Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

5 phút, 11 giây để đọc.

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao. Bài viết sau đây chia sẻ phương pháp nuôi chim cút chuẩn xác để bà con tham khảo.

Chuẩn bị

Lồng úm

Quy cách 1,5 x 1,0 x 0,5, cách mặt đất 0,5m. Xung quanh làm bằng lưới ô vuông 1cm. Những ngày đầu mới úm, đáy lồng và xung quanh phải lót giấy, che kín, yên tĩnh và không bị lọt chân.

Đáy lồng và xung quanh phải lót giấy, che kín, yên tĩnh và không bị lọt chân
Đáy lồng và xung quanh phải lót giấy, che kín, yên tĩnh và không bị lọt chân

Chuồng nuôi

Có thể nuôi lồng hay quây nuôi nền.

Quy cách lồng 1.0 x 0,5 x 0,2m, nuôi được 20 – 25 cút mái. Nóc lồng làm bằng vật liệu mềm vì cút hay nhảy dựng đứng làm bể đầu. Đáy lồng dốc 2 -30 để trứng lăn ra, làm bằng lưới ô vuông 1 – 1,5cm, để cút đi đứng thoải mái và phân lọt xuống vỉ hứng phân. Khi nuôi nhiều thì chồng các lồng lên nhau, cách nhau 1,0 – 1,2cm để đặt vỉ hứng phân.

Quy cách quây nuôi nền, dường kính 1 – 1,5m, cao 0,4m, trên có bóng đèn và chụp sưởi, nuôi được 200 – 250 cút 1 tuần, 150 – 200 cút 2 tuần, 100 – 150 cút 3 tuần,…

Máng ăn, máng uống

Có thể làm bằng nhôm hay nhựa treo xung quanh chuồng, quy cách dài 0,5 hoặc 1,0m, rộng 6 – 7cm. cao 5 – 7cm. Máng úm có thể làm nhỏ và thấp hơn đặt trong chuồng.

Thức ăn

Mỗi ngày cút ăn 20 – 25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ một quả trứng nặng 10 – 11gr (bằng 10 % cơ thể), cho nên thức ăn của cút phải bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là đạm, khoáng và sinh tố,… Công thức hỗn hợp thức ăn cho cút (tính trong 10kg):

TT Nguyên liệu

thức ăn

Cút con

26-28% đạm

Cút thịt

22- 24% đạm

Cút đẻ

24- 26% đạm

1 Bắp 2,0 4,0 2,5
2 Tấm 2,0 1,0 1,0
3 Cám 1,0 0,7 1,0
4 Bột cá lạt 1,5 1,0 1,2
5 Bánh dầu đậu phọng 1,2 2,0 `,2
6 Bột đậu nành rang 1,0 0,5 1,5
7 Bột đậu xanh 1,0 0,5 1,0
8 Bột sò 0,1 0,1 0,3
9 Bột xương 0,1 0,1 0,1
10 Premix khoáng 0,05 0,01 0,05
11 Premix sinh tố 0,05 0,01 0,05
12 ADE gói 10gr 6 gói 4 gói 4 gói
13 Bột cỏ

Nước uống

Mỗi ngày cút uống 50 – 100ml nước, nhưng phải cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho cút uống tự do.

Chăm sóc và nuôi dưỡng

Chăm sóc và nuôi dưỡng cút
Chăm sóc và nuôi dưỡng cút

Cút con 1 – 25 ngày

Cút con nở ra phải úm ngay. Có thể úm lồng hoặc úm nền, nhưng phải sưởi nóng lồng hoặc chuồng trước khi cho cút con vào úm.

Nhiệt độ úm

Tuần thứ nhất 34 – 350c, sau đó giảm dần mỗi tuần 30c, đến tuần thứ tư không phải úm nữa.

Thoáng khí: ấm áp nhưng phải thoáng khí.

Mật độ úm

Tuần 1: 200 – 250 con/m2, tuần 2: 150 – 200 con/m2. tuần 3: 100 – 1 50 con, tuần 4: 50 – 100 con/m2. 

Thức ăn, nước uống

Giai đoạn úm nên đặt máng ăn, uống trong lồng, chuồng. Thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm (26 – 28%), sinh tố,… cho ăn nhiều trong ngày. Nên bổ sung thêm sinh tố,… vào nước cho cút uống thường xuyên.

Cút thịt 25 – 30 ngày:

Từ ngày chuyển sang chế độ nuôi thịt. Khẩu phần thức ăn vỗ béo, nhiều tinh bột, ít đạm (22 – 24%),… cho ăn, uống tự do cả ngày lẫn đêm.

Mật độ trung bình 50 – 70 con/m2, cút thịt xuất bán 40 – 50 ngày tuổi.

Chọn giống và phối giống

Chọn giống

Chọn mua cút ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ. Cút giống phải khỏe mạnh, không dịch bệnh, dị tật, nhanh nhẹn, háo ăn,… Tỷ lệ đẻ ấp nở, nuôi sống cao, tăng trọng nhanh: Ổn định và đồng đều,… Tránh đồng huyết, dòng bố, dòng mẹ nuôi tách riêng để chọn lọc và ghép đôi giao phối,… Từ ngày 25 chọn lọc những con đủ tiêu chuẩn làm giống nuôi riêng.

Cút trống, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông da bóng mượt, thân hình gọn, nhỏ hơn con cái, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông da bóng mượt, thân hình gọn, nhỏ hơn con cái: đầu nhỏ mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông ngực vàng, 25 ngày tuổi nặng 70 – 90gr.

Cút mái, đầu thanh, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, lông ngực có đóm trắng đen, xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại,… Trọng lượng lớn hơn cút trống.

Phối giống

Phải trên 3 tháng mới cho phối giống, phối giống sớm quá sẽ làm cho bầy cút mau tàn.

Chim cút khi bắt đầu đẻ có thể cho ra số lượng trứng khoảng 270 – 300 trứng/năm. Mỗi ngày chim mái sẽ đẻ 1 quả trứng nên cần phải cung cấp đủ dinh dưỡng để chim duy trì tần suất sinh sản. Thức ăn có thể trộn theo công thức 2,5 bắp – 1 lúa – 1 cám – 1 bột cá. Mỗi ngày cút trưởng thành ăn khoảng 25 g thức ăn và uống khoảng 60 ml nước.

Sau khi chọn những cá thể ưu tú để làm giống cho thế hệ tiếp theo thì bà con phải tách những chim cùng dòng ra riêng để tránh bị đồng huyết làm giảm chất lượng thế hệ sau. Đàn cút giống sẽ được nuôi đến 3 tháng tuổi rồi mới bắt đầu ghép cặp phối giống cho chim cút đẻ trứng.

Nguồn:kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu bệnh đốm xám gây hại phổ biến trên cây cà chua và biện pháp phòng trừ

Bệnh đốm xám trên cà chua do nấm Cercospara fuligena Roldan gây ra. Bệnh đốm lá hại cây cà chua …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh ghẻ khoai lang để có biện pháp khắc phục

Bệnh ghẻ trên khoai lang là do nấm Sphaceloma batatas Sawada gây ra. Bệnh thường phát sinh trước và nhiều …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh sẹo đen xuất hiện trên khoai lang và biện pháp khắc phục

Bệnh sẹo đen xuất hiện trên khoai lang do nấm có tên khoa học là Ceratostomella jimbriata gây ra. Bệnh …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh đốm sọc vi khuẩn xuất hiện trên lá lúa

Bệnh đốm sọc vi khuẩn xuất hiện trên lá lúa do vi khuẩn có tên khoa học là Xanthomonas oryzicola …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh khảm lá phổ biến trên cây sắn và biện pháp phòng trừ

Bệnh khảm lá xuất hiện phổ biến trên cây sắn do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh rỉ sắt xảy ra phổ biến trên cây hoa hồng và biện pháp phòng trừ

Trên lá cây hồng xuất hiện những hiện tượng chấm vàng, có khi nổi gồ lên trên mặt lá rất …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cách xử lý đáy ao nuôi tôm hiệu quả

Phương pháp xử lý đáy ao nuôi tôm hiệu quả cần lưu ý

Đối với nghề nuôi thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, thì giai đoạn cải tạo ao để …
Xem Chi Tiết

Kỹ thuật nuôi cá chép sinh sản tự nhiên hiệu quả trong ao

Cá chép là loài thủy sản có thịt thơm ngon và bổ dưỡng rất được thực khách ưa chuộng. Vì …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chống rét cho cá

Một số biện pháp chống rét cho cá khi mùa đông đến

Ở đất nước có cả bốn mùa xuân hạ thu đông như nước ta thì việc chống rét cho cá …
Xem Chi Tiết

Kỹ thuật chăm sóc thủy sản nước ngọt trong giai đoạn giao mùa

Trong nuôi trồng thủy sản, thủy sản nước ngọt vô cùng nhạy cảm tại giai đoạn giao mùa từ những …
Xem Chi Tiết
Một số bienj pháp kỹ thuật để theo dõi sức khỏe thủy sản nuôi

Một số kỹ thuật theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi

Người nuôi thủy sản phải thường xuyên chăm sóc đồng thời theo dõi sức khỏe của chúng để có những …
Xem Chi Tiết
Nuôi dưỡng cá qua đông hiệu quả

Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng cá qua đông hiệu quả

Hiện nay, khí hậu trở nên khắc nghiệt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vì thế, dự báo …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết