Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa
7 phút, 5 giây để đọc.

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và tuổi phát dục của sâu. Lúa từ thời kỳ mạ đến lúc trỗ bông đều có thể bị hại. Cây mạ khi còn nhỏ bị hại có thể chết khô. Nếu mạ đã lớn bị hại thì dễ bị đứt gốc khi nhổ mạ. Chính vì thế đây là loài sâu hại rất nguy hiểm cho đồng lúa của người nông dân. Bài viết này xin cung cấp cho bà con nông dân cách nhận biết cũng như phương pháp quản lí sâu đục thân bướm hai chấm.

Tổng quan về sâu đục thân bướm hai chấm

Bướm hai chấm (danh pháp khoa học: Scirpophaga incertulas). Giai đoạn ngày của nó được gọi là Sâu đục thân hai chấm là một loài bướm đêm trong họ Crambidae. Nó được tìm thấy ở Afghanistan, Nepal, đông bắc Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Burma, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Sumatra, Java, Borneo, Sumba, Sulawesi, Philippines, Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản.Tên gọi của nó xuất phát từ hai chấm trên hai cánh của chúng.

Đặc điểm hình thái của sâu đục thân bướm 2 chấm: 

Trứng đẻ thành ổ hình bầu dục dài. Trên mặt phủ một lớp lông màu vàng nhạt ở giữa hơi nhô lên. Mới đẻ trứng màu trắng sau chuyển màu ngà vàng sắp nở màu đen.

Sâu non đẫy sức dài 21 – 25 mm màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Chân bụng ít phát triển, móc bàn chân bụng có 28 cái xếp thành hình elip

Nhộng: con cái có chân sau dài hết đốt bụng 5. Còn con đực có chân sau dài tới đốt bụng 8. Nhộng mới hóa có màu trắng sữa. Sau chuyển màu vàng nhạt.

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa
Bướm trưởng thành

Ngài đực có đầu ngực và cánh trước màu nâu nhạt. Gữa cánh có một chấm đen. Ngài cái thân dài 10 – 13 mm, thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen.

Đặc điểm gây hại của sâu đục thân bướm 2 chấm

Sâu đục thân gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và tuổi phát dục của sâu.

 Thời kỳ mạ: Sâu đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa phá hại làm cho dảnh lúa bị héo.

Cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh: sâu đục vào phần dưới của thân. Cắt đứt tổ chức bên trong phá hại chức năng dẫn nhựa làm cho lá non trước tiên bị cuốn dọc. Có màu xanh tái sẫm. Dần chuyển sang màu vàng và héo khô.

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa
Đặc điểm gây hại

Thời kỳ sắp trỗ hoặc mới trỗ: sâu đục qua lá bao của đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng. Cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng.

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:

Vòng đời:

Vòng đời trung bình của sâu đục thân lúa bướm 2 chấm từ 43 – 66 ngày.

Ở 19 – 250C: Trứng: 8 – 13 ngày; sâu non: 36 – 39 ngày, nhộng: 12 – 16 ngày, bướm vũ hóa – đẻ trứng: 3 ngày.

Ở 26 – 300C: Trứng: 7 ngày; sâu non: 25 – 33 ngày, nhộng: 8 – 10 ngày, bướm vũ hóa – đẻ trứng: 3 ngày.

Đặc điểm sinh học và gây hại của sâu đục thân bướm 2 chấm:

Sâu non qua đông tới mùa xuân hóa nhộng.

Nhộng hóa trong gốc thân lúa ở dưới mặt đất 1 – 2 cm. Trước khi hóa nhộng sâu đục sẵn một lỗ ở thân lúa. Chừa lại một lớp biểu bì mỏng để khi vũ hóa đục chui ra.

Sâu đục thân phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 23 -30oC. Độ ẩm trên 90%.

Khả năng gây dảnh héo và bông bạc của sâu non từ một ổ trứng là 12 dảnh khi lúa đẻ nhánh và 9,2 bông bạc khi lúa trỗ (khi mật độ ổ trứng thấp hơn 5 ổ/ m2).

Lúa ở thời kì đẻ nhánh rộ, nhất là thời kì làm đòng – trỗ là giai đoạn xung yếu với sâu đục thân. 

Trong một năm sâu đục thân có 7 lứa trong đó lứa 2, 3, 5, 6 có ý nghĩa lớn đối với sản xuất. Lứa 2 là lứa cuối trong vụ chiêm xuân và cũng là lứa sâu quan trọng nhất về mặt số lượng. Mức độ gây hại và là nguồn sâu chuyển từ vụ chiêm xuân sang vụ mùa. Lứa 3 là lứa đầu tiên trong vụ mùa. Thường tập trung phá trên mạ mùa sớm. Đây là lứa sâu bắc cầu từ lúa chiêm xuân qua lúa mùa. Lứa 5 là lứa gây hại quan trọng đối với lúa mùa cấy sớm đang làm đòng trỗ bông. Lứa 6 là lứa gây hại nặng cho lúa mùa đại trà đang trỗ nhất là trên lúa nếp, tám.

Kẻ thù tự nhiên của sâu đục thân hai chấm:

Các loài ong ký sinh đã phát hiện trên trứng sâu đục thân bướm hai chấm: Ong Trichogramma japonicum Ashmead; Tri. dendrolimi Mats; Tri. chilonis Tschii; Telenomus rowani Gahan; T. dignus Gahan; Tetrastichus schoenobii Ferrier.

Loài Tetrastichus thường xuất hiện và ký sinh với tỷ lệ cao và những tháng nhiệt độ thấp. Các loài ong khác thì vào những tháng ấm và nóng

Ngoài giai đoạn trứng bị kí sinh, sâu non cũng có thể bị nhiều loài ong kí sinh khác. Năm 2000 ở Nghệ An đã phát hiện 14 loài thiên địch của sâu đục thân bướm 2 chấm (Trần Ngọc Lâm, 2000).

Phương pháp phòng trừ sâu đục thân bướm 2 chấm:

Biện pháp canh tác, kỹ thuật:

Cày lật gốc rạ, ngâm nước, làm dầm kịp thời (đặc biệt đối với lúa vụ mùa sau khi gặt). Tránh tình trạng để tới tháng 1 – 2 đầu năm mới tiến hành cày.

Khi thu hoạch lúa cần cắt sát gốc rạ. Rơm rạ trên ruộng sau khi gặt cần được thu dọn gọn

Bón phân cân đối theo quy trình kỹ thuật quy định cho từng vụ, từng chân đất, từng giống lúa. Hạn chế sử dụng phân đạm quá liều lượng và bón không đúng cách dẫn đến tình trạng lúa lốp hoặc đẻ lai rai tạo điều kiện cho sâu phá hoại mạnh.

Nếu đều kiện tưới tiêu chủ động có thể điều chỉnh mực nước ở ruộng để diệt sâu.

Theo dõi các đợt bướm ra quanh năm tổ chức đốt đèn bẫy bướm trên diện rộng đồng loạt – cùng một thời gian.

Ngắt ổ trứng sâu gom lại và đem tiêu hủy.

Biện pháp sinh học:

Phát huy tác dụng của nhóm thiên địch nhất là ong ký sinh trứng.

Biện pháp hóa họcThuốc trừ sâu đục thân đặc hiệu hiện nay chủ yếu có 2 nhóm:

Nhóm chlorantranliprole (DupontTM Prevathon, Virtako,Voliam targo). Nhóm này có tác dụng nội hấp.

Nhóm chlopyriphos Ethyl có tác động tiếp xúc thấm sâu hiệu quả phòng trừ tốt nhưng độ độc cao gây bộc phát rầy cuối vụ.

Thời điểm phun thuốc thích hợp nhất:

Phun hiệu quả nhất là vào thời điểm lúa trỗ (sau khi bướm có mật độ cao 7 ngày. Mật độ ổ trứng ≥0,2 ổ/m2).

Mặc dù sâu đục thân 2 chấm gây hại cho lúa từ giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, đòng, trỗ xong. Tuy nhiên trong giai đoạn đẻ nhánh cây lúa có khả năng đền bù. Giai đoạn đòng trỗ cây không có khả năng đền bù. Mặt khác vào giai đoạn này khả năng xâm nhập vào cuống rơm của đòng là dễ nhất và thiệt hại vào thời kỳ này cũng là cao nhất. Khi bướm có mật độ cao sau 7 ngày trứng mới nở trùng với thời kỳ lúa trỗ bông (thời gian lúa trỗ cũng thường 5 – 7 ngày). Nếu mật độ ổ trứng ≥0,2 ổ/m2 phun 1 lần và khi ổ trứng≥1,0 ổ/m2 phải phun kép. Lần 2 cách lần trước từ 5-7 ngày.

Việc phun thuốc trừ sâu đục thân phải chọn thời điểm đúng mới đem lại hiệu quả cao. 

Nguồn: camnangcaytrong.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết