Phương pháp chăm sóc cây sầu riêng mùa mưa bão hiệu quả

4 phút, 29 giây để đọc.

Do ảnh hưởng của những cơn bão và áp thấp nhiệt đới, lượng mưa trên các địa bàn bị ảnh hưởng trong thời gian rất lớn. Mưa to, gió lớn đã ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng quan trọng trên các địa bàn tỉnh, nhất là sầu riêng. Để khắc phục tình trạng ngập úng sau bão và giảm thiểu rủi ro trên cây sầu riêng, nhà vườn cần thực hiện ngay các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm cho cây sầu riêng vẫn phát triển tốt.

Giới thiệu về sầu riêng

Sầu riêng là một loại trái cây rất đặc biệt về mùi thơm và vị khi ăn rất ngon. Chính vì sự đặc biệt đó mà sầu riêng được mọi người đặt cho biệt danh là “ông vua của loài trái cây”. Việc trồng sầu riêng cũng đem lại nguồn kinh tế ổn định cho bạn và gia đình.

Cây sầu riêng có thể cao tới 40 mét. Lá luôn xanh, đối xứng hình êlip đến hình thuôn dài từ 10–18 cm. Hoa nở từng chùm từ 3-30 trên cành lớn và thân, mỗi hoa có đài hoa và 5 (ít khi 4 hay 6) cánh hoa.

Sầu riêng có thân cây lớn, quả có mùi độc đáo và vỏ có nhiều gai. Quả có dạng hình bầu dục đến tròn, với chiều dài 30 xentimét (12 in) và đường kính 15 xentimét (6 in), và trọng lượng từ 1 đến 2 kg. Cơm của quả thường có màu vàng nhạt.

Trái sầu riêng chín sau 3 tháng sau khi thụ phấn. Trái có thể dài tới 40 cm và đường kính 30 cm, nặng từ 1 đến 7 kg. Trái có thể mọc trên thân cây cành. Sầu riêng có thể có trái sau khi trồng 4 tới 5 năm.

Tỉa cành, tỉa chồi vượt và thoát nước chống úng

tỉa cành sầu riêng

Sau khi có mưa to và gió lớn thì cây bị lung lay, cành sầu riêng bị gãy nhiều, quả sầu riêng sẽ bị rụng vì thế bà con cần đắp đất, buộc lại những cây bị nghiêng tránh lay động gốc ảnh hưởng đến rễ khi bị ngập; thu nhặt những quả bị rụng đem ra khỏi vườn, đồng thời cắt tỉa những cành bị gãy do gió và cắt tỉa các cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng, riêng cây mới trồng thì cần khơi lại những cây bị bùn bồi, lấp.

Cây sầu riêng rất mẫn cảm với nước; dễ bị chết và thường không thể chống chịu trong điều kiện ngập nước; vì vậy sau khi nước rút, cần tiến hành xới nhẹ nhằm phá váng ở lớp đất mặt, giúp đất thông thoáng. Cần đào mương để nước rút nhanh ra khỏi vườn cây, khơi thông rãnh thoát nước, vun cao xung quang tán không để ngập, úng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, sự phát triển của quả.

Cung cấp dinh dưỡng

Cung cấp dinh dưỡng

Do mưa lớn kéo dài, lượng nước bề mặt và dưới bề mặt trong vườn ở tình trạng thừa đối với cây sầu riêng; nên bộ rễ cây sẽ có nguy cơ bị úng gây nên hiện tượng vàng lá, nghẹt rễ và chết. Vì vậy, nông dân cần kịp thời giải quyết được mối nguy này bằng cách:

  • Dùng lân nung chảy (từ 500-600 gram/gốc cây con và từ 1.000 -2.000 gram/cây sầu riêng ở giai đoạn kinh doanh);
  • Hoặc các loại phân bón chuyên dùng siêu ra rễ (theo liều lượng khuyến cáo); tưới cách gốc cây 10 – 15 cm nhằm kích thích bộ rễ phát triển, hồi phục lại tốt hơn. Đồng thời sử dụng các loại phân bón lá phun lên thân lá để cây tăng sức đề kháng, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Bón phân cho cây sầu riêng con

Bón phân cân đối là biện pháp chủ động phòng trừ sâu bệnh. Bón phân cân đối đặc biệt là kali; không nên bón đạm làm cây ra nhiều chồi non. Hạn chế bón phân hữu cơ, đặc biệt phân hữu cơ chưa hoai vì sẽ làm vi sinh vật hoạt động mạnh; tiêu hao nhiều oxy của cây trồng khi bị ngập úng.

Phòng trừ bệnh hại

Mưa lớn kéo dài là điều kiện thuận lợi để nấm và vi khuẩn gây bệnh tấn công cây qua các vết xay xát; riêng cây sầu riêng còn nhỏ sẽ bị bùn lấp và gió lay sẽ bị lở cổ rễ. Vì vậy, sau khi mưa dứt, tranh thủ lúc thời tiết khô ráo, thân lá cây không còn đọng nước nên phun thuốc phòng bệnh cho cây sầu riêng; đặc biệt chú ý 2 loại nấm bệnh gây hại nặng là nấm Phytophthora palmivoraFusarium oxysporum.

Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Validacin; Topsin; Nativo; Aliette; Mancozeb; Ridomil Gold 68WG; Agri – Fos 400… phun lên thân lá và vùng rễ cây sầu riêng. Nên sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma tưới gốc theo liều lượng khuyến cáo; từ 1 – 2 lần cách nhau 5 ngày; nhằm giảm thiểu lượng cây bị chết rũ do bộ rễ bị thối hỏng; đồng thời kích thích rễ phát triển nhanh hơn; cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu bệnh phấn trắng xuất hiện phổ biến trên bầu bí

Bệnh phấn trắng xuất hiện trên bầu bí có tên khoa học là Erysiphe cichoracearum De Candolle. Bệnh phấn trắng …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh ghẻ trên cây có múi một cách tổng hợp

Bệnh ghẻ trên cây có múi có tên khoa học là Elsinoe fawcetti Bilet Jenk. Theo nghiên cứu bệnh phổ …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu về cây hoa hồng xuất hiện bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen là bệnh xảy ra phổ biến trên thực vật và đặc biệt là đối với cây hoa …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh thán thư phổ biến trên cây xoài và biện pháp phòng trừ

Bệnh thán thư trên xoài là một trong những bệnh quan trọng và gây hại phổ biến trên cây xoài …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa và biện pháp phòng trừ

Bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa do nấm có tên khoa học là Microdochium oryzae Samuels gây ra …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh do tuyến trùng gây khô đầu lá lúa

Bệnh khô đầu lá lúa do tuyến trùng có tên khoa học là Aphelenchoides beseyi Christie gây ra được phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết
Tôm sú

Những bệnh thường gặp ở tôm sú và cách cải thiện

Nỗi sợ hãi về dịch bệnh và thực tế khắc nghiệt của sinh học tôm đã dẫn đến sự gia …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Các phương pháp chăm sóc lợn nái mẹ sau khi sinh

Lợn nái mẹ sau khi sinh thường mất rất nhiều sức; vì vậy chúng ta cần chú ý các đặc …
Xem Chi Tiết

Các phương pháp hữu ích tái đàn trong việc chăn nuôi lợn

Trong việc chăn nuôi lợn; để duy trì nòi giống cũng như tăng gia sản xuất cho mùa sau thì …
Xem Chi Tiết

Một số phương pháp trong quá trình chăn nuôi trâu đẻ

Chăn nuôi trâu là mô hình không còn xa lạ gì với bà con nông dân. Tuy chăn nuôi trâu …
Xem Chi Tiết

Các phương pháp lưu ý khi sử dụng ure trong chăn nuôi bò

Trong chăn nuôi bò thì các khẩu phần ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quá trình …
Xem Chi Tiết

Các phương pháp chăn nuôi cần phải chú ý trong việc chăn nuôi heo nái

Nuôi heo hay còn gọi là nuôi lợn nái đã không còn xa lạ gì đối với bà con nông …
Xem Chi Tiết

Một số phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng nai

Nai là loài gia súc hiện nay được nhiều người chọn làm mô hình chăn nuôi. Bởi con nai có …
Xem Chi Tiết