Hành tây là từ trước giờ được mệnh danh là “nữ hoàng của những loại rau” bởi những công dụng tuyệt diệu của nó. Không những hành tây có giá trị dinh dưỡng cao mà bên cạnh đấy còn có tác dụng chữa bệnh cực kì hiệu quả. Những công dụng tuyệt vời như thế nên hành tây được trồng khá phổ biến. Tuy nhiên hành tây lại gặp khá nhiều loại bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Tiêu biểu là bệnh thán thư hành tây do một loại nấm có tên khoa học là Colletorichum circinans (Berk.)Voglino gây ra. Đây là một bệnh hại nguy hiểm, gây hại nghiêm trọng lá, thân và củ non làm giảm năng suất 20-45%.
Bệnh thán thư Colletorichum phân bố rộng khắp trên thế giới. Đặc biệt là những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới bệnh phát triển mạnh; ở vùng ôn đới thì ít hơn. Bệnh xuất hiện trên rất nhiều quốc gia và trong đấy có cả Việt Nam. Bệnh chủ yếu được phân bố vào mà mưa, độ ẩm cao và cây ít được chăm sóc, vệ sinh kém.
Mục lục
Triệu chứng bệnh thán thư trên hành tây
Bệnh có thể gây hại trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây nhưng hại mạnh nhất vào giai đoạn phát triển củ cho đến khi thu hoạch và bảo quản. Nấm bệnh thán thư có thể tấn công vào các bộ phận của cây. Triệu chứng bệnh biến động phụ thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ môi trường.
Trên lá vết bệnh ban đầu có hình bầu dục, kích thước trùn bình 4 – 5 x 2 – 3 mm, có màu sáng trắng, xung quanh có viền màu vàng nhạt. Vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện ở phần giữa lá, ít gặp ở ngọn lá. Sau đó vết bệnh lan rộng kéo dài theo chiều dài của lá.
Trên củ và thân vết bệnh có kích thước lớn hơn vết bệnh trên lá. Vết bệnh có màu xám trắng loang rộng chiếm một nửa, thậm chí lớn hơn. Trên vết bệnh cuất hiện rất nhiều chấm đen nhỏ xếp thành vòng đồng tâm mở rộng đó là các đĩa cành của nấm gây bệnh.
Bệnh phát triển mạnh lá khô xác, củ dễ bị thỗi và kích thước nhỏ hơn bình thường.
Nguyên nhân gây bệnh thán thư trên hành tây
Bệnh thán thư trên cây hành do nấm Colletorichum circinans (Berk.) Voglino thuộc họ Melanconiaceae, bộ Melanconiales, lớp Nấm Bất toàn. Giai đoạn hữu tính chưa được phát hiện. Sợi nấm đa bào, phân nhánh có màu sắc và kích thước thay đổi, khi còn non sợi nấm không màu, khi già có màu sẫm. Đĩa cành nằm chìm dưới lớp biểu bì của lá, mô củ khi thuần thục phá vỡ mô và lộ ra bên ngoài.
Bào tử phân sinh đơn bào, hình bầu dục nhỏ, không màu, hai đầu có hai giọt dầu, kích thước 14 – 30 x 3 – 6 µm. Cành bào tử phân sinh hình trụ ngắn, đơn bào và cành bào tử phân sinh xếp hình xít nhau. Lông cứng có từ 0 – 3 ngăn ngang dài 80 – 315 µm.
Phổ ký chủ của nấm là cây hành tây, tỏi ta, tỏi tàu, hành lá.
Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh thán thư trên hành tây
Bệnh thán thư hành tây thường gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết nắng ẩm. Trong kho bảo quản khi nhiệt độ trêm 20ºC, ẩm độ cao bệnh phát triển và lây lan nhanh.
Trên đồng ruộng bệnh xuất hiện và gây hại ở vụ hành sớm hoăc chính vụ, đặc biệt những năm có mùa đông ấm hơn, nhiệt độ 25 – 28ºC và trên những chân ruộng bón quá hiều đạm ure không cân đối với phân lân và kali.
Ngoài ra bệnh thánh thư hành tây còn dễ xuất hiện ở những cây hành đã bị bệnh xoăn vàng (OYDV), nếu cả hai bệnh cùng xuất hiện trên một cây thì bệnh rất dễ lây lan và giảm năng suất nghiêm trọng.
Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 20ºC bệnh không phát triển.
Nấm thán thư tồn tại ở củ hành trên giàn giao bảo quản và trong tàn dư cây bệnh nằm trong đất. Giống hành Nhật nhiễm bệnh nặng.
Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên hành tây
Luân canh với các cây trồng khác họ trong khoảng 2 – 3 năm ở những ruộng bị bệnh nặng.
Chọn cây giống khỏe, trồng đúng mật độ 25 x 10 cm cho vụ sớm. Bón lót 1 tấn phân chuồng, 8 – 10 kg ure; 25 – 30 kg supe phosphat và 4 – 5 kg kali trên một sào Băc bộ. Ngoài ra có thể bón thêm 50 kg tro bếp và vôi bột để hạn chế các bệnh khác.
Khi bệnh mới phát sinh trên đồng ruộng cần ngừng ngay việc bón thêm đạm urê; không tưới nước. Nên dùng vỏ trấu xay, rắc trên mặt luống với lượng 5- 10kg/sào, tỉa bỏ đem tiêu huỷ những lá bị bệnh, lá gốc, lá già và phun thuốc Bavistin 50FL; Benlate 50WP; TopSin M 70 WP; Score 250ND… kịp thời khi bệnh mới xuất hiện.
Nguồn: camnangcaytrong.com