Tìm hiểu bệnh rỉ sắt xảy ra phổ biến trên cây hoa hồng và biện pháp phòng trừ

4 phút, 9 giây để đọc.

Trên lá cây hồng xuất hiện những hiện tượng chấm vàng, có khi nổi gồ lên trên mặt lá rất dễ phát hiện. Bạn đang băn khoăn không biết rõ đó là loại nấm gì gây ra cho cây. Và chưa biết cách xử lý như thế nào để cứu cây khỏi tình trạng đó. Thì đấy chính là bệnh rỉ sắt xuất hiện trên hoa hồng do nấm có tên khoa học là Uromyces appendiculatus gây ra. Cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh gỉ sắt trên hoa hồng

Nguyên nhân gây bệnh rỉ sắt hại cây hoa hồng

Nguyên nhân gây bệnh rỉ sắt hại cây hoa hồng

Bệnh rỉ sắt gây hại trên cây hoa hồng là do nấm Phragmidium tuberculatum và một số loài khác liên quan Phragmidium tuberculatum gây ra.

Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh rỉ sắt hại cây hoa hồng

Bệnh phát triển mạnh khi có độ ẩm cao và nhiệt độ thấp. Nấm có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 5ºC, nhưng tối thích là 18 – 25ºC.

Bệnh rỉ sắt có thể xuất hiện ở hầu hết các tháng trong năm. Nhưng bệnh gây hại mạnh nhất khi cây hoa hồng phát triển các mầm, chồi non, giai đoạn cây ra hoa. Ở giai đoạn cây phát triển cành non mức gây hại cao nhất. Bệnh hại nặng nhất vào thời điểm mùa xuân và tháng 8 đến tháng 12 âm lịch hàng năm do điều kiện ẩm độ không khí cao, nhiệt độ thấp thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của bệnh.

Triệu chứng bệnh rỉ sắt hại cây hoa hồng

Bệnh rỉ sắt hầu như xuất hiện ở khắp các bộ phận của cây từ lá, thân, nụ, hoa. Phát triển mạnh nhất trên lá cây hoa hồng.

Ban đầu vết bệnh xuất hiện các chấm vàng, có viền mất màu, sau đó nổi gồ lên màu đen. Những cục u này có đường kính khoảng 0,5 – 1,5 mm, sau đó vỡ tung ra giải phóng những bụi phấn có màu giống như màu của rỉ sắt.

Vết bệnh trên lá: Các mô lá màu xanh dần chuyển sang màu vàng sáng, xuất hiện các mụn nhỏ lấm tấm màu cam ở phần mặt dưới lá. Sau một thời gian khi các mụn màu cam lan rộng khắp lá và chuyển dần thành màu đen thì gây ra rụng lá.

Bệnh rỉ sắt trên cành non cây hoa hồng

Bệnh rỉ sắt trên cành non cây hoa hồng

Vết bệnh trên thân: Gây hại đầu tiên trên thân non xanh gây biến dạng, có mụn mủ màu cam sáng xuất hiện. Dần phủ kín thân và gây héo, chết phần thân.

Vết bệnh trên nụ và hoa: Thường gây hại khi nụ hoa bắt đầu hình thành, non. Gây biến dạng nụ và hoa không nở được.

Bệnh rỉ sắt gây hại trên nụ, hoa cây hoa hồng

Bệnh rỉ sắt gây hại trên nụ, hoa cây hoa hồng

Cây hoa hồng bị bệnh rỉ sắt nặng sẽ làm cho lá bị cháy khô và rụng sớm, cây trở nên còi cọc, sinh trưởng và phát triển kém, ít hoa hoặc hoa nhỏ, không đẹp.

Biện pháp phòng trừ bệnh rỉ sắt hại trên cây hoa hồng

Biện pháp phòng trừ bệnh rỉ sắt hại trên cây hoa hồng

Biện pháp canh tác

Dọn sạch cỏ quanh gốc, phát quang bụi dậm xung quanh để cây có thể đón ánh nắng nhiều nhất.

Mật độ trồng cây phải phù hợp, không quá dày để vườn hoa luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong vườn.

Tưới đủ nước tránh để nước đọng lại ở các rãnh hay trên mặt lá.

Cắt tỉa cành, lá

Cắt tỉa cành, lá, tạo độ thông thoáng, hạn chế sự phát triển của bệnh. Nấm Phragmidium tuberculatum là tác nhân gây hại có tính cơ hội. Do đó, việc tránh làm tổn thương cho cây có tầm quan trọng đặc biệt.

Bón thêm phân lân, kali và những phân hỗn hợp có chứa Ca, Mg, … tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.

Cắt tỉa, thu dọn các lá, cành bị bệnh đi thiêu hủy.

Sử dụng giống chống chịu với bệnh và cây con sạch bệnh.

Biện pháp hóa học

Khi cây hoa hồng bị bệnh rỉ sắt có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị bệnh rỉ sắt như Anvil 5 SC, Antracol 70 WP, Tilt Super 300 EC,…

Lưu ý khi phun thuốc trị bệnh rỉ sắt hại cây hoa hồng: Trước khi phun thuốc cần cắt tỉa thu dọn sạch các lá già, cành nhiễm bệnh nặng, … Ngừng bón phân cho cây trong suốt quá trình điều trị bệnh rỉ sắt cho cây. Khi pha thuốc chỉ sử dụng thuốc để pha; không phối trộn bất kỳ loại thuốc hóa học nào khác; đặc biệt không được phối trộn phân bón lá sẽ gây mất hiệu lực của thuốc trị bệnh rỉ sắt. Kỹ thuật pha thuốc và nồng độ pha tuân thủ đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun đẫm dung dịch thuốc lên toàn bộ cây từ trên xuống dưới, trong ra ngoài, đẫm 2 mặt lá, thân và dưới gốc cây.

Nguồn: camnangcaytrong.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu bệnh phấn trắng xuất hiện phổ biến trên bầu bí

Bệnh phấn trắng xuất hiện trên bầu bí có tên khoa học là Erysiphe cichoracearum De Candolle. Bệnh phấn trắng …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh ghẻ trên cây có múi một cách tổng hợp

Bệnh ghẻ trên cây có múi có tên khoa học là Elsinoe fawcetti Bilet Jenk. Theo nghiên cứu bệnh phổ …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu về cây hoa hồng xuất hiện bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen là bệnh xảy ra phổ biến trên thực vật và đặc biệt là đối với cây hoa …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh thán thư phổ biến trên cây xoài và biện pháp phòng trừ

Bệnh thán thư trên xoài là một trong những bệnh quan trọng và gây hại phổ biến trên cây xoài …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa và biện pháp phòng trừ

Bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa do nấm có tên khoa học là Microdochium oryzae Samuels gây ra …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh do tuyến trùng gây khô đầu lá lúa

Bệnh khô đầu lá lúa do tuyến trùng có tên khoa học là Aphelenchoides beseyi Christie gây ra được phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết
Tôm sú

Những bệnh thường gặp ở tôm sú và cách cải thiện

Nỗi sợ hãi về dịch bệnh và thực tế khắc nghiệt của sinh học tôm đã dẫn đến sự gia …
Xem Chi Tiết
cá chép

Phòng và trị bệnh thường gặp ở cá chép

Đã có lịch sử lâu dài về việc bùng phát dịch bệnh và thiệt hại kinh tế ở các loài …
Xem Chi Tiết
Cá nheo

Cá nheo có hiện tượng xuất huyết gốc vây, cách phòng trị

Các thiệt hại kinh tế do các bệnh truyền nhiễm gây ra rất khó xác định vì việc ghi chép …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Phương pháp chăn nuôi heo bằng thức ăn cám thảo dược

Nuôi heo là một hình thức chăn nuôi phổ biến tại Việt Nam. Hiện nay nuôi heo không chỉ với …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi trâu làm giàu thành công

Việt Nam là một nước mạnh về nông nghiệp; vì vậy những thực phẩm về nông nghiệp cũng rất phong …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi hiệu quả dành cho heo đen

Thịt heo là loại thịt rất phổ biến trên thị trường Việt Nam. Nếu nói về chất lượng thịt heo …
Xem Chi Tiết

Những phương pháp hiệu quả chăn nuôi dê sữa con

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sữa; các trang trại chăn nuôi đều muốn cho ra …
Xem Chi Tiết

Phương pháp giải tỏa thân nhiệt cho trâu bò mùa nóng

Trâu, bò là 2 loại gia súc được rất nhiều nông hộ làm mô hình chăn nuôi để làm giàu …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi dê từ 1-3 tháng tuổi

Trên thị trường Việt Nam, đặc biệt phải nói đến thị trường thực phẩm đang có xu hướng phát triển …
Xem Chi Tiết