Các kỹ thuật nuôi sò huyết trong ao cho hiệu quả cao

7 phút, 6 giây để đọc.

Hiện nay, sò huyết là loại động vật biển có thị trường tiêu thụ rất lởi bởi giá trị dinh dưỡng cao. Đồng thời, nuôi sò huyết không cần đầu tư quá nhiều  vốn. Hơn nữa, không phải cho ăn vì tạn dụng các nguồn thức ăn tự nhiên, chỉ cần sử dụng đến công quản lý mà thu nhập cao gấp 5-10 lần vốn đầu tư. Chính vì vậy, hoạt động này được nhiều nơi phát triển. Trong đó, điển hình 2 tỉnh Bến Tre, Kiên Giang có phong trào nuôi sò mạnh nhất cả nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năng suất tạo ra bình quân đạt 60-70 tấn/ha. Cùng tìm hiểu về phương pháp nuôi sò huyết đạt hiệu quả dưới đây.

Giá trị của sò huyết

Sò huyết thương mại được sản xuất nhiều ở Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Tại Việt Nam, sò huyết xuất hiện nhiều nhất ở Phú Yên, Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bến Tre…. Sò huyết có giá trị dinh dưỡng cao, bổ máu, được chế biến thành nhiều món ăn như sò luộc, sò hấp, bò xào sò huyết, cháo sò huyết…Những món ăn này còn có tác dụng chữa bệnh tốt như tăng huyết áp, suy nhược cơ thể, lao phổi.

Theo các nghiên cứu, trong 100g sò huyết có các thành phần chính: 81,3g moisture; 11,7g protein; 1,2g lipid; các chất khoáng; các loại vitamin A,B1,B2,C;giá trị năng lượng 71,2 Kcal.

Dân gian có câu: “Chưa ăn sò huyết, chưa biết Phú Yên” để khen ngợi chất lượng sò huyết ở vùng đất này.

Thiết kế ao nuôi sò huyết

Khi nuôi sò trong các đầm phải thiết kế, xây dựng bãi nuôi có thiết kế hình chữ nhật và xây dựng kèm theo các công trình. Việc đắp bờ ao xung quanh phải đắp chắc chắn, chiều rộng mặt bờ khoảng 2 – 2,5 m, đáy bờ khoảng 3 – 3,5 m, chiều cao của bờ 1,2 – 1,5 m. Phía xung quanh trong bờ ao cần xây dựng thêm mương. Mương có diện tích khoảng 15 – 20% diện tích bãi nuôi. Thủy triều được lọc lại bùn, cát và các tạp chất trước khi vào bãi qua mương làm cho nước vào bãi trong sạch. Ngoài tác dụng là rào chắn không cho sinh vật có hại xâm nhập vào bãi, mương còn có nhiệm vụ điều chỉnh nhiệt độ trên bãi nuôi.

Hình ảnh sò huyết
Hình ảnh sò huyết

Nên xây một bờ ngăn cao khoảng 0,6 m, bề mặt 0,6 m, cách bãi nuôi khoảng 1,5 m và cách cửa cống 1,5 m phía trước bãi nuôi và đối diện với cửa cống cấp nước. Mục đích xây là làm phân tán dòng chảy; giúp cho bãi nuôi không bị xói mòn vì tác dụng giảm tốc độ chảy của nước từ cống cấp vào bãi khi xây.

Xử lý ao nuôi sò huyết

Tiến hành lấy nước vào ao nuôi sau khi cải tạo, sên vét ao nuôi, mương bao. Thực hiện bằng cách thông qua túi lọc để hạn chế trứng các sinh vật gây hại sò huyết xâm nhập vào ao nuôi. Nên theo dõi chất lượng nước ngoài kênh rạch trước khi cấp. Mục đích để đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho sò huyết phát triển. Rồi tiến hành gây màu cho ao nuôi tạo nguồn thức ăn tự nhiên (tảo) giai đoạn đầu. Sau thơi gian 2 – 3 ngày tiến hành diệt tạp, diệt khuẩn cho sò khi mới thả giống.

Một số hóa chất thông thường có thể sử dụng để diệt tạp như dây thuốc cá (10 – 15 kg/1.000 m3); Saponin (10 – 15 kg/1.000 m3); gây màu dùng phân vô cơ DAP, Ure (3 – 5 kg/1.000 m3). Các hóa chất này nhằm tạo môi trường tốt cho thủy sản nuôi phát triển. Kiểm tra môi trường ao nuôi (pH, độ mặn, độ, độ kiềm, độ trong…) trước khi thả. Kiểm tra nhằm đối chiếu các thông số môi trường trong ao nuôi với giới hạn cho phép xem có nằm trong ngưỡng thích hợp hay không để kịp thời điều chỉnh.

Nguồn giống nuôi sò huyết

Sò huyết giống hiện nay chủ yếu là lấy từ giống tự nhiên. Do đó trước khi tiến hành lấy giống cần phải điều tra, dự báo diện tích bãi giống, trữ lượng giống. Mục đích để có thể chủ động trong sản xuất. Xác định diện tích qua điều tra vùng phân bố của sò giống. Đồng thời xác định trữ lượng giống bằng cách lấy mẫu sinh lượng; rồi dựa trên diện tích bãi giống và sinh lượng để tính ra trữ lượng giống. Thời điểm lấy giống nên tiến hành khi phát hiện giống khoảng 10 – 15 ngày (giống cỡ 25.000 – 30.000 con/kg). Sò tốt thường có màu sắc trắng hồng không lẫn tạp vật và các sinh vật hại sò.

Vận chuyển giống

Sau khi lấy giống, có thể vận chuyển giống bằng phương pháp giữ ẩm.Tránh để sò huyết tiếp xúc với nước ngọt trong quá trình vận chuyển, đặc biệt là nước mưa. Thời gian vận chuyển con giống không quá 6 giờ. Sò huyết giống nên được dựng trong cập đệm hoặc bao bố. Nên để nơi thoáng mát, vận chuyển bằng xe hoặc tàu thuyền. Đồng thời thường xuyên tưới nước biển lên các bao đựng để sò huyết giống dễ hô hấp. Trong điều kiện nhiệt độ thấp thì thời gian cho phép để vận chuyển lâu hơn và tỷ lệ sống cũng cao hơn. Thời điểm thả giống có thể vào buổi sáng hoặc buổi chiều, trời mát, không mưa bão.

Mật độ thả

Trung bình nên thả sò với số lượng như sau: Cỡ 400 con/kg. Mật độ thả khoảng 850 – 900 con/1.000 m2. Khi số lượng dưới 400 – 350 con/kg thả mật độ 950 – 1.000 con/1.000 m2; cỡ dưới 350 – 300 con/kg thả 950 – 1.000 con/1.000 m2; cỡ dưới 300 – 250 con/kg thì thả 1.000 con/1.100 m2.

Chăm sóc, quản lý

Sau khi đã thả nuôi phải thường xuyên có người quản lý, kịp thời tu sửa đê bao của đầm nuôi. Tránh để bị rò nước ra ngoài, chú ý điều tiết lượng nước trong đầm. Định kỳ 15 ngày tháo nước một lần, kiểm tra sự sinh trưởng và điều kiện sống của sò. Đồng thời làm sạch đầm, loại bỏ sinh vật gây hại. Tiêu diệt các loài Muschlus senhousei và rong bún Enteromorpha spp… Nếu phát hiện mật độ sò quá cao, hoặc sò sinh trưởng chậm, thì chuyển bớt một số sò tới nuôi ở đầm khác.

Khi nuôi sò huyết kết hợp, cần san thưa định kỳ 2 – 3 tháng/lần để tạo môi trường cho sò huyết sinh trưởng và phát triển tốt. Trong quá trình nuôi, hạn chế việc sử dụng hóa chất. Tuy nhiên, vào những ngày mưa lớn kéo dài, nên bón vôi CaCO3 liều lượng 10 – 15 kg/1.000 m3. Kiểm tra các yếu tố môi trường ngoài kênh cấp trước khi cấp và thay nước. Việc làm này để ổn định chất lượng nước ao nuôi. Định kỳ kiểm tra mức tăng trưởng của sò huyết, các đối tượng nuôi trong ao và các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, độ mặn, độ trong… để có hướng xử lý kịp thời.

Thu hoạch sò huyết

Thu hoạch sò huyết
Thu hoạch sò huyết

Sò huyết giống thả khoảng 500 – 800 con/kg, sẽ cho thu hoạch sau thời gian 7 – 8 tháng. Sò này đạt cỡ thương phẩm 60 – 70 con/kg. Cỡ sò huyết giống thả 1.000 – 1.200 con/kg thì thời gian nuôi 12 – 18 tháng thu hoạch; sò sẽ đạt 60 – 70 con/kg. Thông thường người dân áp dụng hai hình thức thu hoạch là thu tỉa và thu dứt điểm. Với sò huyết nuôi, áp dụng phương pháp thủ công khi thu hoạch sò huyết nuôi. Thực hiện thu hoạch bằng cách rút nước trong ao còn khoảng 1/3, sau đó mò bắt.

Trích dẫn: thuysanvietnam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết