Kỹ thuật chăm sóc thủy sản nước ngọt trong giai đoạn giao mùa

5 phút, 50 giây để đọc.

Trong nuôi trồng thủy sản, thủy sản nước ngọt vô cùng nhạy cảm tại giai đoạn giao mùa từ những thay đổi cho dù là nhỏ nhất từ môi trường. Lúc này, các chỉ tiêu chất lượng nước thay đổi đột ngột sẽ làm cá dễ stress, yếu và bị tấn công gây bệnh bởi các mầm bệnh cơ hội tồn tại sẵn trong ao. Các bệnh chủ yếu là các bệnh về ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm,… Để giúp cá sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh trong giai đoạn này thì người nuôi cần tuân thủ chặt chẽ một số biện pháp kỹ thuật dưới đây:

Xử lý ao nuôi:

Hòa vôi với nước tạt xuống ao

– Để ổn định PH và khử trùng, diệt các mầm bênh trong nước ao, nên định kỳ 2 lần/tháng dùng vôi hòa với nước tạt đều xuống ao. Liều lượng sử dụng là từ 2 – 3kg/100m2.  Ngoài ra, cần sử dụng chế phẩm sinh học 2 tuần/lần. VIệc này giúp cải thiện môi trường nước, giúp phân hủy thức ăn thừa, xác tảo tàn, chất hữu cơ trong nước; kiểm soát mật độ tảo; ổn định độ kiềm và độ pH; cá loại khí độc sẽ giảm hàm lượng khí độc như H2S, NH3, NO2.

Làm sach nước ao 

Làm sạch ao cá
Làm sạch ao cá

Cần thay nước hoặc sử dụng các loại chế phẩm sinh học làm sạch ao nuôi khi môi trường nước ao bị ô nhiễm hay có những biến đổi bất thường là do một số nguyên nhân như: tảo tàn; chất hữu cơ trong ao nhiều giúp tảo phát triển mạnh; tảo độc phát triển nhiều. Một số chế phẩm như TA – Gold, Zeofish…. Hoặc sử dụng Vikato TCCA hoặc Iodin. Chúng phải được sử dụng theo liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Người nuôi nên tạt vào khoảng thời gian 8-9 giờ sáng.

Vào những ngày thời tiết thay đổi, cần bơm nước sạch vào ao nếu cá có hiện tượng nổi đầu bất thường do thiếu ôxy thì cần bơm nước sạch vào ao. Có thể dùng quạt nước, máy đánh sóng để tăng cường oxy. Ngoài ra có thể dùng viên oxy để tăng hàm lượng oxy khi cần thiết (liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Cần tăng cường  sử dụng máy quạt nước lúc nửa đêm về sáng. Việc này nhằm đảm bảo đủ khí ôxy trong ao, đáp ứng nhu cầu của đàn thuỷ sản. Nên tiến hành gạn váng tảo ở cuối ao vào cuối các buổi chiều để tạo độ thông thoáng mặt nước; ôxy được hòa tan nhiều hơn.

Dự trữ nước sạch trong ao lắng để cung cấp hoặc thay thế một phần nước ao nuôi khi cần thiết. Bổ sung nước để mực nước trong ao luôn đạt từ 2 – 2,5m và khi các thông số môi trường nằm ngoài giới hạn cho phép. Cần phải thay nước khi nước ao nuôi có màu xanh đậm, vàng đen, đen hoặc có nhiều váng bọt nổi trên mặt nước.

Tạo rãnh và bón vôi quanh ao nuôi

– Khi trời mưa nhiều, cần tạo rãnh thoát nước và bón vôi quanh ao trước và sau khi trời mưa. Việc này giúp phòng tránh hiện tượng pH, độ kiềm trong ao giảm đột ngột. Hơn nữa còn giúp giảm nguy cơ tràn cống thoát nước gây thất thoát con nuôi.

Chăm sóc và phòng bệnh cho thủy sản trong giai đoạn giao mùa

Chế độ dinh dưỡng cho cá trong giai đoạn giao mùa

Cần có chế độ dinh dưỡng cho thủy sản nuôi trong giai đoạn giao mùa
Cần có chế độ dinh dưỡng cho thủy sản nuôi trong giai đoạn giao mùa

Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách cho cá ăn các loại thức ăn giàu đạm. Ngoài ra, cần tính lượng thức ăn cho ăn hàng ngày chính xác; tránh dư thừa gây lãng phí ô nhiễm môi trường nuôi. Cần định kỳ 2 lần/tháng bổ sung vitamin C, khoáng; vi sinh đường ruột; chất bổ gan và trộn thức ăn cho các thủy sản nuôi.

Ngoài ra có thể tăng sức đề kháng cho cá trong giai đoạn giao mùa bằng thảo dược, cây ngoài tự nhiên như cắt nhỏ thân cây chuối rồi cho cá ăn. Ép lấy nước cây cỏ mực nghiền nhỏ cho cá ăn cả bã với khẩu phần 3kg/100kg cá/ngày. Cây nghể băm nhỏ, nấu kỹ lấy nước, bỏ bã, sau đó trộn vào thức ăn. Cho cá ăn 300g thân, lá tươi/100kg cá trong 3- 6 ngày liên tục. Tuy nhiên, cây nghể có tính nóng vì vậy không nên cho quá liều lượng. Cây rau sam cho cá ăn với liều lượng 1,5- 3 kg/100kg cá. Cần rửa sạch rau sam bằng nước muối trước khi cho cá ăn.

Thường xuyên quan sát hoạt động của cá nuôi. Khi có hiện tượng bất thường cần xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.

Khi thời tiết thay đổi đột ngột cần giảm lượng thức ăn của cá từ 40 – 50% so với lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày.

Phòng bệnh cho cá trong giai đoạn giao mùa

Dùng lá xoan bó thành từng bó thả xuống ao để diệt trùng mỏ neo. Liều lượng sử dụng khoảng 0,2 – 0,3 kg/m3 nước. Có thể dùng chế phẩm sinh học chiết xuất từ lá xoan hay cây trâm bầu để diệt ký sinh trùng phòng bệnh cho thủy sản.

Kết hợp phòng bệnh cho cá bằng cách định kỳ 1 lần/tháng trộn tỏi tươi xay nhuyễn trộn vào thức ăn. Liều lượng 100g/100 kg cá. Sử dụng cho cá ăn liên tục 3-5 ngày hoặc là thuốc tiên đắc 20g/100 kg cá cho ăn 3-5 ngày liên tục. Hoặc dùng chế phẩm EM tỏi cho ăn định kỳ 2 lần/tháng để phòng bệnh cho cá. Sử dụng với liều lượng là 1lít EM tỏi/10 kg thức ăn trộn ủ cho se viên thức ăn sau đó cho cá ăn; cho ăn 3 – 5 ngày liên tục. Khi cá bị bệnh thì sử dụng liều lượng gấp đôi, cho ăn liên tục 7 – 10 ngày.

Tuyệt đối không sử dụng các loại kháng sinh để phòng bệnh. Đối với những ao nuôi cá có biểu hiện bị nhiễm khuẩn, lở loét nên sử dụng kháng sinh không thuộc danh mục cấm do Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định. Tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Phối trộn vào khẩu phần ăn hàng ngày của cá. Thường xuyên quan sát các hoạt động của cá để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trích dẫn: http://khuyennongninhbinh.gov.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu bệnh phấn trắng xuất hiện phổ biến trên bầu bí

Bệnh phấn trắng xuất hiện trên bầu bí có tên khoa học là Erysiphe cichoracearum De Candolle. Bệnh phấn trắng …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh ghẻ trên cây có múi một cách tổng hợp

Bệnh ghẻ trên cây có múi có tên khoa học là Elsinoe fawcetti Bilet Jenk. Theo nghiên cứu bệnh phổ …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu về cây hoa hồng xuất hiện bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen là bệnh xảy ra phổ biến trên thực vật và đặc biệt là đối với cây hoa …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh thán thư phổ biến trên cây xoài và biện pháp phòng trừ

Bệnh thán thư trên xoài là một trong những bệnh quan trọng và gây hại phổ biến trên cây xoài …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa và biện pháp phòng trừ

Bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa do nấm có tên khoa học là Microdochium oryzae Samuels gây ra …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh do tuyến trùng gây khô đầu lá lúa

Bệnh khô đầu lá lúa do tuyến trùng có tên khoa học là Aphelenchoides beseyi Christie gây ra được phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết
Tôm sú

Những bệnh thường gặp ở tôm sú và cách cải thiện

Nỗi sợ hãi về dịch bệnh và thực tế khắc nghiệt của sinh học tôm đã dẫn đến sự gia …
Xem Chi Tiết
cá chép

Phòng và trị bệnh thường gặp ở cá chép

Đã có lịch sử lâu dài về việc bùng phát dịch bệnh và thiệt hại kinh tế ở các loài …
Xem Chi Tiết
Cá nheo

Cá nheo có hiện tượng xuất huyết gốc vây, cách phòng trị

Các thiệt hại kinh tế do các bệnh truyền nhiễm gây ra rất khó xác định vì việc ghi chép …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Phương pháp chăn nuôi heo bằng thức ăn cám thảo dược

Nuôi heo là một hình thức chăn nuôi phổ biến tại Việt Nam. Hiện nay nuôi heo không chỉ với …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi trâu làm giàu thành công

Việt Nam là một nước mạnh về nông nghiệp; vì vậy những thực phẩm về nông nghiệp cũng rất phong …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi hiệu quả dành cho heo đen

Thịt heo là loại thịt rất phổ biến trên thị trường Việt Nam. Nếu nói về chất lượng thịt heo …
Xem Chi Tiết

Những phương pháp hiệu quả chăn nuôi dê sữa con

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sữa; các trang trại chăn nuôi đều muốn cho ra …
Xem Chi Tiết

Phương pháp giải tỏa thân nhiệt cho trâu bò mùa nóng

Trâu, bò là 2 loại gia súc được rất nhiều nông hộ làm mô hình chăn nuôi để làm giàu …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi dê từ 1-3 tháng tuổi

Trên thị trường Việt Nam, đặc biệt phải nói đến thị trường thực phẩm đang có xu hướng phát triển …
Xem Chi Tiết