao, bể

– Chủ động thực hiện việc dâng mực nước trong ao cá. Chiều cao đạt tối thiểu từ 2,0 – 2,5m;

– Che phủ 1/2 – 2/3 diện tích ao cá về phía Bắc bằng cách thả bèo tây.

Thả bèo tây lên ao giúp chống rét cho cá
Thả bèo tây lên ao giúp chống rét cho cá

– Làm nơi trú ẩn cho cá: sử dụng các sọt tre rồi đưa rơm rạ khô vào sọt sau đó cắm cọc dìm sọt xuống đáy ao. Có thể dùng rơm rạ bó thành từng bó rồi dùng cọc cắm dìm xuống đáy ao.

– Đối với những ao nuôi có diện tích nhỏ, bể nuôi lưu giữ cá, để tăng khả năng giữ nhiệt cho nước, thì làm giàn trên mặt ao. Hoặc làm bể che phủ bằng bạt nilon, hay dùng bạt dứa quây xung quanh bờ ao.

Chăm sóc, cho cá ăn uống vào mùa đông

Để chống rét cho cá vào ùa đông, khi cho ăn uống, một số điều người nuôi cần chú ý như sau:

– Ngừng việc cho cá ăn khi nhiệt độ nước xuống thấp dưới 14 0C. Vì ở ngưỡng nhiệt độ này, các động vật nuôi thủy sản gần như ngừng bắt mồi, nên việc đưa thức ăn xuốn sẽ gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

– Bạn có thể tranh thủ cho cá ăn khi nhiệt độ từ 150C trở lên vào thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày. Trong thức ăn cần bổ sung thêm vitamin C, B.complex. Việc này nhằm tăng sức đề kháng cho cá. Lượng dùng từ 3-5g/kg thức ăn. Với thức ăn công nghiệp nên chọn loại cám có hàm lượng đạm cao từ 28% trở lên. Đạm giúp cá hồi phục sức khỏe sau thời gian chống rét.

Thường xuyên bổ sung vitamin C cho cá nuôi
Thường xuyên bổ sung vitamin C cho cá nuôi để tăng đề kháng cho cá

Quản lý sức khoẻ cho cá trong ao khi thời tiết ấm trở lại

Khi nhiệt độ môi trường ấm trở lại thì người nuôi cần thực hiện một số biện pháp sau:

– Dùng vôi tỏa hoà nước té xuống ao theo định kỳ 15 ngày/lần. Liều lượng sử dụng là 1 – 2kg/100m2;

– Thả thêm một số loài sống ở đáy, có khả năng chịu rét như cá chép để khuấy động đáy ao. Tránh hiện tượng cá nằm đáy ao bị chết.

– Khi thấy nước trong ao bị ô nhiễm, người nuôi nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học làm sạch nước cho ao nuôi. Một số chế phẩm như TA – Gold, Zeofish…

– Trong suốt thời gian đàn cá trú đông, tuyệt đối không được dùng lưới, các loại phương tiện đánh bắt cá. Tránh để cá bị xây xát dẫn đến bị nhiễm bệnh và chết.

– Dọn sạch cỏ, rác trong ao cũng như thức ăn thừa ở nơi cho cá ăn để tránh làm ô nhiễm môi trường sống của đàn cá.

Trích dẫn: khuyennongbinhdinh.gov.vn 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết