Nắm vững phương pháp phòng, trị bệnh để chăn nuôi tôm càng xanh hiệu quả

7 phút, 50 giây để đọc.

Tôm càng xanh là loại hải sản được nhiều người ưa chuộng và là loại tôm có tính thương mại cao. Các đầm nuôi tôm càng xanh cũng mang đến cho người nông dân nguồn kinh tế cao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các căn bệnh thường xuyên bùng phát khiến đầm tôm càng xanh bị chết hàng loạt, ảnh hưởng tới năng suất của vụ nuôi. Nguồn gốc căn bệnh chính là do nguồn nước được xử lí không tốt và điều kiện môi trường kém, các kiến thức nuôi và điều trị của bà con chưa được chú trọng.

Dưới đây PQM đã tổng hợp một số giải pháp phòng trị bệnh được áp dụng rộng rãi và giúp người nuôi khắc phục được những căn bệnh trên tôm càng xanh một cách an toàn và triệt để. Sau đây là các căn bệnh thường gặp ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa cũng như điều trị triệt để.

Bệnh đục cơ trên tôm càng xanh

Căn bệnh đầu tiên phải kể đến khi nuôi tôm càng xanh chính là căn bệnh đục cơ (bệnh trắng cơ, hoại tử cơ). Bệnh này thường xảy ra khi môi trường có sự thay đổi về nhiệt độ và độ mặn trong ao nuôi. Các triệu chứng khi tôm bị bệnh đục cơ là tôm có dấu hiệu kém ăn; và hành động chậm chạp, vỏ mềm, thân tôm màu trắng đục. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây chết hàng loạt.

Người nuôi có thể chủ động phòng bệnh đục cơ trên tôm càng xanh bằng việc kiểm soát và giảm tối đa các hiện tượng gây sốc. Nếu khi đã phát hiển các biểu hiện đục cơ trên tôm thì sử dụng ngay vôi để xử lý kết hợp với việc bổ sung Vitamin C vào thức ăn cho tôm nuôi.

Bệnh đục cơ trên tôm càng xanh cũng không quá lo ngại. Nhưng người nuôi cần có các biện pháp phòng tránh ngay từ ban đầu. Để hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nuôi.

Bệnh đen mang trên tôm càng xanh

Bệnh đen mang cũng là một trong những các bệnh thường gặp trên tôm càng xanh. Bệnh xuất hiện từ 5 – 8 ngày trong chu kỳ phát triển của ấu trùng. Khi bị bệnh, mang tôm sẽ có màu đen, tôm nổi đầu, giảm ăn, chậm lớn, bơi lờ đờ trên mặt nước. Trong trường hợp bị nặng mà không điều trị kịp có thể gây chết. Khi soi trên kính hiển vi sẽ thấy xuất hiện nhiều chấm đen trên các tấm mang.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đen mang trên tôm càng xanh; chủ yếu là do nền đáy ao bẩn, nước có nhiều chất hữu cơ, pH thấp, nhiều trường hợp là do thiếu Vitamin C. Chính vì thế, trong trường hợp thấy xuất hiện nhiều chấm đen trên tôm thì cần tiến hành thay nước, bón vôi để xử lý sau đó dùng vi sinh. Mặt khác bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn cho tôm.

Bệnh đốm đen, đốm nâu trên vỏ

Tôm từ 2 – 3 tháng trở lên thường xuất hiện các đốm nâu và từ từ chuyển sang đốm đen. Sau đó ăn mòn đi các phần phụ. Như: chân bụng, râu, đuôi, thân tôm. Khi bị bệnh tôm sẽ yếu ăn, hoạt động chậm chạp, xuất hiện các tổn thương bị melanin hóa. Bệnh đốm đen có khả năng xuất hiện ở tất cả các giai đoạn nhưng chủ yếu là tôm bố mẹ và tôm trưởng thành từ 45 ngày trở lên.

Nguyên nhân gây bệnh là do các loại vi khuẩn gây ra như: Vibrio, Pseudomonas, Aeromonas,.. Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh tôm cần cải thiện môi trường ao nuôi, điều chỉnh các yếu tố môi trường về mức ổn định. Tạt men vi sinh EMS – Proof nhằm ngăn ngừa sự phát triển của Vibrio.

Tôm càng xanh bị bệnh đóng rong

Bệnh đóng rong xuất hiện trên cả tôm thẻ và tôm sú. Bệnh xuất hiện trong những môi trường nước xấu. Chế độ thay nước không tốt dẫn đến tình trạng ô nhiễm, tảo phát triển nhiều. Tôm bỏ ăn, suy dinh dưỡng hay nền đất dơ bẩn. Khi bị bệnh trên mình tôm sẽ xuất hiện lớp tảo, rong bám khiến di chuyển khó, không lột xác được và gây chết khi hàm lượng oxy thấp.

Để phòng bệnh đóng rong trên tôm càng xanh người nuôi cần giữ môi trường ao nuôi tốt. Cho ăn hợp lý, định kỳ sử dụng Bottom – Pro xử lý bùn hữu cơ, chất thải dư thừa dưới đáy ao nuôi. Khi tôm bị bệnh thì cần thay nước mới, tăng cường thức ăn giàu dinh dưỡng cho tôm nuôi.

Bệnh tôm lột xác dính vỏ

Đây là bệnh thường gặp ở tôm càng xanh với ấu trùng ở giai đoạn từ 10 – 22 ngày. Trong giai đoạn lột xác vỏ sẽ dính lại ở chân ngực. Khiến ấu trùng không bơi được và chết. Thông thường cứ 100% con lột xác sẽ bị dính từ 10 – 30% bị nhiễm.

Tôm lột xác dính vỏ là do thức ăn không đủ chất dinh dưỡng. Lượng oxy trong nước thấp, nước ao bị ô nhiễm do mùn bã hữu cơ dư thừa nhiều, tôm thiếu khoáng. Do đó, cần bổ sung thêm khoáng vào thức ăn, định kỳ thay nước. Thường xuyên theo dõi và kiểm tra sức khỏe của tôm, tránh thức ăn dư thừa. Hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Bổ sung chế phẩm sinh học vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm.

Ngoài những bệnh trên, tôm càng xanh còn có thể gặp phải một số bệnh khác. Như: bệnh đỏ đuôi, bệnh mềm vỏ, hội trứng phát sáng ở ấu trùng, nhiễm nấm,… Người nuôi cần thường xuyên kiểm tra và có các giải pháp phòng trị cho tôm nuôi.

Đây là bệnh thường gặp ở tôm càng xanh với ấu trùng ở giai đoạn từ 10 – 22 ngày.
Đây là bệnh thường gặp ở tôm càng xanh với ấu trùng ở giai đoạn từ 10 – 22 ngày.

Biện pháp phòng ngừa các bệnh thường gặp ở tôm càng xanh hiệu quả

Các bệnh thường gặp ở tôm càng xanh bùng phát nguyên nhân chủ yếu là do môi trường ao nuôi. Hoặc do vi khuẩn và virus gây ra. Người nuôi cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp ngay từ đầu vụ nuôi. Hạn chế được những rủi ro ngoài ý muốn.

Kiểm tra đánh giá môi trường ao nuôi thường xuyên

Định kỳ sử dụng bộ test 9 chỉ tiêu Sera để kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi một cách nhanh chóng và chính xác với các loại test: test pH, test kH, test NH3/NH4, test NO2, test NO3, test PO4, test Fe, test Cu, test Clo. Từ đó có thể chủ động điều chỉnh các chỉ tiêu về mức ổn định.

Xét nghiệm bệnh tôm bằng PCR

Phát hiện sớm các bệnh thường gặp ở tôm càng xanh qua xét nghiệm PCR giúp người nuôi tìm ra phương pháp điều trị các loại bệnh nhanh và hiệu quả hơn. Hệ thống PCR Pockit được vận hành theo công nghệ hiện đại với kỹ thuật này sẽ giúp chẩn đoán một số bệnh phổ biến trên tôm như:

– Bệnh đốm trắng trên tôm

– Bệnh hoại tử cơ trên tôm

– Bệnh phát sáng trên tôm

– Phát hiển vi khuẩn Vibrio trên tôm

– V.V…

Sử dụng đĩa thạch trong ao tôm

Việc kiểm tra và đánh giá nguồn vi khuẩn có lợi và có hại trong ao nuôi tôm là rất cần thiết. Để người nuôi có thể điểu chỉnh một cách phù hợp. Tránh được các bệnh trên tôm càng xanh. Sử dụng đĩa thạch sẽ là phương pháp hữu hiệu giúp xác định được tổng khuẩn gây bệnh trong ao nuôi hàng ngày.

Bổ sung chế phẩm sinh học

Nuôi tôm an toàn sinh học đang là hướng đi bền vững của ngành nuôi tôm tại Việt Nam. Việc bổ sung định kỳ các loại chế phẩm hữu ích cho tôm vừa có thể thay thế hoàn toàn các loại kháng sinh vừa tăng sức đề kháng cho tôm nuôi trước mầm bệnh.

Một số loại men vi sinh khuyên dùng trong nuôi tôm càng xanh có thể kể đến: EMS – Proof, Bac – Pro, Bottom – Pro,…

Bổ sung định kỳ các loại chế phẩm hữu ích cho tôm càng xanh vừa có thể thay thế hoàn toàn các loại kháng sinh vừa tăng sức đề kháng cho tôm nuôi trước mầm bệnh.
Bổ sung định kỳ các loại chế phẩm hữu ích cho tôm càng xanh vừa có thể thay thế hoàn toàn các loại kháng sinh vừa tăng sức đề kháng cho tôm nuôi trước mầm bệnh.

 

— Cải tạo ao nuôi kỹ trước khi vào mùa vụ.

— Cấp nước đã qua xử lý cho ao nuôi.

— Lựa chọn tôm giống chất lượng, sạch bệnh tại các cơ sở sản xuất giống uy tín >> Đọc ngay => Kỹ thuật chọn tôm giống tốt ngay tại trại tôm giống.

— Cho ăn lượng thức ăn phù hợp, cho ăn bằng nhá tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

— Trang bị hệ thống quạt nước đảm bảo cung cấp hàm lượng oxy đầy đủ cho tôm phát triển.

Nguồn: drtom.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết