Trồng cây bắp cải cho năng suất cao đúng kỹ thuật

Cải bắp
6 phút, 36 giây để đọc.

Cải bắp có tên khoa học là Brassica oleracea. Bắp cải xanh rất thích hợp với khí hậu lạnh vào mùa đông và mùa xuân. Đây là loại rau chủ lực được trồng nhiều ở Bắc Bộ, miền Trung và Tây Nguyên.

Với bộ rễ cây chùm phát triển tốt, cây cải bắp có khả năng chịu hạn khá tốt. Bắp cải được nhiều người sử dụng trong bữa ăn gia đình, nhất là trong dịp tết Nguyên đán. Đặc biệt, bắp cải là “thần dược” có hiệu quả chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức, phòng chống ung thư và các bệnh tim mạch. Chúng ta cùng tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng bắp cải nhé.

Thời vụ trồng cây bắp cải

Ở các tỉnh phía bắc có 3 vụ trồng bắp cải chủ yếu :

Vụ sớm: gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8, trồng cuối tháng 8 và tháng 9 để thu hoạch vào tháng 11, tháng 12.

Vụ chính: gieo tháng 9-10, trồng giữa tháng 10 đến hết tháng 11 để thu hoạch vào tháng 1-2 năm sau.

Vụ muộn: gieo tháng 11, trồng vào giữa tháng 12 để thu hoạch vào tháng 2- 3 năm sau.

Ở Tây nguyên, có thể gieo vụ 9-10 và vụ tháng 11. Tuỳ thuộc vào thời vụ gieo trồng để tính tuổi cây con. Nhưng khi cây có 4-6 lá thật là thời điểm trồng tốt nhất (tuổi cây trong khoảng 20-30 ngày).

Giống

Giống bắp cải ở nước ta không phong phú. Nguồn giống chủ yếu nhập nội từ Nhật Bản, Trung Quốc và một số giống địa phương ở Miền Bắc.

Ươm giống

Làm đất kỹ, bón lót 300 – 500 kg phân chuồng mục + 5 – 6 kg supephôtphat + 2-3kg phân kali sulphat cho 1 sào Bắc Bộ. Luống rộng 80-100 cm, cao 25-30 cm.

Rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,5-2 cm. Hạt giống trước khi gieo phải ngâm vào nước ấm 50oC trong 20 phút, sau đó ngâm nước lạnh từ 8-10 giờ. Lượng hạt gieo 1,5-2,0 g/m2. Gieo xong phủ lên một lớp rạ dày 1-2 cm, sau đó dùng ô doa tưới đẫm nước. Trong 3-5 ngày sau gieo tưới 1-2 lần/ngày, khi hạt nảy mầm nhô lên khỏi mặt đất ngừng tưới 1-2 ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới 1 lần.

Nhổ tỉa cây bệnh, cây không đúng giống, để mật độ 3-4 cm. Sau mỗi lần nhổ tỉa kết hợp tưới thúc bằng phân chuồng ngâm ngấu pha loãng. Không tưới phân đạm.

Tiêu chuẩn cây giống tốt: Phiến lá tròn, đốt sít, mập, lùn. Cây có 5-6 là thật thì nhổ trồng.

Đất trồng

Đất phù hợp cho cải bắp là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giầu mùn và dinh dưỡng, pH từ 6,0 – 6,5. Nên làm đất kỹ, tơi nhỏ, dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật rồi mới lên luống. Luống cao 25 – 30 cm, mặt luống rộng từ 1,1 – 1,2 m. Bằng phẳng, dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa.

Trồng và Chăm sóc

Không nên trồng cây con non quá sẽ dễ bị chột, chết. Tốt nhất nên để cây có 6 – 7 lá thật rồi mới trồng.

Khi tiến hành trồng cải bắp cần lưu ý làm đất kỹ, luống đánh rộng 80 – 100 cm. Rải phân đều trên mặt luống. Đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống. Lượng phân bón lót cho 1 sào Bắc bộ từ 200 – 250 kg phân hữu cơ ủ hoai, 5 kg lân và 12 kg vôi bột. Đặc biệt lưu ý, đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 30 ngày trước khi thu hoạch.

Có thể dùng nitrat amôn, sulfat amôn thay cho urê, cloruakali thay cho kali sunphat hoặc các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài bón thẳng vào đất. Có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng.

Trồng cây bắp cải cho năng suất cao đúng kỹ thuật
Bắp cải xanh

Lưu ý: Bắp cải thường dễ nhiễm sâu bệnh vào lúc mới trồng, khi còn non. Như sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu xám, bọ nhảy sọc cong, rệp, bệnh héo xanh… Riêng đối tượng rệp, bọ nhảy cần kiểm tra và xử lý triệt để. Tránh lây lan và phát sinh mạnh ở giai đoạn sau.

Tưới nước

Tuyệt đối không dùng nguồn nước thải, nước ao tù chưa được xử lý để tưới. Có thể dùng nước giếng khoan đã được xử lý, nước phù sa sông lớn để tưới.

Sau khi trồng phải tưới nước ngay, ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho đến khi cây hồi xanh, sau đó 3-5 ngày tưới 1 lần.

Các đợt bón thúc đều phải kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc, tưới nước.

Khi cây trải lá bàng có thể tưới ngập rãnh, sau đó phải tháo nước ngay để tránh ngập úng.

Phòng trừ sâu bệnh

Thực hiện các biện pháp trồng trọt, canh tác, thủ công, sinh học. Đầu tiên, nên chọn đất luân canh với cây trồng khác rau họ hoa thập tự. Đối với các vùng không chuyên rau nên luân canh với cây lúa nước nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp. Tưới phun mưa vào các buổi chiều tối có tác dụng rửa trôi bớt trứng, sâu non sâu tơ và hạn chế bướm sâu tơ đến đẻ trứng.

Có thể dùng biện pháp thủ công như ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xám, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang); phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh đem tiêu huỷ. Sử dụng các loại bẫy pheromone để bắt trưởng thành sâu tơ trong suốt thời gian sinh trưởng của cây (cả vụ).

Trồng cây bắp cải cho năng suất cao đúng kỹ thuật
Vườn bắp cải

Trong trường hợp phải sử dụng thuốc BVTV nên ưu tiên các loại thuốc sinh học. Nếu mật độ sâu rất cao, thuốc sinh học không có khả năng khống chế sâu hại thì lựa chọn sử dụng thuốc hóa học ít độc, nhanh phân giải và đảm bảo đủ thời gian cách ly đối với từng loại thuốc theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. Nên tìm hiểu kỹ các loại thuốc trước khi dùng và dùng các loại thuốc có hoạt chất nằm trong danh mục khuyến cáo của Cục BVTV và Chi cục BVTV.

Thu hoạch

Khi cải bắp cuộn chặt và đủ độ lớn thu hoạch tỉa (cây lớn trước, cây bé sau). Chú ý chặt cao sát thân bắp để dễ thu hồi và xử lý gốc rau trên ruộng. Sau khi chặt cây, cần loại bỏ lá ngoài và lá xanh trên bắp, rửa sạch trước khi đóng gói đưa đi tiêu thụ.

Chú ý:

Không bón đạm urê quá muộn hoặc lạm dụng đạm cho cải bắp sẽ làm cây giảm chất lượng, sâu bệnh nhiều và nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Nếu trong vụ có nhiều mưa nên giảm lượng đạm bón, đồng thời tăng cường kali và vi lượng cho rau.

Nên trồng xen cà chua hoặc hành tỏi, súp lơ cùng với cải bắp để hạn chế sâu tơ gây hại.

Nếu mưa kéo dài cần tưới nấm đối kháng vào vùng rễ cây định kỳ 1 tuần/lần để hạn chế cây chết rũ.

Nguồn: kythuatnuoutrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu bệnh đốm xám gây hại phổ biến trên cây cà chua và biện pháp phòng trừ

Bệnh đốm xám trên cà chua do nấm Cercospara fuligena Roldan gây ra. Bệnh đốm lá hại cây cà chua …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh ghẻ khoai lang để có biện pháp khắc phục

Bệnh ghẻ trên khoai lang là do nấm Sphaceloma batatas Sawada gây ra. Bệnh thường phát sinh trước và nhiều …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh sẹo đen xuất hiện trên khoai lang và biện pháp khắc phục

Bệnh sẹo đen xuất hiện trên khoai lang do nấm có tên khoa học là Ceratostomella jimbriata gây ra. Bệnh …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh đốm sọc vi khuẩn xuất hiện trên lá lúa

Bệnh đốm sọc vi khuẩn xuất hiện trên lá lúa do vi khuẩn có tên khoa học là Xanthomonas oryzicola …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh khảm lá phổ biến trên cây sắn và biện pháp phòng trừ

Bệnh khảm lá xuất hiện phổ biến trên cây sắn do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh rỉ sắt xảy ra phổ biến trên cây hoa hồng và biện pháp phòng trừ

Trên lá cây hồng xuất hiện những hiện tượng chấm vàng, có khi nổi gồ lên trên mặt lá rất …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cách xử lý đáy ao nuôi tôm hiệu quả

Phương pháp xử lý đáy ao nuôi tôm hiệu quả cần lưu ý

Đối với nghề nuôi thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, thì giai đoạn cải tạo ao để …
Xem Chi Tiết

Kỹ thuật nuôi cá chép sinh sản tự nhiên hiệu quả trong ao

Cá chép là loài thủy sản có thịt thơm ngon và bổ dưỡng rất được thực khách ưa chuộng. Vì …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chống rét cho cá

Một số biện pháp chống rét cho cá khi mùa đông đến

Ở đất nước có cả bốn mùa xuân hạ thu đông như nước ta thì việc chống rét cho cá …
Xem Chi Tiết

Kỹ thuật chăm sóc thủy sản nước ngọt trong giai đoạn giao mùa

Trong nuôi trồng thủy sản, thủy sản nước ngọt vô cùng nhạy cảm tại giai đoạn giao mùa từ những …
Xem Chi Tiết
Một số bienj pháp kỹ thuật để theo dõi sức khỏe thủy sản nuôi

Một số kỹ thuật theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi

Người nuôi thủy sản phải thường xuyên chăm sóc đồng thời theo dõi sức khỏe của chúng để có những …
Xem Chi Tiết
Nuôi dưỡng cá qua đông hiệu quả

Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng cá qua đông hiệu quả

Hiện nay, khí hậu trở nên khắc nghiệt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vì thế, dự báo …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết