Tìm hiểu hiệu quả bất ngờ từ kali sunfat đối với cây trồng đạt chất lượng tiêu chuẩn

6 phút, 55 giây để đọc.

Kali rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng sinh dưỡng của cây. Đối với cây ăn quả, kết quả nghiên cứu cho thấy Kali sunfat (K2SO4) giúp chất lượng nông sản đạt mức cao nhất. Vậy kali sunfat có ưu điểm gì hơn so với kali thông thường? Cách sử dụng kali sunfat hiệu quả nhất? … Qua các bài viết dưới đây, những câu hỏi này sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu vai trò của kali sunfat đối với cây trồng.

Hiệu quả của kali sunfat

Ở những vùng chuyên canh cây ăn quả, nhất là những vùng cây cho quả cao như sầu riêng, bơ, bưởi, cam …, nhà vườn chú trọng đến chất lượng quả. Việc sử dụng phân bón cân đối, hợp lý kỹ thuật canh tác, trọng tâm là bón đạm, lân và kali cho cây ăn trái, thời kỳ nuôi quả thì hàm lượng kali sunfat cao được nhiều nhà vườn sử dụng để nâng cao hiệu quả.

Kali sulphat là gì?

  • Tính chất vật lý: Kali sunfat ở dạng tinh thể cứng màu trắng, không mùi, có vị mặn và đắng. Nhiệt độ nóng chảy là 1069°C; rất cao nên khó bắt lửa nhưng có thể hòa tan được trong nước. Phân kali sunfat được biết là có tính chua sinh lý nên khi bón cho cây lâu năm sẽ dẫn tới đất bị chua.
  • Tính chất hóa học: Thường được sinh ra từ các phản ứng hóa học hoặc khai thác trong khoáng chất tự nhiên. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất phân kali và nguyên liệu của phèn chua. Mặc dù có tính axit nhưng phân kali sunfat có tính chua thấp hơn phân kali clorua.

Vai trò của kali sunfat đối với cây trồng, cây ăn trái

Đóng vài trò về chất lượng nông sản

  • K2SO4 là một loại phân bón cao cấp có chứa hàm lượng kali cao đến 52%; đồng thời chứa cả hàm lượng lưu huỳnh 18% cung cấp cho cây trồng; đặc biệt cung cấp cho một số cây có nhu cầu lưu huỳnh cao.
  • Sử dụng K2SO4 còn giúp cho những cây cần hàm lượng Clo phát triển tốt hơn, năng suất chất lượng cao hơn như sầu riêng, cà phê, mía, ngô, đậu tương, các loại rau màu,…

Đóng vài trò về chất lượng nông sản

  • K2SO4 giúp cây ra hoa sớm, trái chín sớm, ngon ngọt hơn, chất lượng trái tăng lên, màu sắc đẹp hơn và tăng năng suất trái lên.
  • Đối với các loại cây lương thực như lúa, lúa mì,… khi sử dụng Kali Sunphat còn giúp cây cứng cây, chống đổ ngã, giảm tỉ lệ lép hạt, làm vàng, sáng bông và chắc hạt lúa hơn.
  • Ngoài ra, sử dụng K2SO4 cho cây có múi như: bưởi, cam, quýt… giúp cho nâng cao chất lượng múi, tránh hiện tượng khô đầu múi, sượng múi.
  • Đối với cây sầu riêng, cây bơ,… Kali sunphat giúp cho múi cơm mềm hơn, thơm hơn không bị sượng múi, chất lượng trái tăng lên rõ rệt, bền trái hơn, giảm rụng trái non trên cây.
  • Kali xúc tiến quá trình quang hợp, hình thành và vận chuyển đường trong cây, giúp cây trồng chịu đựng được trong một số điều kiện thiếu ánh sáng nhất định.

Kali xúc tiến tạo thành protit để hình thành tế bào mới

  • Giúp cây đẻ nhánh, nảy lộc.
  • Giúp cây trồng tăng khả năng hút nước, làm chậm quá trình sự đóng kết của dịch tế bào khi gặp lạnh, nên giúp cây trồng chịu hạn, chịu lạnh tốt.
  • Kali tham gia hình thành các mô tế bào, giúp cây cứng cáp, hạn chế đổ ngã.

Nếu thiếu hoặc thừa kali sẽ như thế nào

Nếu thiếu kali sẽ: Biểu hiện của thiếu kali cho thấy các lá già cháy các mép lá và đầu lá, có thể trở nên các đốn tàn, lá có biểu hiện như bị rách.

  • Gây ảnh hưởng bất lợi đến sự trao đổi chất trong cây.
  • Làm suy yếu hoạt động của enzyme gây lép hạt.
  • Làm giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống
  • Tác động bất lợi đến năng suất và chất lượng của sản phẩm.

Tuy nhiên, bón phân kali quá nhiều cũng không tốt cho cây. Theo các nhà khoa học, khi bón nhiều kali không gây tác hại rõ rệt như đạm, nhưng bón kali nhiều và nhiều năm liên tiếp gây ảnh hưởng xấu đến rễ cây. Làm teo rễ, làm giảm quá trình hút nước, ngăn cản hấp thu canxi, magie, úc chế quá trình hấp thụ đạm.

Hàm lượng kali nhiều trong nông sản cũng làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng người tiêu dùng, khi sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt là người bị bệnh tim mạch hoặc bệnh thận.

Một số loại Kali phổ biến hiện có trên thị trường

Một số loại Kali phổ biến hiện có trên thị trường

Kali Clorua (KCl – Viết tắt là MOP)

  • Được sử dụng rộng rãi nhất cho cây trồng trong các loại phân được sử dụng. Là loại phân rẻ nhất hòa tan trong nước và hấp thụ dễ dàng bởi rễ cây.

Kali Sunphat (K2SO4 – Viết tắt là SOP)

  • Cung cấp kali và lưu huỳnh ở dạng hòa tan và không có Clo
  • Giảm chỉ số muối so với MOP
  • Phù hợp với vùng canh tác có trong đất mức độ muối trong đất và nước tưới cao. Những cây trồng mẫn cảm với Clo như: nho, quả hạch, quả dâu, thuốc lá, khoai tây, hạt điều, rau, sầu riêng,… và nhiều cây trồng khác.

Kali Hydrophotphat (MKP)

  • Cung cấp lân và kali cho cây ở dạng hòa tan cho cây trồng
  • Không chứa hàm lượng Nitrat và clo
  • Có thể sử dụng với phân bón trong thủy canh và phun qua lá cho cây trồng hấp thụ tốt nhất, bổ sung hàm lượng lân va kali cao cho cây.

Cách bón phân kali cho cây trồng

Cách bón phân kali cho cây trồng

  • Theo các nhà khoa học khuyến cáo, lượng phân kali cần bón sẽ phù hợp với hàm lượng kali dễ tiêu trong đất, năng suất dự đoán, tình trạng vườn cây và loại đất trồng.
  • Cách tốt nhất là bón cân đối để đạt hàm lượng cao nhất cho cả cây và độ phì của đất. Với những cây trồng có giá trị cao thì khuyến cáo sử dụng K2SO4, các sản phẩm NPK chuyên dùng cho cây có hàm lượng K2SO4 để nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Hiện nay, công nghệ sản xuất phân bón có rất nhiều tiến bộ; các thành phần dinh dưỡng cần thiết trong từng giai đoạn phát triển được cân đối hợp trong các sản phẩm chuyên dùng. Đặc biệt, với cây ăn trái thành phần Kali Sunfat được sử dụng ở giai đoạn nuôi trái với tỉ lệ hợp lý; vừa giúp nhà vườn thuận tiện trong việc sử dụng, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao.
  • Để cây ăn trái đạt hiệu quả cao người trồng nên phun trước khi cây ra hoa; và 2-3 lần trước khi tượng trái cho đến khi trái lớn 15-20 ngày. Khi sử dụng liều lượng nên tuân theo hàm lượng của nhà sản xuất khuyến cáo.

Liều lượng bón cho một số cây trồng

  • Lúa, bắp: 40-50g / 16 lít nước giai đoạn 7 ngày trước khi trổ và sau khi trổ 7 ngày. Giúp trổ đồng loạt, chống cây đổ ngã, hạt to, chắc, nặng.
  • Đậu, ớt, cà chua: 30-50g / 16 lít nước, giai đoạn trước khi ra hoa và sau đậu quả non. Giúp tăng độ ngọt, màu sắc được đẹp hơn.
  • Cây có múi, nhãn, xoài, thanh long: 40-50g /16 lít nước phun đều trên lá phun giai đoạn trước thu hoạch. Phun 2-3 lần cách 15-20 ngày/lần. Giúp tránh hiện tượng sượng quả, tăng vị ngọt, hương thơm, màu sắc.
  • Rau, củ: 20-25g /16 lít nước khoảng 7-10 ngày phun 1 lần. Giúp lá xanh, củ to, tăng năng suất.
  • Cà phê, tiêu, điều: 40-45g /16 lít nước phun giai đoạn trước ra hoa 7-10 ngày. Sau khi đậu quả non phun 2-3 lần cách 10-15 ngày/lần. Giúp tăng chất lượng hương vị, mùi thơm nông sản.

Nguồn: Camnangcaytrong.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết