Cá sấu là loài động vật hoang dã, khó thuần chủng. Vì vậy việc chăn nuôi cá sấu cần nhiều những kỹ thuật và các kiến thức quan trong để áp dụng cho quy trình chăn nuôi. Tuy nhiên với ưu điểm cá sấu có sức đề kháng khỏe mạnh cũng như thức ăn đơn giản. Vì vậy hiện nay nhiều người nông dân chọn mô hình nuôi cá sấu làm mô hình để phát triển kinh doanh.
Các sản phẩm từ cá sấu không chỉ được yêu thích ở trong nước mà ngay cả ngoài nước cũng được rất nhiều người chú ý và quan tâm đến. Các sản phẩm từ cá sấu như da, thịt,… đều được sử dụng làm thành các thương phẩm. Vì vậy có thể nói đây chính là lý do khiến các việc chăn nuôi cá sấu mang lại lợi ích kinh tế cao đến cho người chăn nuôi.
Khi nuôi cá sấu cần chú ý đến các kỹ thuật trong việc dựng chuồng trại cẩn thận, thức ăn cho cá sấu cũng như các phương pháp cần thiết để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình nuôi cá sấu.
Mục lục
Cách xây dựng chuồng trại nuôi cá sấu thương phẩm
– Chuồng nuôi cá sấu phải có hệ thống rào chắc chắn, có bể chứa nước (bể đất hoặc bể xi măng), có khu vực cho cá sấu ăn và có nhiều cây bóng mát.
– Địa điểm làm chuồng nuôi cá sấu: cần chọn nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, kín gió. Điều cần chú ý là các hàng rào cây chắn gió không được che khuất ánh nắng mặt trời buổi sáng và buổi chiều chiếu vào chuồng. Mục đích để khi cá ăn xong sẽ nằm phơi nắng
=> giúp cá sấu tiêu hóa thức ăn
Kích thước chuồng
– Kích thước chuồng nuôi cá sấu thương phẩm rất đa dạng. Chuồng nuôi cá sấu thường có kích thước 10 x 10m (trong chuồng có đào một ao chứa nước). Với kích thước này có thể nuôi 200 con cá sấu 2 – 4 tuổi (mật độ 2 con/m2).
Rào chắn
Rào chắn cá sấu không có khả năng leo trèo cao để vượt rào ra ngoài, vì thế không cần phải làm rào chắn quá cao. Tuy thế chúng có thể tẩu thoát bằng cách dũi đất – nhất là khi đất quá ẩm; vì vậy nên chôn hàng rào sâu ngập trong đất ít nhất 50cm.
– Có thể dùng gỗ; lưới kim loại; các tấm thiếc để làm rào quây chuồng hoặc xây tường bao bằng gạch.
– Có thể dùng gạch để xây móng chìm trong đất và xây thành tường cao lên cách mặt đất 30cm. Phía trên thành tường này người ta cột gỗ hoặc lưới kim loại để rào kín. Cách làm này đã làm tăng tuổi thọ của công trình. Kinh nghiệm nuôi cá sấu cho thấy tường rào xây cao khoảng 1,4m có thể nuôi nhốt những con cá sấu dài 2 mét an toàn.
– Trong chuồng nuôi cá sấu nhất thiết phải có nước cho cá sấu đầm mình; vì vậy phải có ao hoặc bể xây.
– Ao đất (hoặc bể đất) nếu đào nông khó giử được nước, nhưng nếu đào sâu cá sấu đã xuống nước sẽ khó lên bờ. Người ta dùng các khúc gỗ; tảng đá hoặc tấm xi – măng để xếp vào bờ ao giúp cá sấu lên bờ dễ dàng. Tránh không được dùng các hòn đá nhọn nham nhở vì có thể làm xây xát da bụng cá sấu; làm giảm giá trị của tấm da sau này và có thể gây bệnh do nhiễm trùng…
Chú ý
– Khi nuôi trong ao đất cần chú ý vét bớt bùn và phơi đáy ao dưới ánh nắng mặt trời theo định kỳ để làm tăng quá trình phân giải chất hữu cơ và còn có tác dụng diệt các mầm bệnh.
– Mô hình một ao nuôi cá sấu có đáy đất; bờ được xếp hoặc kè đá và xi – măng; có dòng nước tự chảy vào – ra nhưng vẫn giữ được mức nước cố định… được coi là một mô hình phù hợp nhất đối với các chuồng nuôi cá sấu thương phẩm.
– Nếu điều kiện cho phép có thể xây bể xi – măng chìm để thay cho ao đất. Bể xây không cần sâu quá 75 cm. Nếu trong cùng một chuồng mà có các bể xây ở các độ cao thấp khác nhau thì cá sấu có xu hướng tụ tập đông đúc ở bể phía dưới; trong khi đó bể ở phía trên sẽ bỏ trống không có con nào.
Để chuồng thông thoáng
– Tất cả các chuồng nuôi cá sấu đều cần có một khu vực rộng láng xi măng để cá sấu nằm phơi nắng; nhất là khi nuôi với mật độ dày; ngoài ra cũng phải dành đất để trồng cây tạo bóng râm cho cá sấu ẩn nấp.
– Trong chuồng quây để nuôi cá sấu nếu trồng được những cây thân gỗ có tán thấp và rộng sẽ tạo được nhiều bóng râm; cá sấu có thể bò trườn ở phía dưới tán cây mà không gây hại gì cho mầm cây.
Số lượng cây trồng trong chuồng bao nhiêu là tùy điều kiện nhưng ít nhất cũng phải một nửa diện tích chuồng nuôi được ở trong bóng râm khi mặt trời ở trên đỉnh đầu. Nên chọn loại cây có lá xanh quanh năm để trồng, tuy thế cũng khó tránh được lá xanh và quả nhỏ rụng xuống lâu ngày sẽ làm bịt kín các đường ống dẫn nước.
– Điều cần lưu ý khi nuôi mô hình cá sấu là nên có một chuồng cách ly để nuôi riêng những con yếu. Ở chuồng cách ly nên dùng nguồn nước riêng; máng ăn phải luôn luôn giữ sạch và có chế độ chăm sóc đặc biệt.. Ngoài ra còn lập một khu riêng có nhiều ngăn chuồng nhỏ để nhốt giữ cá sấu trước khi xuất bán.
Cho ăn và chăm sóc
– Cần cho cá sấu ăn đủ và thức ăn phù hợp. Cá sấu hầu như không có khả năng đồng hóa đạm có nguồn gốc thực vật.
– Thường cho cá ăn những loại thức ăn như lòng lợn; lòng bò, lòng gà vịt; cá đồng, cá biển, chuột.
– Cần dựa vào thức ăn còn lại của chiều ngày hôm trước để điều chỉnh thức ăn cho vừa đủ. Theo dõi nhiều lần cho cá sấu ăn sẽ đoán được nguyên nhân cá không ăn hết thức ăn; do thức ăn không phù hợp; do thời tiết hay do chuồng trại bị xáo trộn làm cho cá sấu hoảng sợ.
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn