Phương pháp chăn nuôi dê từ 1-3 tháng tuổi

4 phút, 54 giây để đọc.

Trên thị trường Việt Nam, đặc biệt phải nói đến thị trường thực phẩm đang có xu hướng phát triển rất tốt. Một trong các loại thực phẩm được người dân chú ý tới đó chính là thịt dê. Thịt dê không chỉ ngon ngọt mà còn mang lại nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Vì vậy để đáp ứng và cung cấp đầy đủ nhu cầu của mọi người trên thị trường thì hiện nay có rất nhiều người nông dân chọn mô hình chăn nuôi .

Tuy nhiên, chăn nuôi dê cũng cần phải có những phương pháp cụ thể thì mới đạt được số lượng và chất lượng đảm bảo. Đặc biệt là đối với các trang trại lớn thì càng cần chú ý nhiều hơn đến các phương pháp chọn con giống, hàm lượng thức ăn,… hay như chăm sóc trong các thời kỳ khác nhau trong quá trình phát triển của dê con.

Dê con rất dễ nuôi nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là, xao nhãng các thời kỳ phát triển của nó. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp các phương pháp chăn nuôi dê con trong độ tuooit từ 1-3 tháng.

dê con

Theo kinh nghiệm những người nuôi lâu năm; dê không khó nuôi nhưng mẫn cảm với thời tiết, người nuôi cần cẩn thận, tỉ mỉ, nhất là trong những thời điểm chuyển mùa. Dê là loài sinh sản nhanh; dê cái 2 năm đẻ 3 lứa; mỗi lứa 2 – 3 con nên người nuôi có điều kiện nhân đàn nhanh. Nuôi dê rất thuận lợi nhờ địa phương có những dãy núi đá nên chúng tự leo trèo lên núi kiếm ăn.

Sau khi đẻ đến 10 ngày tuổi

– Dê con vừa đẻ xong bạn lau khô mình cho nó rồi cắt rốn ngay (cắt cách cuống rốn 3-4cm; vuốt hết máu ra ngoài). Sau đó, bạn lấy dây chỉ buộc cuống rốn cách bụng khoảng 3-4cm rồi cắt phần bên ngoài của cuống rốn; sát trùng chỗ cắt bằng oxy già hay cồn iod 5%.

Vẫn để dê nằm chung chuồng với mẹ; lót chỗ nằm bằng rơm hoặc cỏ sạch.

– Trong nửa giờ sau khi đẻ; dê con cần được bú sữa đầu vì lúc này sữa mẹ rất tốt; có nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể giúp dê con mau lớn; có sức đề kháng chống được tình trạng suy dinh dưỡng và bệnh đường tiêu hoá.

– Nếu dê con quá yếu; không tự bú được thì bạn tập cho nó bú hoặc vắt sữa vào bình rồi cho nó bú 3-4 lần/ngày.

– Nếu dê mẹ không chịu cho bú thì bạn giữ chặt dê mẹ, vắt bỏ tia sữa đầu rồi đưa núm vú vào miệng dê con, tập cho nó bú. Lúc nào nhận thấy dê con đã bú no bạn mới cho nó rời vú mẹ. Tập cho sê bú vài ngày như thế thì dê mẹ sẽ cho con bú trực tiếp. Ngoài ra bạn cần tập cho dê con bú đều hai vú mẹ. Nếu chỉ bú một bên; vú còn lại sẽ cương sữa làm dê mẹ đau; không chịu cho con bú nữa.

Từ 11-45 ngày tuổi

– Đây là giai đoạn vắt sữa dê mẹ (2lần/ngày, lúc sáng và chiều tối đối với dê mẹ có năng suất sữa trên 1lít/ngày). Sau khi vắt sữa xong bạn cho dê con bú phần sữa còn lại trong bầu vú của dê mẹ.

– Nếu thấy dê con bú chưa no thì bạn cho nó bú thêm khoảng 300-350 ml sữa (bằng bình; 2-3 lần/ngày).

chăn nuôi dê con

– Mỗi ngày bạn cho dê con bú khoảng 450-600ml sữa là vừa. Để xác định được lượng sữa dê con đã bú; bạn cân trọng lượng của nó trước và sau khi cho bú.

– Nếu dê mẹ tiết sữa dưới 1lít/ngày; bạn chỉ vắt sữa 1lần/nagỳ vào buổi sáng và cần tách dê con khỏi mẹ từ 5 giờ chiều hôm trước đến 6 giờ 30 phút sáng hôm sau. Rồi bạn cho dê con theo mẹ suốt thời gian còn lại trong ngày, không cần cho bú thêm bằng bình.

– Từ lúc dê 11 ngày tuổi trở đi, bạn có thể cho nó ăn thêm các loại thức ăn dễ tiêu như các loại cỏ lá non sạch; chuối chín; bột bắp, bột đậu nành rang…

– Lượng thức ăn tăng dần: Từ 28 đến 45 ngày tuổi cho ăn khoảng 30-35 g thức ăn tinh; từ 46-90 ngày tuổi cho ăn 50-100g thức ăn tinh.

Từ 46-90 ngày tuổi

– Ở giai đoạn chăn nuôi này bạn chỉ cho dê con bú 2 lần/ngày và giảm lượng sữa cho bú xuống (từ 600ml còn 400ml). Thay vào đó bạn cho dê con ăn dặm thêm thức ăn dinh dưỡng (nên hâm nóng ở 38-40oC).

– Riêng bình sữa; bạn cần khử tiệt trùng trước và sau khi cho bú; lau sạch nền chuồng khi dê con đã bú xong.

– Bạn cần thả dê con đi lại tự do trong sân chơi hoặc chăn thả nơi gần chuồng để tập cho nó vận động.

– Dê con dễ bị cảm lạnh, tiêu chảy; viêm loét miệng, do đó bạn nên giữ ấm cho nó khi trời trở gió (lót ổ rơm sạch; che chắn chuồng và vệ sinh chuồng trại thường xuyên…). Ngoài ra, bạn không nên chăn thả dê con dưới 1 tháng tuổi.

– Nếu thấy dê con gầy yếu, suy dinh dưỡng; bạn cần cho ăn thêm những chất bổ sung dinh dưỡng như vitamin và premix khoáng hoặc nên loại bỏ ngay để tránh lãng phí tiền của và công nuôi mà không đạt kết quả tốt.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết