Kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản mang lại hiệu quả cao

10 phút, 8 giây để đọc.

Đà điểu là một loài vật hoang dã, dễ thuần hóa. Trong thịt của đà điểu chứ rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe của con người; không chỉ vậy trứng của đà điểu cũng chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, mô hình nuôi đà điểu sinh sản vẫn chưa được phổ biến. Mà nhu cầu của thị trường người Việt thì ngày càng yêu cầu cao hơn đặc biệt là chất lượng của đà điểu sinh sản.

Nếu những người chăn nuôi đang có dự định hoặc đang tiến hành mô hình chăn nuôi đà điểu sinh sản thì cần nắm đầy đủ các kỹ thuật cần thiết để đảm bảo tối đa năng suất chăn nuôi. Chăn nuôi đà điểu sinh sản cần chú ý đến các chế độ dinh dưỡng; mô hình chuồng trại đảm bảo và đặc biệt là quá trình sinh sản. Vì vậy chúng ta cần nắm vững các kiến thức để xử lý kịp thời các tình huống gặp phải trong quá trình sinh sản của đà điểu. Để từ đó đảm bảo nó mang lại được hiệu quả kinh tế cao. Hãy cùng tham khảo bài viết này để có các kỹ thuật trong việc chăn nuôi đà điểu sinh sản nhé.

đà điểu sinh sản

Giai đoạn nuôi dò và hậu bị

Sau khi đà điểu được nuôi gột khoảng 3 tháng thì chuyển sang chuồng mới để chuẩn bị quá trình tiếp theo là nuôi sinh sản.

Khi chuyển từ chuồng nuôi gột sang chuồng mới cần chú ý cho đà điểu làm quen với đường chạy mới; chú ý chuồng nuôi; sân chạy mới phải bằng phẳng, ít chướng ngại vật; chuồng nuôi phải đủ kích thước để đà điểu có thể tự do vận động thoải mái

Thực hiện tẩy giun cho đà điểu 2 lần/ năm để đảm bảo đà điểu khỏe mạnh không có kí sinh trùng; đảm bảo tốc độ phát triển của đà điểu.

Thực hiện đánh dấu từng con để đảm bảo quá trình quản lý; trông nom và chăm sóc riêng biệt từng con; theo dõi quá trình phát triển của từng cá thể trong đàn; quan tâm đặc biệt những con có biểu hiện khác thường.

Trong giai đoạn nuôi dò chế độ dinh dưỡng của đà điểu vẫn không thay đổi; nhưng cho đà điểu vận động nhiều hơn, đảm báo sức để kháng cho đà điểu chống lại mọi tác động xấu của môi trường.

Quá trình sinh sản của đà điểu

Đà điểu thành thục khoảng từ 20 – 25 tháng tuổi; đà điểu cái phát dục sớm hơn đà điểu đực khoảng nửa năm; do vậy nếu ghép đàn đà điểu cái và đà điểu đực cùng lứa tuổi thì lứa trứng đầu thường không có phôi; do vậy không thể ấp nở thành đà điểu con được.

Lứa đầu

Để lứa đầu tiên của đà điểu cái có thể ấp nở được thì cần ghép đà điểu cái với đà điểu được già hơn khoảng 6 tháng tuổi chở nên; còn các lứa tiếp theo thì có thể ghép đàn đà điểu cái và đà điểu đực cùng lứa tuổi.
Trong lần đẻ trứng đầu tiên, đà điểu cái đẻ trứng thứ nhất; sau đó khoảng 16 – 18 ngày tiếp theo sẽ đẻ trứng thứ hai, tiếp tục khoảng 2 – 5 ngày tiếp theo lại đẻ trứng; do vậy trong giai đoạn này bà con cần chú ý để thu nhặt trứng cho vào lò ấp kịp thời; tránh trứng đà điểu dính nước làm giảm tỷ lệ ấp nở đà điểu con.

Chuồng nuôi

Đối với chuồng nuôi đà điểu sinh sản phải có mái che, kích trước chuồng nuôi khoảng 3 – 5m, bên trong chuồng nuôi có rải cát để đà điểu đẻ; tránh hiện tượng đà điểu đẻ xuống nền gạch; nền đất có nước, hoặc nền bê tông.
Sân chơi của đà điểu rộng khoảng 8m chiều dài khoảng 80 – 100m để đà điểu có thể tự do đi lại; tự do chạy, đặc biệt khi đà điểu chạy tới tốc độ cao nhất thì không phải dừng lại đột ngột vì có chướng ngại vật phía trước.
Mỗi chuồng nuôi có thể ghép 1 đà điểu trống với 2 đà điểu mái, hoặc có thể ghép 2 đà điểu trống với 3 đà điểu mái; nếu nuôi tập trung có thể ghép 5 đà điểu trống với 13 đà điểu mái.

nuôi đà điểu

Phân biệt đà điểu trống và đà điểu mái

Đà điểu lúc nhỏ nhìn con trống và con mái giống hệt nhau, rất khó phân biệt. Để phân biệt được đà điểu trống và đà điểu mái thì có thể quan sát gai ở lỗ hậu môn của đà điểu khi nó bài tiết; con nào có gai ở lỗ hậu môn là đà điểu đực; con nào không có gai là đà điểu cái. Cách phân biệt này chỉ có các chuyên gia khi đã có đầy đủ kinh nghiệm thì mới có thể khám và kiểm tra được.
Khi đà điểu khoảng 7 tháng tuổi chở đi thì con trống và con mái nhìn khác nhau; lông của đà điểu đực chuyển sang mầu đen; mỏ và chân dần chuyển sang mầu đỏ; còn đà điểu cái có có cơ thể nhỏ hơn; lông màu nhạt hơn; tính tình hiền lành hơn.

Tiêu chuẩn chọn đà điểu đực làm giống

Chọn đà điểu đực làm giống cần chọn những con có dáng đứng ngay thẳng; cổ không cong; màu lông đen tuyền; dáng vẻ oai vệ; thân thình cân đối, đặc biệt là những con đà điểu trống có màu mỏ và màu chân đỏ sẫm; hoạt bát, nhanh nhẹn; hay hiếu động. Tránh không chọn đà điểu trống quá hung giữ vì khó kiểm soát; hay đá người và làm tổn thương con mái. Chọn con trống có bộ phận sinh dục dài khoảng 25 cm; cong về bên trái.

Ghép đàn và phối giống

Đà điểu mái phát dục khoảng 20 – 25 tháng tuổi vì vậy trong giai đoạn từ 18 tới 20 tháng tuổi ta nên ghép đàn con đực và con cái với nhau để chúng có thời gian làm quen với nhau. Nên ghép con mái với con trống già hơn khoảng 6 tháng tuổi vì đà điểu mái phát dục sớm hơn.

Khi phối giống con đực đi vòng quan con cái; hai cánh xòe ra giống như đang múa; cổ hơi cúi xuống, nếu con cái đồng ý cho con đực phối thì nó nằm xuống sát đất; con đực trèo lên người con cái; một chân để lên lưng con cái, hai đuôi úp dính vào nhau, sau khi xuất tinh trùng vào người con cái; con đực bỏ đi còn con cái nằm đấy khoảng 4 – 6 phút rồi mới đứng lên bỏ đi.
Thông thường đà điểu phối giống vào khoảng 6h – 9h sáng và 14h tới 16h chiều; rất ít khi phối giống vào buổi trưa và buổi tối. Với những con đà điểu đực khỏe mạnh có thể phối khoảng 11 – 13 lần trong một ngày.

Chế độ dinh dưỡng cho đà điểu sinh sản.

Chế độ dinh dưỡng cho đà điểu bố; mẹ rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng trứng ấp nở, sức khỏe của đà điểu con vì vậy nuôi đà điểu sinh sản cần phải chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng.
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho đà điểu trong mùa đẻ trứng; có thể phân loại đà điểu theo năng suất trứng; với đà điểu có năng suất trứng lớn thì cho ăn khẩu phần cao hơn.
Thành phần rau xanh cũng phải cung cấp đủ cho đà điểu; thông thường đà điểu ăn cỏ; cỏ voi và các loại rau mềm.

Chế độ nước uống cho đà điểu sinh sản

Đà điểu sinh sản cần nhiều nước uống hơn bình thường, đặc biệt là đà điểu không uống được nước nóng vì vậy bể đựng nước nên đặt dưới các tán cây hoặc trong nhà có mái che để nguồn nước luôn mát. Chú ý phải cọ sạch bể chứa nước một lần một ngày; thay nước đều đặc và phải đủ nước cho đà điểu uống.

Mùa vụ sinh sản và quy luật đẻ trứng của đà điểu

Đà điểu thường đẻ từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm sau, thời gian nghỉ đẻ và thay lông khoảng 4 tháng. Đà điểu thường đẻ từ khoảng 14h – 19h; vì vậy trong khoảng thời gian này phải bố trí người nhặt trứng, tránh đà điểu bố mẹ giẫm vỡ trứng, hoặc tránh trứng bị dính nước làm hỏng trứng hoặc ảnh hưởng tới tỉ lệ ấp nở. Nếu quá 19h mà đà điểu vẫn chưa đẻ thì ngày đó chúng không đẻ trứng.
Đà điểu cái thường đẻ thành từng đợt; chúng đẻ liên tiếp 8 – 10 quả rồi lại nghỉ khoảng 10 ngày rồi mới đẻ tiếp. Đôi khi đà điểu cái gián đoạn quá trình đẻ trứng đến 1 – 2 tháng

Nhặt trứng

Đà điểu thường đẻ trứng vào buổi chiều khoảng từ 14h – 19h vì vậy ta cần phải thu nhặt trứng sau khi chúng đẻ xong, tránh trường hợp chúng làm hỏng trứng. Công việc này khá vất vả và mất thời gian vì đà điểu có thể đẻ ở bất cứ nơi nào mà chúng thấy thích. Để đà điểu cái có thể đẻ tập trung ở một chỗ ta có thể rải cát vào một chỗ để đà điểu có thể làm tổ ở đó; hơn nữa ta có thể dựng mái che; che nắng để đà điểu an tâm đẻ vào nơi đó.

Chú ý

Khi thu nhặt trứng cần thiết phải có hai người chở lên vì người nhặt trứng có thể sẽ bị đà điểu đực tấn công vì chúng muốn bảo vệ trứng trong ổ. Hai người phối hợp nhau nhặt trứng; một người cầm gậy hoặc que dài; có thể là một đoạn cành cây gồm có nhièu cành nhỏ vì đà điểu thường sợ những đối thủ to lớn hơn mình; hơn nữa khi bị đà điểu tấn công có thể cản chúng lại bằng cành cây này. Tại vị trí nhặt trứng nên làm hàng rào có khe hở ở dưới khi bị đà điểu tấn công ta có thể nhanh chóng thoát ra ngoài bằng khe hở này để đảm bảo an toàn.

Vòng đời sinh sản của đà điểu

Vòng đời sinh sản của đà điểu phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng; điều kiện khí hậu và cách xây dựng chuồng trại.

Thông thường một con đà điểu mái thường đẻ trứng trong khoảng 35 – 40 năm; số lượng và chất lượng tốt nhất của trứng vào giai đoạn đà điểu được 5 tuổi và kéo dài khoảng 12 năm; trong mỗi mùa chúng đẻ khoảng 40 quả trứng. Tính trung bình trong một đời đà điểu mái đẻ được tổng khối lượng trứng là 2.400 kg trứng.

Dinh dưỡng

Đà điểu sinh sản có vai trò rất quan trọng đến thế hệ sau. Vì vậy ngoài các yếu tố về giống; cách lựa chọn đời bố mẹ; cách lựa chọn con non để làm giống thì yếu tố thức ăn cũng vô cùng quan trọng.

Đà Điểu là loài ăn tạp; thức ăn chủ yếu là các loại cỏ, lá cây; các loại rau củ và các loại hạt ngũ cốc. Ngoài ra Đà Điểu còn ăn các loại cám như gà; ngỗng. Tuy vậy ở mỗi giai đoạn khác nhau thì thức ăn dành cho Đà Điểu cũng thay đổi theo thành phần.

Định lượng cho ăn 1,6-1,8 Kg/con tùy vào thời điểm đầu vụ hay lúc đẻ rộ. Cho ăn buổi sáng đến chiều kiểm tra máng ăn vừa hết là lượng thức ăn cung cấp đủ.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết