Covid-19 liệu có “cản trở” doanh nghiệp chế biến nông sản Việt

4 phút, 59 giây để đọc.

Đến thời điểm giữa tháng 9, nhiều nền kinh tế tái khởi động sau phong tỏa do dịch Covid-19, dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới có những dấu hiệu khả quan hơn khi kinh tế toàn cầu có xu hướng phục hồi sau khi nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và các doanh nghiệp mở cửa trở lại.Tại tỉnh Hải Phòng, các doanh nghiệp chế biến nông sản phục vụ thị trường dịp tết Nguyên đán chưa bị ảnh hưởng quá lớn bởi làn sóng dịch Covid-19 tái bùng phát lần này. Cùng PQM phân tích về bức tranh sản xuất, tiêu thụ nông sản sau khi đại dịch bùng phát trở lại và dịch Covid 19 đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chế biến nông sản như thế nào nhé.

Bức tranh sản xuất, tiêu thụ nông sản sau khi đại dịch bùng phát trở lại

Sau khi dịch Covid-19 vừa bùng phát trở lại; việc hạn chế đi lại tại một số địa phương có dịch khiến bức tranh sản xuất; tiêu thụ nông sản và thủy sản chia thành 2 nhóm khác nhau.

Bức tranh sản xuất, tiêu thụ nông sản sau khi đại dịch bùng phát trở lại
Bức tranh sản xuất, tiêu thụ nông sản sau khi đại dịch bùng phát trở lại

Trái ngược với sự ảm đạm tại các vườn chuối; vựa nuôi trồng thủy sản; tại các đơn vị chế biến nông sản và các đơn vị sản xuất có hợp đồng bao tiêu bài bản; việc buôn bán vẫn chưa ảnh hưởng nhiều.

Nông sản vẫn tiếp tục phục vụ theo những hợp đồng sẵn

Chị Nguyễn Thị Hà, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Thụy Hương cho biết; vụ đông năm 2020, hợp tác xã canh tác 30ha rau vụ đông như: khoai tây, súp lơ, bắp cải, củ cải… đến thời điểm hiện tại, người dân đã thu gần xong. Sản phẩm chủ yếu phục vụ trong thành phố theo các đơn hàng đã hợp đồng sẵn nên khi dịch Covid-19 xảy ra và lan rộng, việc tiêu thụ nông sản chưa bị ảnh hưởng.

Nông sản vẫn tiếp tục phục vụ theo những hợp đồng sẵn
Nông sản vẫn tiếp tục phục vụ theo những hợp đồng sẵn

“Chúng tôi trồng chủ yếu là các mặt hàng cung cấp cho thành phố, không xuất khẩu, không đi ra địa phương ngoài nên chưa thấy bị ảnh hưởng gì. Về sản xuất, hợp tác xã đang vào vụ gieo cấy, chúng tôi giảm bớt nhân lực để đảm bảo không tập trung đông người, mọi người thay ca nhau. Bình thường khoảng 17-18 người cho 1 buổi nhưng giờ chúng tôi chia ra”, bà Hà chia sẻ.

Việc vận chuyển hàng hóa có phần khó khăn hơn

Tại Công ty CP Chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long, đơn vị này trung bình mỗi năm cung ứng cho thị trương trong và ngoài nước từ 2-3 nghìn tấn thủy, hải sản chế biến. Vừa qua, khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, dù có ảnh hưởng ít nhiều, việc vận chuyển hàng hóa qua các địa phương có dịch khó khăn hơn, tuy nhiên hoạt động sản xuất và kinh doanh vẫn diễn ra đều đặn. Doanh nghiệp vẫn sản xuất, tạo công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động

Việc vận chuyển hàng hóa có phần khó khăn hơn
Việc vận chuyển hàng hóa có phần khó khăn hơn

Việc tiêu thụ vẫn diễn ra khá thuận lợi

Tương tự như doanh nghiệp này, tại các doanh nghiệp chế biến khác tại Hải Phòng như: chế biến rươi, cá thu 1 nắng, nước mắm, mực… Theo ghi nhận, đến thời điểm hiện tại; việc tiêu thụ vẫn diễn ra khá thuận lợi.

Thậm chí lượng hàng hóa bán đi còn tăng cao so với các thời điểm khác trong năm do nhu cầu tiêu dùng dịp tết tăng cao và một số khách hàng có tư tưởng tích trữ hàng hóa để bán đề phòng dịch bệnh phức tạp.

“Dịch bệnh xảy ra khó khăn là chung cho các doanh nghiệp; đối với Công ty chúng tôi; hiện tại việc vận chuyển hàng hóa sang Quảng Ninh và Hải Dương về cơ bản vẫn diễn ra bình thường, hàng hóa đến chốt kiểm dịch tại vị trí giáp ranh các địa phương sẽ được bốc sang xe bên đó để vận chuyển đến các đại lý.

Tuy nhiên; với các khách hàng không có phương tiện vận chuyển thì việc tiêu thụ tạm thời dừng lại. Dù vậy; nhưng khối lượng xuất bán của chúng tôi vẫn tăng do các đối tác lấy nhiều hàng hơn bình thường”; ông Nguyễn Hữu Miền, Giám đốc Công ty CP Chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long cho biết.

Dịch Covid 19 ít ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chế biến nông sản

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hải Phòng, trên địa bàn thành phố ước tính có khoảng 24.796 đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; trong đó có 4.860 đơn vị sản xuất ban đầu nông lâm thủy sản, 2.934 cơ sở sơ chế; chế biến thực phẩm.

Trong năm 2020; dịch Covid-19 xảy ra; các doanh nghiệp chế biến nông sản, thủy sản trên địa bàn Hải Phòng phục vụ thị trường trong nước ít ảnh hưởng hơn các đơn vị chế biến phục vụ xuất khẩu.

Đối với các vùng sản xuất nông sản; những đơn vị sản xuất bài bản; sản phẩm được cơ quan chức năng cấp chứng nhận an toàn thực phẩm; có tem mác đầy đủ; có hợp đồng bao tiêu sản phẩm thì cơ bản hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ được; không bị tác động nhiều.

Nguồn: ngonsanviet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu bệnh phấn trắng xuất hiện phổ biến trên bầu bí

Bệnh phấn trắng xuất hiện trên bầu bí có tên khoa học là Erysiphe cichoracearum De Candolle. Bệnh phấn trắng …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh ghẻ trên cây có múi một cách tổng hợp

Bệnh ghẻ trên cây có múi có tên khoa học là Elsinoe fawcetti Bilet Jenk. Theo nghiên cứu bệnh phổ …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu về cây hoa hồng xuất hiện bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen là bệnh xảy ra phổ biến trên thực vật và đặc biệt là đối với cây hoa …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh thán thư phổ biến trên cây xoài và biện pháp phòng trừ

Bệnh thán thư trên xoài là một trong những bệnh quan trọng và gây hại phổ biến trên cây xoài …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa và biện pháp phòng trừ

Bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa do nấm có tên khoa học là Microdochium oryzae Samuels gây ra …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh do tuyến trùng gây khô đầu lá lúa

Bệnh khô đầu lá lúa do tuyến trùng có tên khoa học là Aphelenchoides beseyi Christie gây ra được phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết
Tôm sú

Những bệnh thường gặp ở tôm sú và cách cải thiện

Nỗi sợ hãi về dịch bệnh và thực tế khắc nghiệt của sinh học tôm đã dẫn đến sự gia …
Xem Chi Tiết
cá chép

Phòng và trị bệnh thường gặp ở cá chép

Đã có lịch sử lâu dài về việc bùng phát dịch bệnh và thiệt hại kinh tế ở các loài …
Xem Chi Tiết
Cá nheo

Cá nheo có hiện tượng xuất huyết gốc vây, cách phòng trị

Các thiệt hại kinh tế do các bệnh truyền nhiễm gây ra rất khó xác định vì việc ghi chép …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết