Kỹ thuật chăn nuôi cua đồng mô hình đơn giản mà vẫn hiệu quả

8 phút, 30 giây để đọc.

Cua đồng là một loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng. Cua không chỉ mang lại nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt mà nó còn có thể chế biến được thành nhiều loại thức ăn đa dạng và phong phú. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường người dân Việt thì các nông hộ luôn luôn tìm cách để nghiên cứu ra những kỹ thuật chăn nuôi mới trong mô hình nuôi cua đồng.

Cua đồng nếu biết cách chăn nuôi thì hương vị của cua sẽ không bị hôi; mằ đặc biệt cua vẫn to và đạt được năng suất hiệu quả cao. Cua đồng có thể chế biến thành nhiều món như: canh riêu cua, bún riêu cua hoặc nấu cháo cho trẻ nhỏ cũng rất tốt,…Trong cua đồng có hàm lượng dinh dưỡng canxi cao vì vậy hãy ăn cua nhiều hơn để bổ sung canxi và các chất cần thiết cho cơ thể.

Tuy nhiên để nuôi cua đồng đúng cách theo mô hình trong ao hồ và đồng ruộng không phải là điều đơn giản. Ngược lại, nếu biết các kỹ thuật chăm sóc thì đây lại được coi là một mô hình không tốn nhiều chi phí cũng như vẫn đạt được hiệu quả cao.

Hãy tham khảo bài viết dưới đây để trang bị thêm các kỹ thuật chăn nuôi cua đồng nhé.

kỹ thuật nuôi cua đồng

Chuẩn bị ao, rộng nuôi

Đối với ao nuôi

– Nguồn nước phải chủ động, không ô nhiễm.

– Có cống cấp và cống thoát nước riêng biệt.

– Đáy ao tốt nhất là đất thịt, có lớp bùn dày 20cm là vừa.

– Ao nuôi có diện tích từ 300-1.000m2, độ sâu 0,8-1,2m.

– Xung quanh bờ phải rào bằng đăng tre, tấm nhựa hoặc lưới cước đặt nghiêng về phía ao không cho cua thoát ra được.

Đối với ruộng nuôi

Chọn ruộng nuôi địa thế ruộng bằng phẳng, giữ nước tốt; nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước thuận lợi, chất nước không bị ô nhiễm, chất đất là loại đất thịt.

– Diện tích mỗi ruộng từ 1/3 ha đến 2/3 ha là vừa, nhỏ quá chất nước không ổn định, lớn quá khó quản lý.

Đào mương

– Đào mương nuôi tạm ở góc ruộng hoặc ở ria ruộng, rộng 4-6 m, sâu 1-1,5 m, diện tích khoảng 3—5% diện tích ruộng.

– Đào mương bao quanh và mương giữa. Mương bao quanh chân bờ về phí trong 1m, sâu 0,8-1,0m, rộng 3-5m. Nếu ruộng rộng, đào thêm ở giữa ruộng hình chữ “+” hoặc “#” rộng 1-1,5m, sâu 0,5-0,8m. Tổng diện tích cả 3 loại mương chiếm khoảng 15-20% diện tích đất ruộng.

– Lấy đất đào mương để đắp bờ ruộng cho cao và to ra. Chú ý nện đất chặt để nước bị rò rỉ. Các cửa cống cấp thoát nước phải chắn bằng săm hoặc lưới thích hợp; nền cống phải đầm chặt.

Đặt lưới

– Đặt lưới chắn xung quanh ruộng. Nếu lưới bằng nilon mỏng thì phải đóng cọc cao hơn mặt bờ 40-50cm, lấy dây thép buộc nối các đầu cọc với nhau, gấp đôi tấm nilon lên dây thép cho rủ xuống đất thành 2 lớp rồi vùi sâu trong đất bờ từ 15-20cm. Nếu chắn bằng tấm nhựa hoặc fibroximăng… thì chỉ cần vùi xuống đất 15-20 cm, đầu trên cao hơn mặt đất ít nhất là 40cm; bốn góc lượn hình cung.

– Dùng vôi sống hàm lượng 75-105 kg/1000m2 hoà nước té đều khắp mương.

– Trồng các loại cỏ nước phủ kín đáy mương và thả các loại cây nổi như bèo tấm, rau dừa nước, bèo cái…khoảng 1/3 mặt nước.

Cải tạo ao, ruộng nuôi

cua đồng

Trước khi nuôi 1-2 tuần, tiến hành tát cạn nước để diệt hết địch hại của cua và tiêu diệt mầm bệnh, bằng cách bón vôi 7-10 kg/100 m2, phơi nắng 3-5 ngày sau đó cấp nước vào ao, đối với ruộng thì cấp nước vào nhưng không cho nước tràn lên ruộng, chỉ khi nào đến thời kỳ lúa sắp làm đòng mới cấp nước lên ruộng cho cua lên ruộng tìm thức ăn.

– Tiến hành gây màu nước cho ao bằng phân chuồng hoặc phân hóa học để tạo nguồn động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua giống mới thả.

– Trong ao, ruộng nuôi nên chất chà làm nơi trú ngụ cho cua lúc cua lột xác tránh bị hao hụt, có thể thả thêm bèo, rau muống, rau dừa nước … để che phủ ao vào những ngày nắng gắt. Độ che phủ khoảng 1/3 diện tích mặt ao.

Chọn và thả giống

– Thời vụ thả giống thường từ tháng 2 – 4 hàng năm

– Chọn con giống khỏe mạnh, không bị bệnh tật, đầy đủ càng và chân, màu sắc tươi sáng không bị đóng rong có thể chọn cua đực để nuôi góp phần tăng năng suất và giá trị thương phẩm.

– Mật độ: nuôi ao: 10-15 con/m2, nuôi ruộng: 5-7 con/m2.

– Thả cua ta không nên thả trực tiếp xuống ao mà phải thả từ mé bờ ao cho cua tự bò xuống ao, ruộng tránh hiện tượng cua bị sốc môi trường.

Chăm sóc cua

– Thức ăn cho cua rất đa dạng thiên về động vật bao gồm cá tạp, ốc, hến, khoai lang, khoai mì…thức ăn nên bằm nhỏ vừa cỡ miệng cua.

– Khẩu phần ăn từ 5-8 % trọng lượng cua/ngày và được chia làm 2 lần trong ngày, sáng sớm ăn 20 – 40% và chiều ăn 60 – 80 % trọng lượng thân. Thức ăn phải còn tươi không bị ôi thiu, nấm mốc.

– Cần cho cua ăn thức ăn vừa đủ để đảm bảo chất lượng nước vừa giúp cua tiêu hóa tốt thức ăn và hạn chế hao phí thức ăn, hạ giá thành nuôi. Trong ao ruộng nuôi cần bố trí một số sàng ăn để đánh giá tình trạng bắt mồi của cua và đồng thời căn cứ vào điều kiện thời tiết mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Thức ăn cho cua

Thức ăn

Cua là động vật ăn tạp thiên về thức ăn động vật. Chúng thích ăn thịt các loại nhuyễn thể như trai; ốc, hến, cá tạp. Nếu thiếu thức ăn chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau, nhất là cua mới lột vỏ. Thức ăn nuôi cua thường được khai thác tại chỗ. Trước khi thả giống; nên bón phân lót ở ven mương với lượng 300-450 kg/1000m2 để động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua con. Từ tháng thứ 4 nên thả ốc giống vào ruộng (450-600kg/1000m2 hoặc thả tôm ôm trứng để sinh sản thành tôm con làm thức ăn cho cua cỡ lớn hơn. Ngoài ra có thể dùng các loại thức ăn đã chế biến dạng hạt vừa có dinh dưỡng cao. Nếu có điều kiện thì tận dụng cá tạp và phế thải động vật để giảm giá thành.

Cho ăn

Căn cứ vào mùa vụ, nhiệt độ nước và giai đoạn sinh trưởng của cua để cho ăn hợp lý.

– Từ tháng 3 đến tháng 5; cua chủ yếu ăn thức ăn tinh. Thức ăn nên làm thành các nắm bột nhão nhỏ. Lượng thức ăn từ 20-30% trọng lượng cua.

– Từ tháng 6 đến tháng 9; cua ăn khoẻ, mau lớn nên cần cho ăn thêm rong cỏ; khoai sắn; bổ sung thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế từ cá tạp.

– Từ tháng 10 trở đi; cần tăng thêm thức ăn từ động vật. Lượng thức ăn từ 7-10% trọng lượng cua.

– Mỗi ngày cho cua ăn 2 lần, buổi sáng sớm và chiều tối. sáng cho ăn từ 20-40%; chiều cho ăn chính là 60-80% tổng lượng thức ăn hàng ngày.

– Cần đặt sàng ăn tại 1 số điểm trong mương để kiểm tra lượng thức ăn của cua. Căn cứ vào thời tiết; nhiệt độ, tình hình ăn mồi của cua để điều tiết lượng thức ăn hàng ngày

Quản lý cua

– Thường xuyên thay nước cho ao, ruộng nuôi khoảng 1 tuần/lần để kích thích cua lột xác và bắt mồi mạnh; mỗi lần thay nước từ 1/4-1/3 lượng nước trong ao, mương.

– Định kỳ bón vôi cho ao ruộng nuôi 15 ngày/lần với liều lượng 2-3 kg/100m2 hòa vào nước; lấy nước trong tạt đều khắp ao.

– Thường xuyên kiểm tra đăng chắn cống; bờ rào chắn để tránh cua thất thoát ra ngoài.

Thu hoạch cua

Thời điểm thu hoạch chủ yếu là vào tháng 10.

– Khi cua đạt kích thước thương phẩm được giá cao có thể tiến hành thu hoạch.

– Thu tỉa bằng cách đặt lờ; lợp… tát cạn, bắt bằng tay nếu thu toàn bộ.

– Cua nhỏ không đủ cỡ thương phẩm được để lại nuôi tiếp cho vụ sau.

Lời khuyên

Một yêu cầu bất khả kháng khi nuôi cua thương phẩm là phải thả cua giống cùng một lứa. Đàn cua càng đồng đều về trọng lượng càng tốt. Bởi nó là loài giáp xác. Chúng tôi theo dõi cứ 1 tháng 10 ngày là cua lột vỏ một lần. Cho nên dứt khoát phải thả giống đồng loạt chứ không thể mua nay 5 kg, mai 3 kg để thả. Vì con to khoẻ chưa lột xác sẽ kẹp chết con cua nhỏ đang lột xác. Như vậy, thiên địch sẽ nằm ngay trong lòng nó.

Mật độ bèo tây trên mặt rãnh cũng không được quá dày. Nếu không cua sẽ bị đen, bán thua giá cua vàng tới 30.000 đ/kg. Đối với mô hình nuôi cua đẻ sinh sản, một điều tối quan trọng là không được dùng tường gạch hoặc kè đá để ngăn rãnh, mà phải đắp bờ đất. Bởi vì đó là nơi cua mẹ đào hang trú ngụ.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết