4 phút, 34 giây để đọc.
Đối với nghề nuôi thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, thì giai đoạn cải tạo ao để chuẩn bị cho vụ nuôi mới cũng như quy trình quản lý đáy ao nuôi trong suốt quá trình nuôi là vấn đề hàng đầu được người nuôi đặt ra.
Bởi rằng, tôm sẽ có điều kiện phát triển và tăng trưởng nhanh nếu đáy ao được cải tạo kỹ lưỡng và quản lý tốt. Và ngược lại, nếu đáy ao nuôi bị suy thoái, lượng bùn trong đáy ao tích tụ nhiều,… sẽ cản trở tôm bắt mồi. Do đó, khiến đàn tôm chậm phát triển và quan trọng hơn là sẽ làm gia tăng nồng độ khí độc. Đây là những nguyên nhân gây thiệt hại to lớn trong quá trình nuôi. Vậy, đặc điểm của đáy ao nuôi tôm như thế nào? Và khi xử lý đáy ao nuôi tôm cần có những lưu ý gì? Những chia sẻ sau đây sẽ giúp chúng ta giải đáp những câu hỏi trên:
Mục lục
Đặc điểm chung của đáy ao nuôi tôm
Các thành phần trong đáy ao nuôi tôm bao gồm: lớp đất nền tự nhiên, chất cặn lắng, bùn nhão lỏng do thức ăn dư thừa, chất hữu cơ và phân tôm tạo ra. Trong đó, Carbon hữu cơ tích tụ từ thức ăn chiếm khoảng 25; dinh dưỡng tích tụ từ thức ăn thường chiếm khoảng 5% – 40%; Nitơ và Phốt pho chiếm lượng khoảng 24%.
Khi các chất dinh dưỡng, hữu cơ cũng như cặn bùn này tích tụ ở đáy ao đến một mức nào đó sẽ hình thành khí độc H2S gây hại cho tôm. Vì vậy, chúng ta cần “khử” chúng khỏi ao nuôi tôm.
Phương pháp xử lý đáy ao nuôi tôm
Sau đây là những phương pháp xử lý đáy ao nuôi tôm cần lưu ý bạn nên biết:
Phơi ao
Phơi ao là công việc rất cần thiết trước khi bắt đầu vụ nuôi mới. Bởi việc làm này sẽ giúp oxy hóa các chất hữu cơ, giảm lượng khí độc H2S và nhiều mầm bệnh nguy hiểm khác. Đây là lý do vì sao sau khi tôm được thu hoạch, người nuôi sẽ phơi ao cho đến khi đất đáy ao nứt nẻ.
Xới đất và rải vôi
Để đảm bảo có sẵn thức ăn nuôi cấy vi thực vật, đáy ao nên được xới lên với độ sâu khoảng 5 – 10 cm. Các vi thực vật được nuôi cấy có thể kể như tảo, màu nước,… Sau đó, thực hiện rải vôi theo tỉ lệ thích hợp với độ pH và Axit của đất.
Xử lý đáy ao nuôi tôm hiệu quả bằng việc bón phân
Phân bón được sử dụng giúp gia tăng hiệu suất bạn đầu hoặc làm nguồn thức ăn tự nhiên trong ao. Phân bón thường thích hợp bón vào các ngày trời nắng. Bởi việc này giúp quá trình sử dụng dinh dưỡng tốt hơn.
Ao phải được bón phân để kích thích tảo phát triển, tạo bóng râm ở đáy ao, sử dụng hợp chất nitơ và phosphate trong ao. Bóng râm giúp ngăn chặn sự phát triển của tảo đáy độc. Không nên để nước trong vì sẽ làm cho tảo đáy phát triển. Nếu tảo phát triển kém nên lấy nước có tảo ở các ao gần đó. Tuy nhiên, chỉ nên lấy nước từ ao mới vừa thả giống hoặc từ ao lắng. Tuyệt đối không nên dùng nước từ ao đã nuôi lâu ngày. Bởi chất hữu cơ tích tụ sẽ gây ra sự bùng phát xạ khuẩn làm nhiễm khuẩn cho tôm con.
Một lưu ý khi sử dụng phân bón đó là chỉ nên sử dụng phân bón vô cơ. Không nên dùng phân bón vô cơ. Phân bón được hòa tan với nước trước khi tạt khắp ao để tránh lắng ở đáy làm giàu dinh dưỡng kích thích tảo đáy phát triển.
Sử dụng vi sinh xử lý đáy ao nuôi tôm hiệu quả
Chế phẩm sinh học nói chung là thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Trong đó, dòng vi sinh xử lý đáy ao nuôi tôm EcoCleanTM Sludge Reducer của Mỹ được xem là sản phẩm hiệu quả nhất hiện nay. Dòng vi sinh này có khả năng làm giảm đáng kể lượng bùn đáy tích tụ lên đến 30 – 60%. Chúng còn có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch bùn đáy ao. Vì vậy, giúp giảm mùi hôi và các loại khí độc; cung cấp hệ vi sinh vật và enzyme có lợi trong ao nuôi,…
Để vi sinh phát huy tối đa hiệu quả, khi nguồn nước đã được xử lý kỹ trong ao lắng và bắt đầu bơm sang ao nuôi, chúng ta tiến hành xử lý vi sinh để tạo hệ vi sinh vật có lợi cho ao nuôi tôm. Việc này giúp tăng cường khả năng hoạt động của ao, tạo môi trường thuận lợi cho tôm.
Trích dẫn: visinhthuysan.vn