Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả
9 phút, 5 giây để đọc.

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng bắp của nước ta. Sâu non tuổi nhỏ đục nõn ngô, khi lá nở ra tạo thành một hàng lỗ thủng trên phiến lá. Sâu lớn tuổi đục vào thân cây, lỗ sâu đục có phân như mùn cưa đùn ra ngoài. Thân cây bị đục rỗng, rất dễ gãy gục. Khi cây có bắp, sâu đục vào trong bắp, ăn hạt và lõi ngô.

Phân loại sâu đục thân ngô. Tên khoa học: Ostrinia nubilalis (tên gọi khác là Ostrinia furnacalis). Họ Ngài Sáng (Pyralidae). Bộ Cánh Vảy (Lepidoptera).

Sâu đục thân ngô là loài sâu phổ biến trên khắp các ruộng ngô ở nước ta. Với các đặc điểm phá hại của chúng thì đây là một loài gây hại nghiêm trọng đến năng suất các ruộng ngô. Sâu đục thân ngô là loài sâu gây hại quanh năm. Nhưng mùa gây hại nặng nhất chủ yếu là vụ hè thu. Bởi thời tiết mưa nhiều độ ẩm cao và lá bắp phát triển tốt chính là môi trường tuyệt vời cho sâu đục thân hoạt động. Trong điều kiện thuận lợi sâu đục thân ngô có thể gây hại ruộng ngô lên đến 80-90%. Với mức gây hại này thì ruộng ngô đã mất năng suất nghiêm trọng.

Để giải đáp thắc mắc về cách nhận biết cũng như biện pháp phòng trừ chúng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đặc điểm hình thái của sâu đục thân ngô

Sâu đục thân hại ngô gây hại từ giai đoạn cây có 7-9 lá cho tới khi ngô thu hoạch. Thời điểm gây hại nặng nhất là vào giai đoạn ngô trổ cờ cho đến khi hình thành bắp.

Sâu đục thân ngô thuộc kiểu biến thái hoàn toàn. Trải qua 4 giai đoạn. Trưởng thành, trứng, sâu, nhộng.

Trưởng thành

Trưởng thành của sâu đục thân ngô là một loài bướm màu vàng nhạt. Đặc điểm của chúng là ban ngày mấp ở trong các bẹ lá đọt cây ngô; hay là các bờ cỏ dại gần ruộng ngô. Buổi tối chính là thời gian hoạt động của chúng.

Con trưởng thành đực dài từ 12-15mm. Sải cánh rộng 22-30mm. Cánh trước có màu vàng tươi đến vàng nhạt

Con trưởng thành cái có chiều dài thân từ 13 – 17mm. Sải cánh rộng 25 – 30mm. Cánh trước có màu vàng nhạt hơn so với con trưởng thành đực. Thời gian sống khoảng 10 ngày. Con cái đẻ trứng thành từng ổ. Ổ trứng thường được đẻ ở mặt dưới lá, nhưng đôi khi vẫn thấy ở mặt trên và được gắn chặt vào mặt lá. Một con cái trưởng thành có thể đẻ được từ 20 – 200 trứng.  

Trứng

Trứng được đẻ thành ổ xếp chồng lên nhau như vảy cá. Trứng có hình bầu dục dẹp, khi mới đẻ có màu trắng sữa, mặt trên trơn bóng. Vài ngày sau trứng có một chấm đen trông rõ dần lên. Thời gian ủ trứng từ 4 – 7 ngày.

Sâu non

Sâu non mới nở có màu hồng, đầu đen. Càng lớn sâu đổi dần thành màu trắng sữa. Mỗi đốt bụng có sáu đốm đen tròn. Giữa đốm có một sợi lông mọc dài ra. Sâu lớn đủ sức dài từ 15 – 22mm, màu nâu vàng. Có những sọc nâu mờ chạy dọc trên lưng từ đầu đến cuối thân. Ấu trùng có 6 tuổi, phát triển từ 18 – 41 ngày.

Sâu non chính là giai đoạn gây hại chính của sâu đục thân ngô. Khi còn nhỏ sâu cắn nõn lá non hay cuống hoa đực. Khi lá mở ra sẽ thấy trên lá có những lỗ thủng thẳng hàng nhau. Nếu bị hại nặng có thể làm rách lá.

Khi lớn, sâu đục vào trong thân cây hoặc vào bắp và lõi. Làm cho cây suy yếu, còi cọc (nếu như gặp mưa to có thể gẫy ngang).

Nhộng

Nhộng có màu nâu nhạt, dài khoảng 15 – 19mm. Giai đoạn nhộng phát triển từ 5 – 12 ngày. Trung bình từ 7 – 12 ngày.

Đặc điểm sinh thái gây hại của sâu đục thân ngô

Giai đoạn sâu non gây hại chính

Sâu đục vào thân ngô ăn hết phần thịt mềm trong thân cây. Sau đó thải phân ra ngoài qua các vết đục vào thân. Thân ngô rỗng làm cho quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng khoáng và nước bị ngưng trệ làm cây suy yếu, còi cọc, dễ gãy. Cây thường bị gãy ngay trên hoặc dưới bắp. Nếu cây bị gẫy ở dưới bắp thì cây đó coi như mất hết không có năng suất. Còn nếu gãy trên bắp thì sẽ làm bắp kém phát triển. Thì tỷ lệ hạt lép nhiều, giảm năng suất và chất lượng hạt. Khi bắp mới hình thành chúng cắn râu làm quá trình thụ phấn bị ảnh hưởng. Việc chui vào bắp cắn phá khiến bắp bị cong queo, hạt không chắc, nham nhở.

Con trưởng thành (bướm)

Rất thích ánh sáng đèn. Và hoạt động nhiều từ lúc chiều tối đến sáng. Từ 2 – 3 ngày sau khi vũ hóa bướm bắt đầu đẻ trứng.

Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả
Bướm trưởng thành

Con trưởng thành cái (bướm) thường tập chung đẻ trứng ở những ruộng ngô xanh tốt đang ở giai đoạn sinh trưởng thích hợp như cây có 7 – 9 lá. Nhưng thích nhất là ở những ruộng ngô (bắp) sắp trỗ cờ.

Sau khi trứng nở, sâu ăn hết vỏ trứng và chất keo phủ ổ trứng. Sau đó bò xung quanh ổ trứng một thời gian ngắn, rồi mới nhả tơ phân tán nhờ gió đưa từ lá này sang lá khác từ cây này sang cây khác. Sâu tuổi nhỏ thường thích các lá chưa mở, bẹ lá non hay vỏ bắp. Vì ở tuổi 1 và 2 sâu chưa có khả năng đục vào thân.

Tùy giai đoạn sinh trưởng của cây ngô (bắp) mà sâu có tập quán gây hại khác nhau

Nếu cây ngô còn non, chưa có lóng: Sâu ăn các lá đang còn cuốn.

Nếu cây ngô đã có lóng: Từ tuổi 2 – 3 sâu chui vào nách lá và ăn ở mặt trong của lá. Sau đó đục vào thân ngô ở vị trí trên của mắt đốt. Sau đó ăn dần hết phần thịt ngô.

Ngoài thân ngô, sâu còn tấn công lên phía trên cờ ngô. Lúc còn ở bên trong thân hay đã trổ. Sâu non ăn hoa đực, nhất là hạt phấn còn non. Sâu còn tấn công vào bắp nhưng chỉ ăn vỏ hoặc lõi của bắp.

Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả
Sâu non đục trong thân

Lưu ý: Do sâu không đủ sức để đục qua mắt. Nên phải chui ra ngoài mỗi khi muốn sang đốt, lóng khác. Trên 1 cây sẽ có nhiều sâu sinh sống. Sâu gây hại nhiều nhất ở các tuổi 3,4, 5 và 6. Thiệt hại do sâu đục thân gây ra nặng nhất là giai đoạn bắp đã trổ cờ. Làm gãy cây hay gãy cờ. Thiệt hại có khi đến 50%.

Sâu làm nhộng bên trong đường đục vào. Đầu nhộng quay xuống dưới gần lỗ đục và có tơ bịt kín miệng lỗ đục lại. Đôi khi sâu bò ra ngoài và làm nhộng giữa bẹ và thân ngô, nhất là lúc mưa nhiều.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mật độ sâu

Điều kiện thời tiết:

Nhiệt độ thích hợp cho sâu sinh trưởng và phát triển là từ 15 – 32ºC.

Ẩm độ: Sâu sinh trưởng và phát triển ở điều kiện ẩm độ cao, vì ẩm độ ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ nở của trứng và sâu. Ẩm độ thích hợp từ 95 – 100%.

Nguồn thức ăn:

Sâu tuổi 1 và 2 thích ăn những phần non, mềm, nhiều nước như hoa đực lúc chưa nở, phần lá bên trong nõn hay râu bắp non.

Sâu từ tuổi 3 trở đi: thích những bộ phận ít nước nhưng nhiều đường như lóng thân cây ngô lúc trỗ cờ, lõi bắp và hạt bắp non.

Thiên địch: Trong tự nhiên sâu thường bị một số loài ong và ruồi ký sinh làm giảm mật độ rất nhiều.

Biện pháp phòng và trừ bệnh sâu đục thân ngô

Để hạn chế mức độ gây hại của sâu, bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:

Biện pháp luân canh

Không nên trồng nhiều vụ ngô liên tục trong 1 năm. Hoặc liên tục từ năm này sang năm khác. Không trồng ngô cùng với các cây cũng là ký chủ của sâu như: kê, cao lương, dây,…..trên cùng một khu vực. Vì sẽ luôn duy trì nguồn thức ăn cho sâu. Nếu có điều kiện. Sau khi trồng một vài vụ ngô nên luân canh với các loại cây trồng không phải là ký chủ của loài sâu này. Nhằm để cắt đứt nguồn thức ăn liên tục của sâu trên đồng ruộng.

Sau khi thu hoạch bắp xong nên cắt thân cây sát gốc, chôn vùi hay làm thức ăn cho gia súc. Để nhanh chóng tiêu diệt sâu non, nhộng nằm bên trong thân. Nhằm tiêu diệt mầm mống gây bệnh được hiệu quả.

Biện pháp thăm đồng, chọn giống

Dựa vào tình hình thực tế, ở những khu vực thường xuyên bị sâu hại nặng. Nên lựa chọn những giống có khả năng chống chịu tốt. Có khả năng kháng hoặc ít bị nhiễm sâu đục thân.

Thường xuyên thăm đồng ruộng. Nếu phát hiện sớm những ổ sâu non (ít) thì nên tiến hành ngắt và tiêu hủy. Sau đó tiến hành phun thuốc phòng và trừ kịp thời sâu non mới nở kịp thời khi chúng mới chỉ cắn phá trên lá chưa kịp đục vào thân cây.

Biện pháp vật lý

Khi sâu đục thân ngô ở giai đoạn trưởng thành. Chúng rất ưa ánh sáng. Chính vì thế chúng ta có thể sử dụng bẫy đèn vào ban đêm. Tiêu diệt con trưởng thành sẽ giảm được tỷ lệ đẻ trứng của chúng.

Biện pháp hoá học

Có thể phun Nuvacron 0,1 – 0,15%; Diaphos 50EC; Pyrinex 20EC; Vibasu 40ND; Saivina 430SC; Cyper 25EC,…..Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu dạng hạt bón theo hàng, hốc cây ngô như: Diaphos 10G; Vicarp 4H; Padan 4G; Vibasu 10H,….

Lưu ý: Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc phải phun trước khi ngô trỗ cờ ít nhất 10 ngày (trong trường hợp để giống).

Nguồn: phanbonsongma.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu bệnh phấn trắng xuất hiện phổ biến trên bầu bí

Bệnh phấn trắng xuất hiện trên bầu bí có tên khoa học là Erysiphe cichoracearum De Candolle. Bệnh phấn trắng …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh ghẻ trên cây có múi một cách tổng hợp

Bệnh ghẻ trên cây có múi có tên khoa học là Elsinoe fawcetti Bilet Jenk. Theo nghiên cứu bệnh phổ …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu về cây hoa hồng xuất hiện bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen là bệnh xảy ra phổ biến trên thực vật và đặc biệt là đối với cây hoa …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh thán thư phổ biến trên cây xoài và biện pháp phòng trừ

Bệnh thán thư trên xoài là một trong những bệnh quan trọng và gây hại phổ biến trên cây xoài …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa và biện pháp phòng trừ

Bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa do nấm có tên khoa học là Microdochium oryzae Samuels gây ra …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh do tuyến trùng gây khô đầu lá lúa

Bệnh khô đầu lá lúa do tuyến trùng có tên khoa học là Aphelenchoides beseyi Christie gây ra được phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết
Tôm sú

Những bệnh thường gặp ở tôm sú và cách cải thiện

Nỗi sợ hãi về dịch bệnh và thực tế khắc nghiệt của sinh học tôm đã dẫn đến sự gia …
Xem Chi Tiết
cá chép

Phòng và trị bệnh thường gặp ở cá chép

Đã có lịch sử lâu dài về việc bùng phát dịch bệnh và thiệt hại kinh tế ở các loài …
Xem Chi Tiết
Cá nheo

Cá nheo có hiện tượng xuất huyết gốc vây, cách phòng trị

Các thiệt hại kinh tế do các bệnh truyền nhiễm gây ra rất khó xác định vì việc ghi chép …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Phương pháp chăn nuôi heo bằng thức ăn cám thảo dược

Nuôi heo là một hình thức chăn nuôi phổ biến tại Việt Nam. Hiện nay nuôi heo không chỉ với …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi trâu làm giàu thành công

Việt Nam là một nước mạnh về nông nghiệp; vì vậy những thực phẩm về nông nghiệp cũng rất phong …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi hiệu quả dành cho heo đen

Thịt heo là loại thịt rất phổ biến trên thị trường Việt Nam. Nếu nói về chất lượng thịt heo …
Xem Chi Tiết

Những phương pháp hiệu quả chăn nuôi dê sữa con

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sữa; các trang trại chăn nuôi đều muốn cho ra …
Xem Chi Tiết

Phương pháp giải tỏa thân nhiệt cho trâu bò mùa nóng

Trâu, bò là 2 loại gia súc được rất nhiều nông hộ làm mô hình chăn nuôi để làm giàu …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi dê từ 1-3 tháng tuổi

Trên thị trường Việt Nam, đặc biệt phải nói đến thị trường thực phẩm đang có xu hướng phát triển …
Xem Chi Tiết