Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô
5 phút, 37 giây để đọc.

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm. Bởi sức phá hoại của nó đang đe doạ các cánh đồng trồng ngô đứng trước bờ vực mất trắng. Trong canh tác ngô, nếu không kịp thời phòng trừ quản lí thì sâu keo mùa thu sẽ phát triển nhanh và mạnh mẽ. Dẫn đến hậu hoạ khôn lường là tụt giảm năng suất nghiêm trọng. Để có thể quản lí sâu keo mùa thu một cách hậu quả. Trước hết cần tìm hiểu khái quát về chúng, sau đó đưa ra các phương pháp quản lí thích hợp. Bài viết dưới đây xin gửi tới bà con nông dân những kiến thức cơ bản về sâu keo mùa thu và cách quản lí chúng.

Khái quát chung về sâu keo mùa thu

Tên khoa học: Spodoptera frugiperda

Bộ cánh vảy (Lepidoptera)

Họ ngài đêm (Noctuidea)

Sâu keo mùa thu là loài côn trùng đa thực nguy hiểm có nguồn gốc tại châu Mỹ. Gần đây, sâu keo mùa thu đã trở thành dịch hại xâm lấn gây hại nghiêm trọng trên cây ngô tại châu Phi và châu Á. Tại châu Phi, đầu năm 2016, sâu keo mùa thu được phát hiện ở 5 nước Tây và Trung Phi. Và đến năm 2018, loài này đã được phát hiện gây hại trên cây ngô tại trên 30 quốc gia ở châu Phi tại châu Á. Sâu keo mùa thu được phát hiện gây hại đầu tiên tại Ấn Độ và Yê Men vào tháng 7 năm 2018. Đến đầu năm 2019, loài sâu này đã xuất hiện tại 5 quốc gia khác là: Bangladesh, Trung Quốc, Myanmar, Sri Lanka và Thái Lan (FAO, 2019).

Đặc điểm vòng đời của sâu keo mùa thu

Pha trưởng thành (kéo dài khoảng 12 – 14 ngày):

Sâu trưởng thành hoạt động và tìm chỗ đẻ trứng vào ban đêm. Từ khi hóa vũ đến khi đẻ trứng có thể di chuyển xa nhờ gió hàng trăm kilomet.

Mỗi con trưởng thành cái có thể đẻ từ 5 – 6 ổ trứng tương đương với 1000 – 2000 quả trứng. Mỗi ổ có khoảng 150 – 300 quả, xếp thành 2 – 3 lớp. Được bao phủ bởi một lớp lông màu hồng – xám. Sau khoảng 3 – 5 ngày thì trứng nở thành sâu non.

Giai đoạn sâu non (kéo dài khoảng 14 – 21 ngày):

Giai đoạn sâu non có 6 tuổi. Sâu non tuổi 1 – 2 có thể có màu xanh – vàng nhạt. Sâu non tuổi 3 – 6 có màu nâu xám đến nâu sẫm. Với các sọc dọc thân, dài 7 – 40 mm. Trên mặt lưng đốt bụng cuối có 4 đốm đen xếp thành hình vuông. Các đốt còn lại cứ 4 đốt xếp thành 1 hình thang. Sâu non từ tuổi 4 trở đi trên trán sâu non nhìn rõ chữ Y ngược màu vàng. Ở mặt lưng có màu đen với có các lông dài và cứng.

Lưu ý: Nếu nhiệt độ thấp thì thời gian của pha sâu non có thể kéo dài khoảng 30 ngày.

Giai đoạn nhộng (kéo dài khoảng 7 – 13 ngày):

Nhộng hóa vũ phần lớn trong đất ở độ sâu 2 – 8 cm. Một số ít trường hợp bắt gặp hóa nhộng giữa các lá, nách bẹ lá của cây ký chủ hoặc trong bắp ngô.

Sâu non mới nở nhanh chóng di chuyển đến những vị trí có lá non. Sâu non mới nở có thể nhả tơ để nhờ gió phát tán đến các cây khác gần đó để gây hại. Sâu non tuổi lớn có tập tính cắn chết sâu non tuổi nhỏ.

Đặc điểm gây hại của sâu keo mùa thu

Sâu keo mùa thu có tên tiếng anh là Fall Armyworm viết tắt là FAW. Tên khoa học là Soodopfera fugiperda. Thuộc Bộ cánh vảy (Lepidoptera). Họ ngài đêm (Noctuidea). Là loài sâu đa thực chúng gây hại trên 300 loại cây trồng khác nhau. Nhưng chủ yếu gây hại nặng trên nhóm cây họ hòa thảo như: Ngô, lúa kê, cây mía. Nhưng trong đó gây hại phổ biến và nặng nề nhất là trên ngô. Chúng cắn phá làm lá bị thủng, lỗ trỗ, xơ xác. Hoặc chui vào nõn, cắn nát chồi non phá hủy khả năng phát triển của cây. Sâu có thể bắt đầu gây hại từ khi ngô có từ 3 lá.

Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô
Sâu phá hại

Chỉ pha sâu non mới gây hại trên cây trồng. Trong đó sâu non 1 – 2 tuổi có màu xanh nhạt – vàng nhạt ăn biểu bì mặt dưới của lá non. Gây ra các vết hình vuông, hình chữ nhật màu trắng rất đặc trưng. Chúng nhả tơ và di chuyển nhờ gió vì vậy tỷ lệ lây lan rất nhanh. Sâu non tuổi lớn ăn khuyết lá, bẹ lá tạo thành những đặc biệt phá hại chủ yếu ở noãn.

Lưu ý: Sâu keo mùa thu có thể xâm nhập qua các con đường chính gồm: Sâu non tuổi 1 – 2 nhả tơ sau đó di chuyển ở khoảng cách gần (cây này sang cây khác, ruộng này sang ruộng khác). Ngoài ra có thể di chuyển xa nhờ gió.

Biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu hiệu quả

Do nhộng hóa vũ chủ yếu trong đất ở độ sâu 2 – 8cm. Vì vậy, cần tiến hành làm kỹ đất. Phơi khô đất sẽ làm chết ấu trùng và nhộng trong đất hoặc dễ dàng bị thiên địch tiêu diệt.

Làm sạch cỏ dại trong ruộng ngô để hạn chế nơi trú ẩn của sâu.

Luân canh ngô – lúa nước ngay sau vụ ngô để diệt nhộng trong đất. Làm đất kỹ cũng góp phần diệt nhộng trong đất hiệu quả.

Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Đặc biệt bắt đầu từ giai đoạn cây ngô khoảng 3 lá.

Nếu phát hiện ổ trứng thì ngắt và tiêu hủy. Đối với những diện tích ít có thể sử dụng tro bếp hoặc nước xà phòng loãng đổ vào nõn ngô diệt sâu non.

Sử dụng bẫy diệt con trưởng thành, ngắt ổ trứng.

Nên phun phòng trừ khi sâu keo tuổi 1 – 3 phun kỹ trên lá. Phun trực diện vào nõn.

Cách 1: Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học JAPENRA kết hợp với JAPENRA 666 EC hiệu Võ Tòng phun theo liều lượng ghi trên bao bì.

Cách 2: Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học LUTEX 5.5 WG hiệu Cóc Tía kết hợp với JAPENRA hiệu Võ Tòng (liều lượng dùng theo hướng dẫn trên bao bì)

Nguồn: phanbonsongma.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết