Kỹ thuật chăn nuôi ếch trong mô hình lồng lưới

5 phút, 28 giây để đọc.

Ếch đang là loại động vật được rất nhiều các nông hộ chú ý đến trong mô hình chăn nuôi. Với ưu điểm có thể vừa sống được trên cạn và sống dưới nước thì việc tạo mô hình chăn nuôi rất có lợi cho người nông dân. Là một loài động vật lưỡng cư có khả năng hô hấp bằng phôi và qua da, nên ếch sống được rất dai.

Không chỉ vậy, thịt ếch trắng hồng có chứa rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng cho sức khỏe con người đặc biệt đó là hàm lượng chất đạm. Ếch có thể chế biến được thành rất nhiều món như: chiên giòn làm đồ nhắm bia, lấy thịt làm ruốc ếch,…

Để đáp ứng được nhu cầu và sở thích của mọi người trên thị trường thì các nhà chăn nuôi luôn cố gắng tìm tòi và trang bị những kiến thức kỹ thuật chăn nuôi sao cho phù hợp để đạt được năng suất cao nhất. Hiện nay các nông hộ đang phát triển nhiều trong mô hình nuôi ếch lồng lưới. Có thể nói đây là mô hình không tốn nhiều chi phí tuy nhiên để mang lại hiệu quả kinh tế cao thì người dân vẫn cần phải nắm vứng những kỹ thuật sau đây.

nuôi ếch lồng lưới

Hiện nay, mô hình nuôi ếch bằng lồng lưới giăng trong ao; kết hợp nuôi cá dưới ao đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Mô hình thuận tiện cho quá trình chăm sóc ếch; giúp người nuôi giảm chi phí so với nuôi bằng bể xi măng; giúp tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất. Đặc biệt sử dụng chế phẩm sinh học trong suốt quá trình nuôi đã góp phần bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm an toàn. Tuy nhiên để nuôi ếch thành công thì người nuôi cần tìm hiểu kỹ quy trình kỹ thuật trước khi nuôi.

Chuẩn bị ao

ao nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ; vét bùn, bón vôi; phơi ao; lấy nước vào và xử lý nước. Trong ao đặt lồng nuôi ếch vẫn nuôi cá bình thường mà lại không tốn nhiều thức ăn cho cá. Các loại cá thích hợp cho môi trường này là: cá tra; rô phi… Các loại cá này dễ thích nghi với môi trường; hơn nữa lại ăn tạp và kháng bệnh cao.

Lồng lưới

Lồng nuôi ếch là loại lưới nilon. Kích cỡ mắt lưới khoảng 0,5-1cm. Kích thước lồng dài khoảng 4-5m, ngang khoảng 3m, chiều sâu khoảng 1,2m. Các lồng ếch được đặt cách bờ khoảng 20cm; cách mặt nước khoảng 40-50cm. Bên cạnh đó; để phòng tốt hơn trường hợp ếch nhảy ra và tránh nhiều địch hại cho ếch như rắn; chim, mèo nên có nắp lồng ở trên.

Giá thể cho ếch

Sử dụng các miếng xốp có kích thước rộng 30 cm, dài 40 cm, đặt ở dưới đáy chiếc lưới, khoảng cách giữa các tấm xốp là 20-25 cm; hoặc sử dụng tre khô đóng lại thành những tấm vạt nhỏ có chiều ngang khoảng 3-5cm; chiều dài khoảng 3-4m; dùng lưới có kích cỡ mắc lưới khoảng 0,2-0,4cm bao tấm vạt tre vừa đóng lại. Giá thể nhằm làm chỗ nghỉ cho ếch và cho ếch ăn. Diện tích giá thể chiếm 2/3 – 3/4 diện tích nuôi. Chú ý khi làm các giá thể: đinh đóng vào vạt tre không được để lòi ra ngoài sẽ làm trầy xước ếch hay tấm xốp có thể bọc nilon lại vì khi bể ra ếch có thể ăn vào làm khó tiêu.

nuôi êch lồng lưới

Chọn giống và thả giống

Chọn ếch khoảng 100con/kg; đồng đều, khỏe mạnh; linh hoạt, màu sắc đậm; không nhiễm bệnh hay bị dị tật. Thời gian thả: lúc trời mát (buổi sáng hoặc buổi chiều). Mật độ thả nuôi: 40-80 con/m2.

Thức ăn

sử dụng thức ăn viên nổi có độ đạm cao (22-35%). Cho ăn bằng cách rải thức ăn trực tiếp lên các giá thể đặt trong lồng lưới. Tháng đầu cho ăn 7-10% trọng lượng đàn ếch, 3 – 4lần/ngày; từ tháng thứ hai cho ăn 2 – 5%, 1-2lần/ngày.

Quản lý, chăm sóc

Định kỳ trong suốt vụ nuôi sử dụng men tiêu hóa; vitamin C bổ sung vào thức ăn cho ếch ăn; đồng thời dùng men vi sinh xử lý nước ao. Khoảng 2 tuần cân ếch một lần để kiểm tra trọng lượng trung bình cả đàn làm cơ cơ sở điều chỉnh chế độ cho ăn và chăm sóc hợp lý. Giữ mực nước trong lồng từ 10 – 30cm. Nếu có điều kiện che mát và phun tưới nước vào lúc trời nắng thì mực nước chỉ cần giữ ngập 1/2 – 2/3 thân ếch. Thường xuyên quan sát chất lượng nước và kịp thời thay nước khi cần thiết.

Phân cỡ

Trong quá trình nuôi nhất là trong tháng đầu; bà con cần tách riêng các loại ếch lớn nhỏ sang từng lồng riêng để dễ chăm sóc, nhằm tránh tình trạng chúng chia thành bầy đàn; con lớn cắn con nhỏ; gây hao hụt về số lượng và chậm lớn (thao tác bắt phải nhẹ nhàng; dùng vợt để vớt nhằm tránh trầy sướt da và làm mất nhớt trên da ếch).

Thu hoạch

Sau 2-3 tháng nuôi ếch đạt trọng lượng trung bình 200-250 g/con; có thể thu hoạch toàn bộ.

Nếu bà con tìm hiểu kỹ những yêu cầu kỹ thuật trên tin chắc rằng sẽ có một vụ nuôi ếch thành công.

Đánh giá

Theo đánh giá của Trạm Khuyến nông Trà Ôn; mô hình này phù hợp cho các hộ nuôi tận dụng diện tích ao; mương vườn có sẵn, để tăng gia sản xuất; nâng cao thu nhập. Tuy nhiên;do giá cá rô phi đỏ trên thị trường biến động bất lợi cho người nuôi; lợi nhuận của mô hình còn thấp; thời gian nuôi ngắn, có thể thả nuôi 2 lứa cá; 3-4 lứa ếch trên năm sẽ mang lại nguồn thu nhập đáng kể.
Đối với những hộ có điều kiện sản xuất lớn; có thể ứng dụng quy trình kỹ thuật của mô hình nuôi ếch thương phẩm trong vèo kết hợp cá rô phi đỏ phát triển với quy mô lớn; chuyên nghiệp, lâu dài.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết