
Tôm hùm từ lâu đã là loại hải sản, mang giá trị dinh dưỡng cao. Đây là một ý tưởng kinh doanh tương đối mới và phương pháp canh tác thương mại hiện đại đã được sử dụng từ đầu thế kỷ 20.
Tôm hùm thực chất là một loại hải sản ngon. Nó rất phổ biến và được nhiều người trên thế giới yêu thích.
Nước sạch, nơi lành mạnh và cung cấp thức ăn tốt là những yếu tố chính cần xem xét khi bắt đầu kinh doanh nuôi tôm hùm.
Tôm hùm thực chất là một họ động vật giáp xác biển lớn. Chúng có thân hình dài với đuôi cơ bắp. Chúng sống ở tất cả các đại dương, trên các đáy đá, cát, hoặc bùn từ bờ biển đến ngoài rìa thềm lục địa.
Tôm hùm thường sống đơn lẻ trong các kẽ hở hoặc trong hang dưới đá. 3 trong số 5 cặp chân của chúng có móng vuốt, bao gồm cả cặp đầu tiên, thường lớn hơn nhiều so với các cặp khác.
Bệnh đóng rong, bệnh đen mang, bệnh lỏng đầu… là những bệnh thường xuất hiện ở tôm hùm. Bà con cần chú ý phòng trừ bệnh để bảo vệ đàn tôm…
Tôm hùm là một trong những loại hải sản quý, có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm hùm đang dần trở nên phổ biến. Nuôi tôm hùm không đơn giản, ngoài việc chú ý đến nơi nuôi, chế độ dinh dưỡng… người nuôi còn cần chú ý phòng trừ bệnh cho tôm.
Mục lục
Bệnh đóng rong
Nguyên nhân
Do các nguyên nhân sau:
– Ðộ trong của nước cao làm khả năng xuyên sâu ánh sáng lớn.
– Tôm ít hoạt động, kém ăn chậm lớn, chu kỳ lột xác chậm.
Phòng bệnh
– Che mát làm giảm độ trong của nước mà đặc biệt chú ý là vào mùa nắng nóng.
– Tăng sức đề kháng cho tôm bằng cách sử dụng thức ăn đủ về chất lẫn về lượng.
– Vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, tạo môi trường thông thoáng, mật độ nuôi vừa phải.
Trị bệnh
– Bắt những con tôm bệnh tắm bằng formol với nồng độ 100 – 200ppm (1 -2 ml formol/10 lít nước), trong thời gian từ 5 – 10 phút.
Bệnh đen mang, mòn đuôi, hoại tử các phần phụ
Tác nhân gây bệnh
Chủ yếu là do vi khuẩn mà nguyên nhân chủ yếu là do lồng nuôi bị dơ bẩn, môi trường nước bị ô nhiễm, tôm kém ăn sức khỏe yếu.
Phòng bệnh: Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, tạo môi trường thông thoáng, tăng cường sức khỏe cho tôm bằng cách cho tôm ăn thức ăn đầy đủ cả về chất lẫn về lượng, ngoài ra còn có thể bổ sung thêm Vitamin C vào thành phần thức ăn của tôm với liều lượng từ 5 -10g/kg thức ăn.
Trị bệnh
– Có thể tắm tôm bằng formol với nồng độ 100 -200 ppm hoặc tắm tôm bằng sunfat đồng (CuSO4) với nồng độ 1- 2 ppm(0,01 -0,02g CuSO4/10 lít nước) trong thời gian từ 5- 10 phút.
– Sử dụng các loại thuốc kháng sinh như : , N – 300, Daitrim,.. trộn vào thức ăn với liều lượng từ 3 -5 g/1kg thức ăn cho ăn liên tục từ 5 -7 ngày.
Bệnh lỏng đầu
Nguyên nhân
– Chủ yếu là do độ mặn tại khu vực nuôi giảm thấp dưới 250/00 và kéo dài nhiều ngày.
– Ngoài ra vào mùa nắng nóng , nhiệt độ nước quá cao > 310C tôm nuôi cũng dễ xảy ra hiện tượng này.
Phòng và trị bệnh
– Ðặt lồng nuôi tại vị trí có độ mặn cao và tương đối ổn định. Di chuyển lồng nuôi đến vị trí có độ mặn cao hơn.– Che mát cho tôm vào mùa nắng nóng, di chuyển đến vị trí có độ sâu cao.
Nguồn: Nhanongxanh.vn