Trong nuôi tôm, việc ổn định độ pH là rất cần thiết. Bởi một trong những yếu tố môi trường ảnh hưởng mạnh mẽ đến nuôi tôm là độ pH. Các yếu tố về lý, hóa sinh của môi trường nuôi sẽ bị ảnh hưởng khi pH môi trường nước thay đổi.
Trường hợp độ pH biến động lớn có thể khiến đàn tôm bị sốc, yếu đi và bỏ ăn. Khi pH cao hay thấp kéo dài sẽ làm tôm giảm ăn và trao đổi chất. Gây nên tình trạng tốc độ tăng trưởng chậm, làm ảnh hưởng xấu đến FCR, làm ức chế đáp ứng miễn dịch của tôm.
Mục lục
Các yếu tố tác động tới độ pH
Có 2 yếu tố chính làm độ PH trong ao nuôi tôm bị ảnh hưởng nhiều nhất, đó là: CO2 phản ứng hóa học với nước và phản ứng nitrat hóa NH4+/NH3 của vi khuẩn và oxy. Theo đó, kiềm trong nước sẽ giảm làm ảnh hưởng trực tiếp tới pH, theo các cơ chế phản ứng:
CO2 + H2O -> H2CO3
H2CO3 <=> H+ + CO32-
CO32- + H2O <=> OH– + CO2
Theo chuỗi phản ứng trên cho thấy, khi nồng độ CO2 trong nước tăng hoặc giảm cân bằng, thì phản ứng sẽ chuyển dịch theo hướng tạo ra H+ (có tính axit sẽ làm giảm pH trong nước) hay OH– (có tính bazo làm pH trong nước tăng).
Ngoài ra, tảo cũng là yếu tố ảnh hưởng đến độ pH trong nước do tảo và vi sinh vật trong ao sử dụng CO2. Việc có quá nhiều tảo sẽ làm pH trong ao biến động mạnh. Sẽ tăng cao vào buổi chiều và khi tảo tàn sẽ làm pH giảm mạnh.
Đối với ao đất thì tính chất của nền đất cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến pH của ao nuôi. Ở những vùng đất phèn, chua, nước ao thường có pH thấp và dễ bị biến động. Nếu trời mưa nhiều làm phèn bị rửa trôi trên bờ xuống ao, hoặc ngấm từ trong bờ ao ra. Do đó làm xì phèn vào ao, sẽ khiến pH sẽ giảm mạnh.
Vai trò của việc ổn định độ pH với môi trường ao nuôi
Độ pH là chỉ số phản ánh đặc trưng về độ axit (chua) và độ kiềm (chát) của nước. Do đó, pH là một trong những yếu tố môi trường quan trọng ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến tôm. Bao gồm các yếu tố sinh trưởng, sinh sản, tỷ lệ sống, dinh dưỡng,… Cụ thể:
+ Khi pH quá thấp (pH < 5.5): khả năng tích trữ khoáng trong cơ thể tôm bị giảm thấp. Do đó, tôm bị mềm vỏ. Đồng thời, nồng độ H2S tăng cao gây ngộ độc cho tôm,…
+ Khi pH quá cao (pH > 8.5): môi trường này khiến hoạt động trao đổi chất của tôm nhiều hơn. Do đó, tôm chậm phát triển. Ngoài ra, đây còn là nguyên nhân khiến tăng nồng độ ammonia. Nó được hình thành từ quá trình trao đổi chất và bài tiết của sinh vật.
Khi pH vượt ngưỡng làm tôm chậm lột xác, stress; mất cân bằng áp suất thẩm thấu; suy giảm miễn dịch làm tăng tỷ lệ nhiễm bệnh trên tôm, đặc biệt là các bệnh do chủng vi khuẩn Vibrio spp gây ra.
Ngoài ra, pH trong ao quá cao thường sẽ làm trong nước, khó gây màu nước. Vì vậy làm thủy sinh vật đáy dễ phát triển từ đó tạo ra biến động pH trong ngày lớn. Đối với ao bạt, pH nước cao còn làm kết tủa các hợp chất khác làm ô nhiễm nước ao nuôi. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.
Giải pháp ổn định pH
Xác định nguyên nhân gây biến động PH
Độ pH thích hợp trong ao nuôi tôm dao động trong khoảng 7.5 – 8.5. Chỉ số dao động trong ngày <0.5. Để ổn định độ pH, nhất thiết phải xác định đúng nguyên nhân gây biến động. Nồng độ CO2 trong ao nuôi là nguyên nhân chính gây nên biến động trực tiếp tới pH trong mùa nắng. Nồng độ CO2 giảm xuống hay tăng lên do 2 nguyên nhân chính. Đó là quá trình quang hợp của tảo và hô hấp của hệ sinh vật có trong ao nuôi.
Các giải pháp ổn định độ PH
Để ổn định độ pH, người nuôi có thể dùng lưới lan để che phủ khoảng không gian phía trên mặt nước. Lưới lan cách mặt nước khoảng 1,5 – 2 m, che theo kiểu sole. Nên duy trì mực nước trong ao nuôi tôm từ 1,2 – 1,7 m. Luôn duy trì nồng độ ôxy hòa tan trong nước > 5 mg/l. Hạn chế tối đa sự phát triển của tảo lam và kích thích sự phát triển của tảo khuê. Có thể sử dụng cách thêm vào môi trường nước ao nuôi các khoáng chất có thành phần chủ yếu là silic. Để cắt tảo và kiểm soát sự phát triển của nó, cần định kỳ dùng vi sinh đánh vào buổi chiều tối. Hạn chế tối đa nhất việc sử dụng hóa chất để cắt tảo gây sập tảo. Vì nó sẽ làm pH giảm đột ngột.
Ổn định độ kiềm trong ao nuôi trong khoảng 120 – 180 mg CaCO3/l. Việc làm giúp tạo hệ đệm giúp ổn định pH. Người nuôi cần lưu ý không đánh vi sinh có ủ mật rỉ đường vào buổi sáng trong trường hợp ao nuôi có mật độ tảo cao và đang trong giai đoạn phát triển. Tùy thuộc vào điều kiện cở sở nuôi để đánh giá thường xuyên hoặc định kỳ về sự tồn tại và phát triển của các loại tảo trong ao. Bằng các dùng kính hiển vi. Việc này nhằm tạo giải pháp duy trì, phát triển hay hạn chế sự bùng phát của các loại tảo có hại trong ao nuôi.
Trích dẫn: thuysanvietnam.com.vn