Khả năng xuất khẩu rau quả Việt

5 phút, 25 giây để đọc.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 11 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 3,01 tỷ USD, giảm 11,7% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, nhiều nhận định cho rằng, tháng cuối năm  sẽ là thời điểm tăng tốc; để tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này. Tỉ lệ tổn thất sau thu hoạch lớn đã làm hạn chế khả năng xuất khẩu của rau quả Việt; giảm đi phần lớn sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản rau quả Viêt. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, các bạn hãy cùng PQM tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Hội thảo “Phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản trong thời kỳ hội nhập”

Chiều 24-7, trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế về công nghiệp chế biến; đóng gói và bảo quản nông sản và thực phẩm Việt Nam (Vietnam PFA 2019) do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp cùng Công ty Quảng cáo và Hội chợ triển lãm CIS tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Sài Gòn (SECC; quận 7, TP HCM) đã diễn ra hội thảo “Phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản trong thời kỳ hội nhập”.

Một số mặt hàng nông sản tại thị trường Việt
Một số mặt hàng nông sản tại thị trường Việt

Chia sẻ tại hội thảo; ông Ngô Quang Tú – Trưởng Phòng Chế biến, bảo quản nông sản Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản – cho biết 10 năm trở lại đây, công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản duy trì mức tăng trưởng 5%-7%/năm. Nhờ vậy; đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến có công suất thiết kế khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản/năm.

Hơn 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu; ngoài ra còn có hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ lẻ, hộ gia đình làm nhiệm vụ sơ chế, chế biến nông sản phục vụ tiêu dùng nội địa. Mặc dù vậy; ngành này vẫn phát triển dưới tiềm năng và dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn; thách thức trong thời gian tới.

Các loại trái cây đạt chuẩn xuất khẩu

Các loại trái cây đạt chuẩn xuất khẩu được giới thiệu tại Triển lãm Quốc tế về công nghiệp chế biến; đóng gói và bảo quản nông sản và thực phẩm Việt Nam

Theo TS Lê Mạnh Hùng; đại diện Phân viện Cơ – Điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch miền Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá trị xuất khẩu rau quả từ 151,5 triệu USD năm 2003, tăng lên đạt 1,07 tỉ USD năm 2013, đạt 3,8 tỉ USD năm 2018, tăng hơn 47,3% so với năm 2017 và dự báo giá trị xuất khẩu sẽ ngày càng tăng do rau quả Việt Nam đang hướng tới các thị trường cao cấp như EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Úc, New Zealand…

Các loại trái cây đạt chuẩn xuất khẩu
Các loại trái cây đạt chuẩn xuất khẩu

Tuy nhiên, so với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới; nông sản Việt Nam có sức cạnh tranh thấp, chủ yếu xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thô theo đường tiểu ngạch với giá trị thấp, mẫu mã chưa hấp dẫn; giá thành cao; tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn thực phẩm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế này là các khâu xử lý sau thu hoạch còn gặp nhiều khó khăn do công nghệ bảo quản; chế biến nông sản sau thu hoạch vẫn còn thấp.

Tỉ lệ tổn thất sau thu hoạch lớn – hơn 25% đối với các loại quả; hơn 30% với các loại rau; 10%-20% với các loại củ – đã làm hạn chế khả năng xuất khẩu của rau quả Việt. Trong khi tỉ lệ tổn thất sau thu hoạch ở các nước châu Á như Ấn Độ là 3%-3,5%, Pakistan 2%-10%, Indonesia 6%-17%, Nepal 4%- 22%.

Theo TS Hùng; Việt Nam đang từng bước tiếp cận các thị trường cao cấp; hướng tới giảm phụ thuộc vào Trung Quốc nên rất cần đầu tư khoa học – kỹ thuật; các công nghệ và thiết bị hiện đại nhằm tìm ra cách thức bảo quản rau quả có hiệu quả và phù hợp nhất.

Bên cạnh việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch trong sơ chế và bảo quản rau quả; cần tập trung nghiên cứu về giống để tạo được sản phẩm rau quả tươi có chất lượng cao; và thời gian bảo quản lâu dài; đồng thời đầu tư xây dựng nhà xưởng đóng gói tại vùng nguyên liệu.

Việt Nam đang từng bước tiếp cận các thị trường cao cấp
Việt Nam đang từng bước tiếp cận các thị trường cao cấp

Tập trung đầu tư công nghệ chế biến

“Để nâng cao giá trị gia tăng cho ngành rau quả; bên cạnh việc nghiên cứu; và ứng dụng các công nghệ kỹ thuật cao để bảo quản rau quả tươi, cần tập trung đầu tư công nghệ chế biến các sản phẩm rau quả đông lạnh; trái cây và rau chế biến tươi (fresh-cut fruit and vegetable)” – TS Hùng nói thêm.

Ông Nguyễn Đình Tùng; Tổng Giám đốc Vina T&T Group – doanh nghiệp đã xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Mỹ, nhìn nhận sản xuất nông sản tại Việt Nam phần lớn phân tán về hộ gia đình; canh tác tự phát nên khâu kiểm soát chất lượng trước và sau khi sản xuất không chặt, khâu chế biến sau thu hoạch yếu. Các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu nông sản thô, chưa qua chế biến.

Một thực tế khác là sản phẩm nông sản thu mua từ nông dân thường không đạt chuẩn về chất lượng; cũng như quy cách xuất khẩu sang Mỹ; nên chỉ tiêu thụ trong nước hoặc các thị trường mà tiêu chuẩn hàng nông sản không cao; làm giảm giá trị nông sản Việt.

Nguồn: nld.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết