Kỹ thuật gieo trồng khoai tây vụ đông cho năng suất cao

Kỹ thuật gieo trồng khoai tây vụ đông cho năng suất cao
6 phút, 10 giây để đọc.

Ở Việt Nam, khoai tây là một trong những cây thực phẩm quan trọng và đặc biệt là một cây hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao. Chỉ trong vòng 90 ngày, từ khi trồng đến khi thu hoạch, cây khoai tây cho giá trị thu nhập cao gấp từ 2 đến 3 lần giá trị thu nhập so với cây lúa. Khoai tây được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc, Vùng Bắc Trung bộ, Tây Nguyên. Cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng khoai tây nhé.

Kỹ thuật trồng khoai tây

Thời vụ

Khoai tây là cây ưa lạnh nên thời vụ trồng khoai có thể trồng trong khoảng thơi gian từ 20/10 – 20/11.

Kỹ thuật gieo trồng khoai tây vụ đông cho năng suất cao
Thời vụ trồng ảnh hưởng đến năng suất

Chuẩn bị giống

Các giống Khoai tây phổ biến hiện nay đang được trồng nhiều là:  Marabel, Solara (Nguồn gốc từ Đức); Atlantic; Diament (Hà Lan) và khoai tây VT2 ( Trung quốc)

Lượng giống: 50 – 70 kg/sào tùy theo kích cỡ củ. Nếu củ nhỏ để nguyên củ trồng. Nếu củ to thì bổ củ để trồng. Cách làm như sau:

Chuẩn bị: Dao sắc ( lưỡi mỏng), nước vôi trong hoặc nước xà phòng đặc và một ít xi măng bột.

Kỹ thuật tỉa giống

Nhúng dao vào nước vôi trong hoặc nước xà phòng đặc trước mỗi lần bổ củ rồi tùy theo cỡ củ to nhỏ mà tiến hành bổ dọc củ làm đôi hoặc làm ba sao cho mỗi miếng bổ có từ 2-3 mầm. Bổ xong chấm ngay phần cắt vào bột xi măng khô và gạt nhẹ để bột xi măng chỉ  bám một lớp mỏng (bám nhiều sẽ hút nước làm củ giống dễ khô, héo)

Chọn nơi khô thoáng, rắc vôi bột khử trùng lên nền đất hay nia mẹt dự định ủ giống. Rải một lớp rơm hơi ẩm dầy khoảng 2 – 3cm rồi xếp 1 lớp củ giống. Rải lớp rơm hơi ẩm phủ kín giống. Nếu trời rét thì phủ bên trên chăn mỏng, bao tải nhẹ. Không được để củ đã bổ thành đống sẽ dễ bị thối.

Sau khi bổ củ, xử lý xong như trên có thể đưa giống ra ruộng trồng sau thời gian từ 1 ngày đến tối đa là 1 tuần tùy theo việc chuẩn bị ruộng sản xuất. Giống đưa ra ruộng trồng tốt nhất là khi mầm mới nhú rõ khỏi củ. Không nên để mầm mọc dài vì khi trồng sẽ dễ bị gãy mầm

Chú ý: 

Trong thời gian bảo quản khi mang khoai giống về chưa trồng ngay thì tuyệt đối không được tưới nước. Một số củ  nếu thấy có mầm nước dài ở đỉnh củ cần bẻ ngay để kích thích mọc nhiều mầm khác trên củ.

Chuẩn bị đất

Chỉ trồng trên đất tơi xốp, cát pha, thịt nhẹ, đất phù sa thuận tiện tưới tiêu.

Làm đất:

Cày bừa đất tơi mịn; bón khử khuẩn 20 – 30kg vôi bột + 1kg Diazan cho 01 sào và lên luống theo hai cách: Luống đơn: thích hợp với chân đất thịt nhẹ, phù sa. Chân luống 60 – 70cm, mặt luống 50 – 60cm, luống cao 25- 30cm, rãnh luống 25 – 30 cm. Luống đôi: thích hợp với chân đất cát pha. Mặt luống 1m, chân luống 1,1 – 1,2 m, rãnh luống 25 – 30 cm; luống cao 25 – 30cm. (luống phải đảm bảo độ cao trên 25 cm để củ phát triển tốt và tránh bị úng)

Đảm bảo luống vừa đủ ẩm khi trồng, nếu đất quá ướt thì phải chờ đến khi đất ráo; nếu đất quá khô thì phải tưới nước cho đất ẩm rồi mới được trồng

Lượng Phân bón cho 1 sào

Phân chuồng hoai mục 700 – 1000 kg + Phân vi sinh Thành Châu 10 kg (hoặc vi sinh Sông Gianh 20 kg) + Đạm ure 1,5 – 2 kg + NPK 13:13:13 từ 35 – 40 kg + Kali trắng 0,2 – 0,4 kg.

Kỹ thuật trồng

Mật độ: 1800-2000 củ giống/sào (50.000-55.000 củ/ha); khoảng cách:  55-60 cm x 25-30 cm.

Cách trồng: Yêu cầu ruộng khi trồng phải đủ ẩm (nếu ruộng khô phải tưới nước); Trồng 2 hàng/luống, đặt củ giống trên mặt luống cách mép luống 30cm, hàng cách hàng 55-60 cm, củ cách củ 25-30 cm, đặt củ giống sao cho mầm nằm ngang hoặc nghiêng với mặt ruộng để mầm tiếp xúc với đất tạo thuận lợi cho rễ phát triển ngay (không được đặt củ giống để cho mầm thẳng đứng). Sau khi đặt, dùng  đất bột phủ kín trên củ giống. Tiến hành bón lót phân chuồng đã trộn lẫn với phân lân rải đều ở giữa hai hàng củ giống, cách hàng củ gíống 10cm. Sau khi bón phân chuồng, dùng rơm rạ hoặc trấu phủ kín mặt luống dày từ 5-7 cm.

Chăm sóc

Tưới nước: Với ruộng phẳng áp dụng tưới rãnh để nước tự thấm vào đất vừa đủ hết nước ở rãnh hoặc khi nước ngấm đều khắp ruộng tháo cạn, nếu ruộng có nước phải tháo kiệt, không để nước đọng ở rãnh luống. Tưới rãnh 3- 4 lần trong một vụ khoai tây. Khi phát hiện trên ruộng có bệnh héo xanh thì không tưới rãnh. Với ruộng không bằng phẳng, xa nguồn nước áp dụng tưới phun mưa, tưới trực tiếp vào gốc. Khi cây chưa mọc cần tưới nhẹ tránh làm hỏng củ giống. Tưới đủ ẩm, không làm dập gẫy thân lá. Giữ độ ẩm đất khoảng 75-80% (hơi thâm đất). Sau trồng 75 ngày đến thu hoạch không được tưới nước.

Kỹ thuật gieo trồng khoai tây vụ đông cho năng suất cao
Năng suất khoai tây

Che phủ: Khi cây cao 20-25 cm phủ bổ sung thêm rơm rạ đảm bảo dộ dày 10-12cm, phủ kín cả mặt và 2 bên mép luống, dùng đất cày làm rãnh đè lên rơm rạ cho rơm rạ không bị bay.

Phòng trừ sâu bệnh

Sâu khoang: Khi khoai tây mọc đều tiến hành làm bả chua ngọt cắm trên ruộng để diệt sâu trưởng thành; Cắm 200-250 bả/ha (khoảng 10 bả/sào), cắm bả liên tục trên ruộng, khi bả bị khô cần bổ sung thêm dung dịch của bả.

Bệnh mốc sương: Bệnh hại mạnh từ tháng 12 đến tháng 2. Bệnh phát sinh gây hại mạnh ở điều kiện ẩm độ cao, trời có sương mù hoặc mưa phùn.

Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi phát hiện bệnh với tỷ lệ 3-5, trời có sương mù hoặc mưa phùn phải phun thuốc phòng  trừ bệnh bằng một trong các loai thuốc sau: Ridomil Gold 68WP, Kocide 46.1WG, Zineb Bul 80WP,…

Bệnh vi rút: Bệnh lan truyền bệnh nhờ côn trùng môi giới (bọ phấn, rệp đào). Khi trên ruộng có cây bị bệnh cần nhổ bỏ đem tiêu hủy và phun thuốc trừ bọ phấn, rệp.

Bệnh héo xanh (héo rũ): Biện pháp phòng trừ: dùng củ giống sạch bệnh, không tưới nước ngập luống, không bón thừa phân đạm, ruộng trồng khoai tây nên luân canh với lúa nước. Nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu huỷ.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết