Các phương pháp chung cần thiết dành cho chăn nuôi gia súc

5 phút, 47 giây để đọc.

Gia súc gồm nhiều loại động vật như: chó, mèo, hươu nai, trâu bò,…Mỗi con vật lại có một đặc tính hình thức cũng như quy trình sinh hoạt khác nhau. Tuy nhiên vẫn có một số phương pháp chung cần thiết có thể áp dụng cho tất cả gia súc trong quy trình chăm sóc và chăn nuôi. Tất cả gia súc trong các mô hình chăn nuôi cần phải được đảm bảo khỏe mạnh cũng như đạt năng suất tối đa. Có con chuyên về sinh sản cũng có con chuyên về cho thịt.

Việc chăn nuôi gia súc ở các hộ nông dân là điều rất thân thuộc. Nhưng không phải ai cũng có kiến thức cũng như áp dụng các phương pháp đúng đắn để áp dụng vào mô hình trang trại chăn nuôi nhà mình. Bên cạnh các mô hình chăn nuôi trâu bò thì hiện nay có rất nhiều gia đình đã mạnh dạn chăn nuôi hươi nai, chó mèo,… để làm mô hình phát triển kinh doanh chính của gia đình. Vì vậy chúng ta càng cần phải có những phương pháp để áp dụng trong mô hình chăn nuôi của gia đình mình. Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

gia súc

Nhận xét chung

Hiện nay đang trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi bất thường, nắng nóng, mưa ẩm xen kẽ làm gia súc gia cầm không kịp thích nghi, sức đề kháng giảm. Ngoài ra điều kiện vệ sinh không được đảm bảo, chuồng nuôi ẩm thấp là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho đàn vật nuôi. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi trong thời điểm giao mùa, người chăn nuôi cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng như sau:

Chế độ dinh dưỡng

– Cung cấp đầy đủ thức ăn dễ tiêu, đảm bảo chất lượng và số lượng phù hợp với từng lứa tuổi của vật nuôi. Tuyệt đối không sử dụng những thức ăn đã ẩm, mốc, ôi thiu. Đối với lợn con tập ăn và gia cầm con ở giai đoạn nuôi úm tốt nhất nên sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Với trâu bò cần cân đối cho ăn thức ăn tinh kết hợp với thức ăn thô xanh, nên ủ chua thức ăn xanh hoặc ủ rơm với ure để dự trữ thức ăn vào mùa đông cho trâu bò.

– Cho vật nuôi uống nước sạch, nếu trong ngày nhiệt độ xuống thấp cần cho vật nuôi uống nước ấm. Bổ sung thuốc bổ trợ sức như: chất điện giải, vitamin vào nước uống để nâng cao sức đề kháng.

Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin

– Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho gia súc gia cầm theo đúng lịch phòng để tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi. Đối với đàn trâu bò tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng, lở mồm long móng. Đối với đàn lợn cần tiêm phòng 4 bệnh đỏ (tụ huyết trùng, dịch tả, đóng dấu, phó thương hàn) và bệnh tai xanh, lở mồm long móng, lợn nái tiêm thêm vacxin leptospira, suyễn lợn, lợn con tiêm thêm vacxin Ecoli. Đối với gia cầm tiêm vacxin tiêm đầy đủ các loại vacxin Newcastle, Gumboro, cúm gia cầm đối với đàn gà, tiêm các loại vacxin viêm gan siêu vi trùng, dịch tả, cúm gia cầm đối với đàn vịt…

– Sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho gia súc, gia cầm để phòng một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột như: Hen suyễn, tụ huyết trùng, tiêu chảy….

Tăng cường vệ sinh chuồng trại

– Thường xuyên quét dọn, vệ sinh trong và ngoài chuồng nuôi; vệ sinh mắng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi.

– Định kỳ 1-2 lần/tuần phun thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại và khu vực chăn nuôi để tiêu độc; diệt mầm bệnh bằng các loại thuốc sát trùng như Benkocid, Han-Iodine; Five-Iodine, RTD-Iodine….diện tích phun toàn bộ chuồng trại và khu vực chăn nuôi để hạn chế mầm bệnh.

động vật gia súc

Xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng hầm biogas; đệm lót sính học hoặc ủ phân…. đúng kỹ thuật trước khi thải ra môi trường.

– Những ngày này, cần chú ý che chắn chuồng trại, tránh gió lùa; nhất là những ngày có gió mùa đông bắc. Khi mưa phùn hoặc mưa kéo dài; ẩm độ cao cần giữ ấm cho vật nuôi; nhất là đối với động vật non, mới sinh.

Thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe vật nuôi

Thường xuyên  kiểm tra; thăm khám sức khỏe vật nuôi. Khi phát hiện vật nuôi có biểu hiện không bình thường (bỏ ăn, sốt; ho, thở nhanh; tiếng thở khò khè; con vật đi đứng không bình thường; thích nằm; biểu hiện mệt mỏi…) cần tách con vật nhốt riêng để theo dõi. Cần giũ ấm cho con vật; có chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc riêng và điều trị thích hợp. Sau khi con vật trở lại bình thường mới cho con vật nhập đàn trở lại. Trường hợp vật nuôi có triệu chứng nặng lên cần báo ngay cho cán bộ thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.

Vận chuyển vật nuôi

– Dùng phương tiện vận chuyển chuyên dùng đã được vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc sát khử trùng; che chắn tốt (nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng) để tránh mưa tạt; gió lùa. Mật độ nuôi nhốt phù hợp; tránh không để vật nuôi đè lên nhau. Nếu vận chuyển đường xa cần chuẩn bị thức ăn, nước uống để cho vật nuôi sử dụng. Thực hiện nghiêm kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an toàn dịch bệnh.

– Khi mới nhập đàn đối với trâu bò ngoài việc tiêm phòng các loại vacxin thông thường cần tiêm phòng thuốc phòng ký sinh trùng đường máu để phòng một số bệnh như tiêm mao trùng; lê dạng trùng, biên trùng.

Lợi ích việc chăn nuôi gia súc nhốt chuồng

Có thể thấy, nuôi gia súc nhốt chuồng đã khẳng định hiệu quả nhờ thuận lợi hơn trong việc chăm sóc, hạn chế rủi ro, kiểm soát được dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế. Thời gian tới, xã Song Khủa tiếp tục khuyến khích người dân mở rộng quy mô chăn nuôi đại gia súc nhốt chuồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Đồng thời, tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm, để bà con yên tâm sản xuất.

Nguồn: vinhphucgov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết