Hạt dẻ Trùng Khánh – Tiềm năng thị trường Việt

5 phút, 34 giây để đọc.
Hạt dẻ Trùng Khánh vốn dĩ là đặc sản nổi tiếng hàng đầu ở tỉnh biên giới Cao Bằng bao lâu nay bởi vị thơm, ngọt và bùi đặc trưng, không nơi đâu có thể sánh được. Bạn đã từng thưởng thức hạt dẻ Trung Khánh chưa?

Hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng) là thực phẩm không còn xa lạ gì với người Việt bởi mùi vị ngọt bùi; béo ngậy. Thế nhưng ngày nay hạt dẻ Trùng Khánh đang bị hạt dẻ Trung Quốc lấn át chiếm mất chỗ đứng trên thị trường.

Hạt dẻ Trùng Khánh là món quà quý giá thiên nhiên ban tặng cho người dân tỉnh Cao Bằng; vào thời gian khoảng cuối thu đầu đông tháng 10,11 là quả dẻ chín vào mùa thu hoạch.

Đôi nét về hạt dẻ

Hạt dẻ (còn có tên khoa học là Aesculus hippocastanum) và các chiết xuất từ hạt dẻ đều đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Thành phần hoạt chất chính trong hạt dẻ là aescin giúp cải thiện sức khỏe tĩnh mạch và chống viêm.

Hạt dẻ còn gọi là “Mác lịch”. Đây là loại hạt được ví như quà tặng của đất trời cho tỉnh Cao Bằng. Hạt dẻ đã gắn bó mật thiết và là thứ đặc sản nổi tiếng nhất của người Tày, Nùng ở vùng quê hương cách mạng phía Bắc này từ bao đời nay.

Đôi nét về hạt dẻ
Đôi nét về hạt dẻ

Dẻ có thể trồng bằng phương pháp nhân giống từ hạt hoặc chiết ghép. Cây dẻ có thể chịu hạn tốt, sinh trưởng và phát triển tốt nhất khi có đủ nước tưới, ánh sáng đầy đủ để ra hoa kết quả. Thời điểm cây phát triển tốt nhất, mỗi cây dẻ có thể cho thu hoạch từ 40 – 50kg hạt.

Bà Hoàng Thị Bòng, tổ 6, thị trấn Trùng Khánh; huyện Trùng Khánh chia sẻ: Gia đình tôi trồng hơn 7.000m2 cây dẻ được gần 20 năm nay. Năm 2020, gia đình tôi thu hơn 1 tấn hạt dẻ; giá bán từ 120 nghìn – 140.000 đồng/kg; thu nhập hơn 100 triệu đồng. Cứ đến vụ dẻ chín là khách quen vào tận vườn mua hoặc gọi điện gửi ra thành phố Cao Bằng, đi các tỉnh, thành phố làm quà biếu chứ không cần mang ra chợ bán.

Tiềm năng của việc trồng hạt dẻ

Anh Hoàng Văn Đức, cán bộ UBND xã Phong Châu; một trong những thanh niên đi đầu trong phát triển trồng dẻ tâm sự: Được dự nhiều lớp tập huấn về trồng dẻ của huyện Trùng Khánh, tôi thấy tiềm năng phát triển; đầu ra ổn định và đất đai phù hợp trồng cây dẻ.

Năm 2017; Phòng NN-PTNT huyện Trung Khánh cấp cây giống, tôi cải tạo khoảng 1 ha đất đồi để trồng dẻ. Nhờ áp dụng đúng theo kỹ thuật được tập huấn; cứ đầu năm là bón lót phân NPK nên cây đang phát triển rất tốt. Ngoài ra, tôi kết hợp trồng cỏ voi, vỗ béo trâu, bò để tăng thêm thu nhập.

Tiềm năng của việc trồng hạt dẻ
Tiềm năng của việc trồng hạt dẻ

Đến nay, toàn huyện Trùng Khánh có hơn 200 ha trồng dẻ; sản lượng dẻ mỗi năm khoảng 150 tấn; tập trung tại các xã nằm trong vùng được cấp chỉ dẫn địa lí như: Khâm Thành, Phong Châu, Chí Viễn, thị trấn Trùng Khánh… Từ năm 2017 đến nay; huyện Trùng Khánh hỗ trợ cấp phát hơn 10.000 cây giống, trồng mới hơn 100ha dẻ.

Người dân còn chưa mạnh dạn mở rộng diện tích trồng

Ông Hà Minh Hải; Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Trùng Khánh cho biết: Diện tích đất nông nghiệp của huyện Trùng Khánh vẫn còn rất nhiều để phát triển cây dẻ. Tuy nhiên; dù đã có chỉ dẫn địa lý từ năm 2013 nhưng do diện tích đất của từng hộ dân còn nhỏ lẻ; không tập trung; lại chưa hình thành được vùng sản xuất chuyên canh nên người dân cũng chưa mạnh dạn mở rộng diện tích trồng.

Người dân còn chưa mạnh dạn mở rộng diện tích trồng
Người dân còn chưa mạnh dạn mở rộng diện tích trồng

Cây dẻ bắt đầu cho quả từ năm thứ 5 – 7 trở đi đối với cây chiết ghép; năm thứ 9 – 10 đối với cây trồng bằng hạt. Do đó; nhiều người dân không muốn trồng vì thời gian được thu hoạch lâu. Bên cạnh đó; công tác bảo quản, sơ chế; chế biến chưa được quan tâm nghiên cứu, ứng dụng, công tác quảng bá; xúc tiến thương mại kém hiệu quả, đầu ra còn nhỏ lẻ; chủ yếu làm quà biếu nên hạt dẻ vẫn chưa phát huy đúng tiềm năng sẵn có.

Những năm gần đây; tỉnh Cao Bằng đã phối hợp với nhiều đơn vị, chỉ đạo các sở ngành; huyện Trùng Khánh tìm nhiều giải pháp để mở rộng diện tích cây dẻ; đưa thương hiệu hạt dẻ vươn xa ra ngoài tỉnh. Trong đó; Viện Nghiên cứu Lâm sinh triển khai đề tài “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây dẻ Trùng Khánh tại tỉnh Cao Bằng” từ năm 2018; tập trung vào xác định giá trị nguồn gen cây dẻ, chọn lọc cây trội để lấy vật liệu nhân giống; xây dựng vườn giống vô tính dẻ Trùng Khánh 1ha và 3ha mô hình điểm trồng rừng thâm canh bằng các dòng có năng suất cao.

Giải pháp nhân giống hạt dẻ Trùng Khánh

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng cũng đã chủ trì tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp nhân giống cây dẻ Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”, đề xuất phương pháp nhân giống ghép và giâm hom nhằm nâng cao năng suất; chất lượng cây dẻ Trùng Khánh, khắc phục những hạn chế của phương pháp trồng bằng hạt như hiện nay.

Đặc biệt, Sở NN-PTNT tỉnh Cao Bằng đã chủ trì xây dựng đề án phát triển cây dẻ Trùng Khánh giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030. Phấn đấu đến năm 2030; hình thành vùng sản xuất tập trung cây dẻ Trùng Khánh tập trung tại 7 xã: Chí Viễn, Khâm Thành, Đàm Thuỷ, Đình Phong, Ngọc Khê, Phong Châu, Đình Minh và Thị trấn Trùng Khánh với diện tích 700ha; năng suất bình quân đạt 22 tạ/ha; sản lượng 1.540 tấn; thu nhập đạt khoảng 220 triệu đồng/ha.

Nguồn: nongsanviet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết