Hải Dương giúp người dân tìm đường giải cứu nông sản

8 phút, 23 giây để đọc.

Tỉnh Hải Dương đang tích cực tìm đường giải cứu nông sản cho người dân. Những ngày gần đây, nhiều diện tích rau màu ở Hải Dương đến kỳ thu hoạch nhưng thương lái không về cân mua do Hải Dương đang thực hiện cách ly xã hội toàn tỉnh. Bên cạnh nỗ lực tháo gỡ của cơ quan chức năng; với tinh thần tương thân, tương ái, nhiều tổ chức; cá nhân cũng tích cực vào cuộc để giúp nông dân. Số lượng nông sản cần tiêu thụ ngay của tỉnh Hải Dương khoảng 10.000 tấn; nhưng không vì hai chữ ‘giải cứu’ mà coi nhẹ tiêu chuẩn. Vậy Hải Dương có thực sự giúp người dân giải cứu nông sản trong những ngày “u ám” của mùa dịch này?

Lượng nông sản “khổng lồ” đang chờ “giải cứu”

Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương hiện có khoảng 116ha rau các loại với sản lượng khoảng 4.400 tấn, chủ yếu là bắp cải, su hào, súp lơ, rau gia vị. Tuy nhiên, dịch COVID-19 việc tiêu thụ các mặt hàng này đang rất khó khăn.

Hội phụ nữ phường Thất Hùng, thị xã Kinh Môn thắp đèn ra đồng thu hoạch hành giúp các gia đình đang bị cách ly, phong tỏa.
Hội phụ nữ phường Thất Hùng, thị xã Kinh Môn thắp đèn ra đồng thu hoạch hành giúp các gia đình đang bị cách ly, phong tỏa.

Chiều 19/2, ông Phạm Văn Xô, trú tại thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ ngồi bên bờ ruộng buồn bã nhìn ra 7 sào su hào đã quá ngày thu hoạch mà không có thương lái về thu mua. Thông thường, giá thời điểm thấp nhất gia đình ông Xô cũng có lãi khoảng 5-6 triệu đồng/sào. Thế nhưng năm nay, lứa xu hào này không bán được, ông Xô thiệt hại không dưới 20 triệu đồng. Không riêng ông Xô, đây cũng là tình cảnh chung của nhiều người trồng rau màu ở các nơi trong huyện như Ngọc Kỳ, Đại Sơn, Nguyên Giáp.

Kế hoạch chủ động kết nối với doanh nghiệp lớn để tìm đường “tiêu thụ”

Bà Vũ Thị Hà, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tứ Kỳ cho biết: Những ngày qua; Huyện đã liên hệ với Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; gửi danh sách các hợp tác xã, nông dân để kết nối với các doanh nghiệp của thành phố Hà Nội; chủ động kết nối với các đơn vị thu mua nông sản an toàn ở trong tỉnh, các đơn vị bếp ăn trong khu công nghiệp; các doanh nghiệp lớn trong tỉnh… Trong hai ngày 18-19/2, khoảng 40 tấn rau, củ đã được thu mua.

Hội phụ nữ phường Hiến Thành thu hoạch và bán bắp cải giúp các gia đình đang bị cách ly, phong tỏa.
Hội phụ nữ phường Hiến Thành thu hoạch; và bán bắp cải giúp các gia đình đang bị cách ly, phong tỏa.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương, hiện tỉnh còn khoảng khoảng 4.000ha rau vụ đông đang đến thời điểm thu hoạch với sản lượng ước khoảng 90.000 tấn. Trong đó, có trên 55.000 tấn hành củ, khoảng 26.000 tấn cà rốt và khoảng 8.000 tấn rau bắp cải, su hào, súp lơ, rau ăn lá các loại. Tuy nhiên, lo ngại trước diễn biến dịch COVID-19; thời gian qua một số địa phương đã không cho xe hàng của Hải Dương đi qua, kể cả việc sang tải ở các chốt giáp ranh.

Cho phép phương tiện đi lại và tài xế lưu thông trở lại

Tỉnh Hải Dương đề nghị Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng; tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh có cửa khẩu quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan cho phép phương tiện; tài xế chở hàng hóa từ Hải Dương đi lại để kịp thời tiêu thụ; thông quan xuất khẩu.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương cũng có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các ngành liên quan yêu cầu đảm bảo việc tổ chức sản xuất nông nghiệp diễn ra bình thường. Người dân trong quá trình sản xuất đảm bảo quy đinh “5K” của Bộ Y tế.Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm hướng dẫn; và giám sát việc đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch và tổ chức sản xuất.

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm hướng dẫn và giám sát việc đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch và tổ chức sản xuất.

Những cơ quan chức năng đã vào cuộc giúp người dân như thế nào?

Bên cạnh những giải pháp tháo gỡ từ cơ quan chức năng; nhiều tổ chức đoàn thể cũng tích cực vào cuộc để giúp người nông dân. Hưởng ứng chủ trương của Hội Nông dân huyện Tứ Kỳ; chiều 19/2, hàng chục hội viên Hội Nông dân các xã Bình Lãng; Chí Minh đã tới cánh đồng thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo để thu hoạch su hào; bắp cải giúp nông dân địa phương.

Ông Nguyễn Văn Du, Chủ tịch Hội Nông dân xã Chí Minh cho biết: “Hôm nay, chúng tôi huy động 20 hội viên tới thu hoạch giúp và cũng hỗ trợ một phần kinh phí cho chủ ruộng, tuy không nhiều nhưng bù đắp phần nào thiệt hại cho bà con. Kinh phí cho hoạt động này chúng tôi trích từ kinh phí của Hội và sự ủng hộ của một số Mạnh Thường Quân”. Rau củ sau khi được thu hoạch sẽ được chở đến ủng hộ cho các điểm cách ly tập trung, một phần hỗ trợ người dân địa phương.

Tại thị xã Kinh Môn, nơi có khoảng 4.600ha rau vụ đông, từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, Hội Nông dân và Hội Phụ nữ các xã, phường đã huy động hội viên vừa thu hoạch vừa bán giúp nông sản cho các gia đình trong khu cách ly, phong tỏa.

Chỉ đạo các cơ sở hội phát huy tinh thần tương thân tương ái

Theo chị Lê Thị Chinh, Chủ tịch Hội phụ nữ thị xã Kinh Môn, Hội Phụ nữ thị xã đã chỉ đạo các cơ sở hội phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp nhau trong mùa dịch. Trên cơ sở thống kê danh sách các hộ dân bị cách ly, phong tỏa, các hội viên luân phiên nhau giúp thu hoạch và bán giúp rau cho những gia đình này.

Thông qua nhóm zalo và fanpage của 25 cơ sở hội; chị em cán bộ hội thông tin tình hình các địa phương; kêu gọi phát động hội viên mua ủng hộ. Thực tế những ngày qua cho thấy đây là một kênh khá hiệu quả; tháo gỡ khó khăn về đầu ra cho các mặt hàng rau vụ đông; như bắp cải, súp lơ, su hào, rau ăn lá. Riêng ngày 30 Tết; Hội Phụ nữ phường Hiến Thành đã thu hoạch; và bán giúp khoảng 4.000 cái bắp cải cho nông dân trong các vùng có dịch.

Đối với hành tỏi hiện đang vào cao điểm thu hoạch để kịp giải phóng đất cho vụ cấy lúa chiêm xuân nên để giúp đỡ cho các gia đình trong vùng cách ly, phong tỏa không có nhân lực; mấy ngày nay, các cơ sở hội đã huy động hội viên thu hoạch cả ban đêm để kịp tiến độ thời vụ sản xuất lúa. Ban ngày; các chị em thu hoạch cho vườn nhà. Ban đêm; các chị em từng đoàn thắp đèn ra đồng thu hoạch giúp các gia đình khác.

Tỉnh Hải Dương triển khai kế hoạch “giải cứu” nông sản

Tỉnh đoàn Hải Dương cũng đang triển khai chuỗi hoạt động giải cứu nông sản cho nông dân các địa phương trong tỉnh. Hai ngày nay; Tỉnh đoàn đã kết nối doanh nghiệp; huy động đoàn viên thanh niên hỗ trợ thu hoạch nông sản cho nông dân huyện Tứ Kỳ; và Kim Thành. Ngày 18/2; khoảng 10 tấn nông sản đã được thu hoạch và phân phối đến các khu cách ly.

Hội viên Hội Nông dân các xã Bình Lãng, Chí Minh (huyện Tứ Kỳ) đã tới thu hoạch su hào, bắp cải giúp nông dân thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo.
Hội viên Hội Nông dân các xã Bình Lãng; Chí Minh (huyện Tứ Kỳ) đã tới thu hoạch su hào; bắp cải giúp nông dân thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo.

Theo anh Nghiêm Xuân Tuấn; Phó Bí thư Tỉnh đoàn Hải Dương, những ngày tới, Tỉnh đoàn cố gắng kết nối thêm với các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để thu mua nông sản giúp người dân và kêu gọi các tổ chức; cá nhân hỗ trợ phương tiện vận chuyển.

Đề nghị các chốt kiểm soát tạo điều kiện lưu thông cho đội xe tình nguyện

Để tạo thuận lợi cho việc chở nông sản; ngày 19/2, Sở Công Thương Hải Dương đã có văn bản đề nghị các chốt kiểm soát tạo điều kiện lưu thông cho đội xe tình nguyện của Tỉnh đoàn đi thu mua nông sản giúp nông dân trong tỉnh; với điều kiện lái xe và người đi cùng phải áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch.

Chia sẻ với nông dân Hải Dương; mới đây; một số cá nhân là người Hải Dương đang sinh sống ở Hà Nội cũng đã thông qua mạng xã hội, đứng ra kêu gọi cộng đồng chung tay giải cứu nông sản cho nông dân Chí Linh đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Theo đó; các cá nhân này sẽ tổng hợp số lượng; và báo về đầu mối là các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Sau khi được thu gom; hàng sẽ được vận chuyển đến tay người tiêu dùng đảm bảo đúng quy trình phòng dịch.

Nguồn: nongsanviet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết