Ở Việt Nam thủ phủ trồng cây cherry nhiều nhất là: huyện Gò Công Đông Tỉnh Tiền Giang. Các vùng khác, vùng nào cũng có thể trồng được. Cherry chủ yếu được trồng ở vùng Gò Công, trên đất cát giồng xa biển….
Bởi lợi ích kinh tế mà nó mang lại là rất cao, ngày nay bà con nông dân đã triển khai trồng chúng trên diện rộng. Tuy nhiên để cherry cho năng suất cao thì chúng ta cần có quy trình kỹ thuật phù hợp. Bài viết dưới đây xin gửi đến quý bạn đọc quy trình kỹ thuật trồng cherry hiệu quả.
Mục lục
Đặc điểm nổi bật cây cherry
Cây cherry thuộc loại cây thân gỗ, tạo bóng mát, có chiều cao đạt tới 10m, trung bình 3-7m.
Lá cherry màu xanh đậm, hình trứng, thuôn dài và mỏng dần về đầu ngọn, có răng cưa ở mép lá, nổi rõ gân,hình dáng khá giống lá mận. Gỗ cherry rất cứng. Hoa cherry nhỏ xinh, kết thành chùm rực rỡ với những bông hoa màu hồng đậm hoặc trắng hồng, khá giống hoa tường vi. Hoa cherry cực kỳ sai,lại mọc ở nách lá nên trông càng độ sộ. Trồng cherry thành dãy dài, mùa hoa nở tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp.
Quả cherry hình trứng, tròn xinh, mọc thành chùm trên cuống dài. Khi còn non quả có màu xanh, khi chín chuyển màu vàng, đỏ tươi, hoặc đen tuyền. Thịt quả màu vàng hoặc kem nhạt, có vị ngọt thanh dễ chịu. Quả rộ vào cuối tháng 11. Ngắm nhìn cây cherry độ đương hoa và mùa quả đem đến cảm giác thật tuyệt. Những chùm quả mọng đỏ nổi bật trên nền lá xanh mướt đầy sức sống.
Lợi ích và ứng dụng cây cherry
Quả Cherry được mệnh danh là loại quả kim cương dành cho sức khỏe bởi chất dinh dưỡng dồi dào có trong quả nên được ưa chuộng nhất tại Mỹ và được trồng nhiều nhất tại Châu Âu. Quả càng đậm càng có nhiều dưỡng chất.
Trong 100g thịt quả cherry đã chứa Chất sơ 0.40 g; Phosphorus 19 mg; Thiamine (B1) 0.050 mg; Riboflavine (B2) 0.060 mg; Potassium 224 mg; Manganese 0.092 mg; Chất béo 0.96 g;
Pantothenic acid (B5) 0.127 mg; Folic acid (B9) 4.2 mcg; Magnesium 11 mg; – Chất đạm 1.20 g; Beta Carotene (A) Ascorbic acid 7 mg; Kẽm 0.060 mg; Calcium 15 mg; Đồng 0.095 mg; Sắt 0.39 mg; Pyridoxine (B6) 0.035 mg; Calories 72; Niacin (B3) 0.400 mg;
Ngoài dinh dưỡng, trong quả cherry còn nhiều chất có khả năng chống oxy hóa cao: yaniding ; peonidin; Anthocyanidins. Và các axit chlorogenic acid, hydroxycinnamic, neochloro.
Công dụng của Cherry
Các chất chống oxy hóa trong cherry tốt cho tim mạch. Như một loại thuốc giảm đau, chống viêm cho bệnh khớp, bệnh gout và ngăn ngừa ung thư. Đặc biệt 2 chất quercetin và isoquerxitrin trong quả cherry đã được khẳng định là có khả năng ngăn ngừa giảm trí nhớ, và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư ruột già.
Trong quả Cherry chứa nhiều chất xơ, vitamin A, sắt, chất béo, không chứa cholesterol rất tốt cho tiêu hóa, hệ miễn dịch, làm đẹp da. Và đặc biệt tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.
Quả cherry có tác dụng giải độc, nhuận tràng, tăng cường tiêu hóa. Hàng ngày bạn chỉ cần dùng 1 thìa cà phê nước ép pha với ly nước. Mỗi ngày uống 2-4 lần là thấy được hiệu quả.
Quả cherry có tác dụng tốt trong việc giảm cân, làm đẹp. Giúp mịn da, săn chắc và chống lão hóa.
Quả cherry còn giúp ngủ ngon và an thần nhờ chất melatonin.
Quả cherry còn được chế biến thành nhiều món ăn ngon: làm kem, rượu vang, bánh ngọt, trang trí cocktail…
Cây cherry dược lựa chọn làm cây cảnh trồng chậu trang trí nhà.
Cách trồng chăm sóc cây cherry
Cây cherry ưa khí hậu khô nóng, để trồng cây sai quả và lá xanh mỡ màng chúng ta cần lưu ý:
Nhân giống cherry bằng hạt tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm rất thấp được khoảng 40%. Cách xử lý hạt giống cherry: Ngâm hạt trong nước 3 sôi 2 lạnh khoảng 6-10 tiếng. Sau đó trồng dưới giá thể ẩm khoảng 2cm.
Giữ ẩm điều độ khoảng 1 tháng hạt giống sẽ nảy mầm.
Ánh sáng: Cây cherry ưa ánh nắng đầy đủ, để cho quả mọng đẹp, nên trồng các cây cách nhau khoảng 6m.
Nhiệt độ: cây cherry ưa mát, chịu nóng kém và chịu lạnh tốt. Nhiệt độ <-2oC khi cây trổ hoa lâu sẽ nguy hiểm, <0oC làm hại quả non.
Độ ẩm: cây ưa ẩm trung bình.
Đất trồng: Cây cherry thích hợp với nhiều loại đất, quan trọng là thoát nước tốt. Đất trồng tốt nhất cho cây cherry là loại đất thịt có pha cát, chứa nhiều mùn hữu cơ. Nên phủ lớp mùn trên đất quanh gốc cây.
Tưới nước: Lượng nước tưới cho cherry cần điều độ , nên tưới vào buổi sáng, tránh tưới vào chiều tối gây bệnh cho cây. Tăng cường tưới nước khi cây ra hoa, đậu quả. Cây dễ úng nước nên cần có hệ thống thoát nước vào mùa mưa.
Bón phân: Phân bón nên điều độ hàng tháng để cây phát triển tốt cung cấp đủ dinh dưỡng để tạo quả.
Người ta thường cắt tỉa cây vào mùa xuân để tránh bệnh bạc lá.
Cần chú ý thời tiết và cẩn thận khi thu hoạch và bảo quản cherry để tránh dập nát.
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn