Giải pháp “chế biến sâu” cho nông sản Việt

8 phút, 13 giây để đọc.

Giải pháp chế biến sâu nông sản không phải nhà vườn nào cũng đáp ứng được chất lượng. Để việc giải cứu nông sản không còn tái diễn; theo các chuyên gia kinh tế, Chính phủ cần có những cơ chế chính sách phù hợp nhằm khuyến khích doanh nghiệp (DN) đầu tư khâu sơ chế và chế biến sâu. Giải pháp này giúp nguồn ra nông sản không những ổn định mà còn đạt được giá trị gia tăng cao.

Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành hàng rau quả gồm cả rau quả ôn đới và nhiệt đới. Trong những năm qua; sản xuất rau quả của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng rất mạnh cả về diện tích và sản lượng. Theo đó; tốc độ tăng diện tích trung bình trong 15 năm qua là 28%, năm 2005 chỉ đạt hơn 300 ngàn hecta; thì đến năm 2019 đạt trên 900 nghìn hecta. Tại cuộc Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân mới đây ở Đắk Lắk; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định; phát triển nông nghiệp chế biến là hướng đi đúng giúp nâng cao giá trị nông nghiệp của Việt Nam. Cùng PQM tìm hiểu nhé.

Thị trường trong nước rất hạn hẹp

Tuy nhiên; dư địa để tăng tiêu thụ nông sản ở nội địa không nhiều. Ông Trần Duy Đông; Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương, nhìn nhận sự cần thiết kích thích tiêu thụ sản phẩm trong nước tại thời điểm này; nhưng không thể coi là “cứu cánh” cho sản phẩm nông sản của Việt Nam. “Không phủ nhận đây là một kênh tiêu thụ cần được tăng cường trong bối cảnh dịch bệnh gây ra tình trạng ùn ứ; và rớt giá nông sản, cần được giải phóng gấp.

Các hoạt động giải cứu cũng đã thể hiện hiệu quả nhất định. Tuy nhiên; cầu trong nước chỉ có một giới hạn nhất định và khó tăng được nhiều” – ông Đông nhận xét

Thị trường trong nước rất hạn hẹp
Thị trường trong nước rất hạn hẹp

Vụ trưởng Trần Duy Đông cũng phân tích các giải pháp như tổ chức giải cứu, làm việc với các hệ thống bán lẻ… để tìm giải pháp tiêu thụ nông sản cho nông dân, nhất là thanh long và dưa hấu, có thể coi là những giải pháp “phi thị trường” nếu đặt trong bối cảnh bình thường. Tuy nhiên; trong tình hình dịch bệnh hoặc khủng hoảng; đòi hỏi sự chung tay của các cơ quan quản lý; các doanh nghiệp (DN). Đặc biệt; DN lớn cũng cần cho thấy trách nhiệm xã hội trong các tình huống này.

Bộ yêu cầu tăng thu mua, tăng kết nối cung cầu

Về phía Bộ Công Thương, ông Đông cho biết hoàn toàn không có công cụ để quản lý hoặc can thiệp vào việc kinh doanh của các hệ thống bán lẻ. Tuy nhiên, trong tình huống cụ thể hiện nay, bộ cũng đã có công văn gửi các sở công thương và những hệ thống phân phối lớn, yêu cầu tăng thu mua, tăng cường các biện pháp dự trữ; tăng kết nối cung cầu.

Bộ yêu cầu tăng thu mua, tăng kết nối cung cầu
Bộ yêu cầu tăng thu mua, tăng kết nối cung cầu

Ngoài ra, bộ đã làm việc trực tiếp với các nhà phân phối lớn như Big C, Aeon, Saigon Co.op, Hapro, Vinmart… đề nghị có các chương trình hỗ trợ để giúp nông dân; DN vượt qua giai đoạn khó khăn. Ngoài ra, bộ cũng đã đề nghị Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam giảm phí vận chuyển, lưu kho để “chia lửa” với các nhà phân phối, sản xuất… nhằm hỗ trợ kế hoạch kích cầu trong nước.

“Tại một số quốc gia, thậm chí còn có đạo luật riêng với các biện pháp hỗ trợ trong các tình huống thiên tai, dịch bệnh; khủng hoảng nặng nề. Chúng ta không có luật nhưng đòi hỏi có những kịch bản thật sự cụ thể theo hướng đòi hỏi trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cộng đồng của nhà quản lý, DN, người dân. Cũng cần có nguồn ngân sách kịp thời để xử lý những vấn đề này” – ông Đông nêu ý kiến.

Một số hạn chế của thị trường nội địa

Tuy nhiên, Vụ trưởng Trần Duy Đông cho rằng do hạn chế của thị trường nội địa nên vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển các thị trường thay thế Trung Quốc.

Dù vậy; Trung Quốc vẫn là một thị trường lớn; dễ tính khi tiêu thụ đến 70% nông sản xuất khẩu của Việt Nam nên vẫn phải tìm cách giữ ổn định thị trường này. “Kiểm soát dịch bệnh tốt nhưng không ảnh hưởng quá lớn tới giao thương với Trung Quốc cũng là nhiệm vụ quan trọng hiện nay” – ông Trần Duy Đông nói thêm.

Tại TP HCM; trong buổi làm việc của Sở Công Thương và Hội Lương thực – Thực phẩm TP HCM, CLB Hàng Việt Nam chất lượng cao vào tuần trước về giải pháp chế biến nông sản để hỗ trợ đầu ra cho nông sản đang bí bách vì dịch nCoV; một số DN chế biến nông sản TP và các tỉnh phía Nam cũng đã tính toán giải pháp tăng mua nông sản dự trữ; hoặc gia công chi phí thấp cho các DN làm thương mại.

Chế biến sâu cũng không dễ

Trong bối cảnh tiêu thụ sản phẩm tại chỗ không có nhiều dư địa; giải pháp chế biến sâu – vốn đã được nhắc đến nhiều lần nhưng thực hiện chưa hiệu quả – lại tiếp tục được DN, chuyên gia đề cập.

Công ty CP Thực phẩm Á Châu (ABC Bakery) mới đây đã thực nghiệm thành công việc chế biến bánh mì từ thanh long. Dự kiến cuối tuần này; công ty sẽ tổ chức giới thiệu bánh mì thanh long cùng một số sản phẩm có sử dụng nông sản khác như bánh sầu riêng; bánh khoai môn; tiến tới phát triển sản phẩm ra toàn hệ thống ABC Bakery.

Chế biến sâu cũng không dễ
Chế biến sâu cũng không dễ

Trong khi đó; Công ty CP Vinamit cũng sẽ xem xét thu mua nông sản để “cứu” nông dân với điều kiện sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của công ty. Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Vinamit; cho hay sau buổi làm việc với các DN, chưa có DN hay HTX nông nghiệp nào liên hệ với Vinamit và việc hợp tác giải cứu nông sản không dễ thực hiện.

“Điều kiện tiếp nhận là nông sản phải bảo đảm nguồn gốc; Vinamit phải khảo sát; tương tác với nhà vườn. Công ty chỉ mua sản phẩm đã qua sơ chế mà quy cách và điều kiện sơ chế, bảo quản sau sơ chế cũng phải theo hướng dẫn của chúng tôi.

Mít phải được ủ chín đúng phương pháp; trong vòng 2 giờ sau khi tách múi phải đưa vào kho lạnh bảo quản nên chỗ sơ chế phải gần kho lạnh của Vinamit. Nếu vùng nguyên liệu lớn, tập trung thì công ty phải thiết lập kho lạnh tại chỗ” – ông Viên nêu rõ.

Yêu cầu truy xuất nguồn gốc

Ngoài ra, theo ông Viên, yêu cầu truy xuất nguồn gốc là một trong những hạn chế lớn khiến sản phẩm nông sản cần giải cứu hiện tại không bán được cho DN sản xuất, chế biến uy tín. “Phải có chương trình để gắn kết dài hạn chứ không phải đột xuất giải quyết vài trăm hay vài ngàn tấn. Vinamit đang thử nghiệm các sản phẩm mới là nước thanh long; dưa hấu và ổi sấy khô; có nhu cầu về nguyên liệu nhưng khó có thể thu mua nguyên liệu từ những vùng cần giải cứu.

Chúng tôi có sẵn vùng nguyên liệu thanh long và mít; còn dưa hấu thì chưa” – ông Viên nói và cho biết với những yêu cầu ngặt nghèo; hầu hết HTX, hộ nông dân đều thoái lui.

Tâm lý người tiêu dùng còn chuộng hàng ngoại

Một vấn đề khác được các DN chế biến nông sản lớn của TP HCM phản ánh là hiện ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm của Việt Nam đã phát triển mạnh; không chỉ ngang bằng mà còn hơn một số nước về trang thiết bị; quy trình, quản trị. Dù vậy; khi ra thị trường; đa số DN nội địa phải chịu thua vì tâm lý người tiêu dùng còn chuộng hàng ngoại và phương pháp bán hàng chưa phù hợp.

Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông cho rằng các giải pháp bảo quản; chế biến sâu là cần thiết và cần tiếp tục được triển khai bởi đây là giải pháp phát triển lâu dài; căn cơ cho nông nghiệp Việt Nam trong tương lai. “Chính sách hỗ trợ không nên dàn trải; mà phải đầu tư trọng điểm vào một số DN có tính dẫn dắt thị trường; những đầu tàu có khả năng kích thích; lôi kéo nhiều DN nhỏ tham gia chuỗi.

“Cần tập trung chính sách hỗ trợ cho đất đai; khoa học công nghệ. Hô hào chung chung mà không có đột phá thì không làm được. Mỗi lĩnh vực phải có một số đầu tàu đi trước thì mới kéo được những DN khác đi lên. Hiện nay; đã có những DN làm rất tốt và có triển vọng trở thành đầu tàu có tính kích thích như Masan; Vingroup, THACO…” – ông Trần Duy Đông gợi ý.

Nguồn: nld.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết