Kỹ thuật trồng chăm sóc cam hiệu quả năng suất cao

Kỹ thuật trồng chăm sóc cam hiệu quả năng suất cao
5 phút, 30 giây để đọc.

Kỹ thuật trồng chăm sóc cây cam không khó vì đây là loại cây trồng không kén đất. Cam  là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Tên khoa học Citrus sinensis. Nó có quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Loài cam là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi (Citrus maxima) và quýt (Citrus reticulata). Đây là cây nhỏ, cao đến khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc.

Đặc điểm sinh thái để trồng chăm sóc cây cam

Cây cam có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng vườn trồng phải đảm bảo tiêu thoát nước tốt, đất thoáng khí và không có tầng đất cứng. Vì sự hiện diện của tầng đất này sẽ làm cản trở sự phát triển của bộ rễ.

Đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có bề dày từ 80-100 cm, có hàm lượng mùn cao, cao ráo, thoát nước. Mực nước ngầm dưới 1 m đều có thể trồng cam quýt. Nếu mực nước ngầm cao, ít thoát nước thì phải có hệ thống thoát nước tốt, lên liếp để trồng.

Đất cát pha thịt hay đất thịt có chiều sâu ít nhất là 1m, tơi xốp và thoáng khí là những loại đất lý tưởng nhất thích hợp để trồng cây cam.

Nhiệt độ thích hợp là 18-35 độ C. Ánh sáng là  một trong những điều kiện quan trọng nhất đối với cây cam. Nó quyết định chất lượng quả cam ngọt, giòn và thơm.

Độ pH của đất là  từ 5– 6.5.

Ẩm độ thích hợp nhất là 70-80%.

Lượng mưa cần khoảng 1000-2000mm/ năm.

Trong mùa nắng, cần phải tưới nước và lượng muối NaCl trong nước tưới không quá 3g/lít.

Cách trồng cam

Nhân giống cam bằng hạt, chiết cành hoặc ghép cành. Dù trồng loại nào khi trồng cũng tránh vỡ bầu để không ảnh hưởng đến bộ rễ.

Khi trồng cam đào hố kích thước 40cmx40cmx40cm hoặc 60cmx60cmx60cm, vúng đồi núi cao cần đào hố có kích thước lớn hơn 70cmx70cmx70cm.

Trước khi trồng cần bón lót ở mỗi hố lượng như sau: 20kg phân chuồng hoai mục +200g super lân + 100g Kali+ 1kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 200g Phân hữu cơ vi lượng HVP ORGANIC

Hỗn hợp trên trộn chung với đất trồng trước 15-20 ngày.

Khoảng cách trồng cam 4mx5m , mật độ khoảng 300-500 gốc/ha. Nếu cam chiết có thể trồng khoảng cách dầy hơn 3mx3m, 4mx2m,3mx4m với mật độ 800-1200 gốc/ha.

Cách chăm sóc cây cam

Cây cam ưa thích khí hậu nhiệt đới, sức sống mạnh mẽ nên dễ trồng chăm sóc so với nhiều giống.

Ánh sáng: cam ưa sáng hoàn toàn, nhiều nắng quả càng ngọt ngon, màu sắc đẹp. Cây không ưa bóng râmNhiệt độ: Cam chịu được biên độ nhiệt lớn từ 13-45oC. Khoảng nhiệt độ ưa thích từ 23-29oC.

Kỹ thuật trồng chăm sóc cam hiệu quả năng suất cao
Vườn cam

Nếu nhiệt độ thấp dưới 13oC cam ngừng sinh trưởng

Nhiệt độ dưới -5oC cam không sống được.

Độ ẩm: Cam ưa ẩm trung bình

Đất trồng

Cây cam có thể trồng ở nhiều loại đất từ đất thung lũng, đất phù sa cổ, đất đồi mới khai hoang, đất phù sa, đất bồi…Loại đất phù hợp nhất là đất thịt,nhiều mùn, thoát nước tốt, mực nước ngầm dưới 1m.

Tầng đất canh tác dày khoảng 0,8-1m, độ pH = 5-7.

Trồng vùng đồng bằng hoặc đất trũng phải đào mương, tạo luống để chống úng, trung du, miền núi phải tưới nước chủ động tránh bị khô hạn.

Tưới nước

Cây trong giai đoạn sinh trưởng đến 3 tuổi cần tưới nước thường xuyên để cây phát triển tốt. Tuy nhiên cần tưới điều độ, vừa phải tránh tưới úng làm cây bị vàng lá, thối rễ dẫn đến chết cây. Cách tưới tốt nhất là nhìn đất quanh gốc se khô thì tưới với lượng khoảng 1 thùng nước.

Kỹ thuật trồng chăm sóc cam hiệu quả năng suất cao
Cam xanh

Khi cây ra hoa và quả tưới điều độ để quả đậu và ít bị rụng.

Bón phân:

Từ lúc trưởng thành và thu hoạch từ 3 tuổi trở đi chúng ta cần bón phân theo giai đoạn để cây sai quả:

Cam 4-6 tuổi: 880-1200g super lân + 50g phân CanNiBo + 640-800g NPK 30-9-9+TE + 185g phân Kali .

Cam trên 10 tuổi: 385g phân Kali +1300-2600g NPK 30-9-9+TE+100g phân CanNiBo +2130-2440g super lân.

Các bón phân: NPK(30-9-9+ TE) chia đều 3 lần để bón vào các giai đoạn: trước ra hoa, sau khi đậu quả và sau thu hoạch.

Phân Kali: chia đều 2 lần để bón: Bón sau khi đậu quả và trước khi thu hoạch 1-2 tháng.

Phân super lân: Bón cùng với phân hữu cơ toàn bộ sau khi thu hoạch quả.

Phân CanNiBo: bón trước khi ra hoa và lúc ra quả non chia đều 2 lần.

Tỉa cành tán

Cắt tỉa tán cây cân đối, đều đặn, loại bỏ các cành sâu bệnh, dập, gãy từ khi cây cao từ 0,5-0,6m, tạo khung thân vững chắc và hợp lý. Các cành nên phân bố dạng ngôi sao để hưởng đầy đủ ánh sáng.Những cành già cỗi nên được chặt bỏ để nuôi cành mới cho các năm tiếp theo.

Sâu bệnh thường gặp đối với cây cam

Bệnh gân xanh lá vàng, Bệnh Tristeza, Bệnh loét cam quýt, bệnh sẹo, Ruồi vàng hại quả,     Rệp sáp, Rệp cam, nhện trắng và nhện đỏ, Sâu đục thân, Sâu vẽ bùa, Bệnh đốm dầu, Bệnh muội đen, Bệnh phấn trắng, Bệnh thán thư, Bệnh chảy gôm, Ruồi đục quả, Sâu xanh, Rầy chổng cánh …cần theo dõi để phát hiện và xử lý bệnh kịp thời.

Khi thu hoạch quả cần đúng thời điểm và cẩn thận để tránh làm xây xát, dập nát, gẫy cành: khi 1/3-1/2 vỏ quả chuyển màu là thu hái để tránh ảnh hưởng đến năng suất quả.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết