Tìm hiểu về Kỹ Thuật Nuôi Cá Điêu Hồng Để Đạt Năng Suất Cao

khi chọn cá giống, nên chọn nguồn ở các cơ sở các giống uy tín
5 phút, 24 giây để đọc.

Cá điêu hồng là món ăn quen thuộc hầu hết với mỗi gia đình. Nguồn tiêu thụ số lượng cá này khá lớn và ổn định. Vì thế mà rất nhiều bà con chú tâm đến nghề nuôi loại thủy sản này. Tuy cá Điêu Hồng dễ nuôi nhưng bà con cũng cần tìm hiễu rõ về kỹ thuật nuôi cá điêu hồng để đạt năng suất cao nhất.

Tìm hiểu về đặc tính loài cá điêu hồng

Với cá bà nội trợ thì món cá điêu hồng rất quen thuộc, chúng được chế biến thành nhiều món ăn như nấu canh chua, chiên giòn, chiên rim mắm, kho… Cá này có mức giá bình dân nên có nguồn tiêu thụ rất lớn.

Cá điêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ. Cá này thuộc loại thủy sản sống ở nước ngọt và nước lợ. Ngưỡng sinh sống của chịu được biến động nhiệt độ cao từ 7 – 45 oC. Nhiệt độ môi trường sinh sống phù hợp, giúp cá phát triển mạnh nhất là từ 25oC – 32oC.

Cá điêu hồng hiện nay được nuôi trồng mạnh nhất là ở vùng đông bằng song Cửu Long. Còn ở những vùng khác được nuôi với số lượng nhỏ lẻ để chu cấp cho khu vực nội địa.

Cá điêu hồng được người nuôi ưa chuộng lựa chọn là vì kỹ thuật nuôi cá điêu hồng khá dễ, đơn giản. Hơn nữa cá này lớn rất nhanh, chi phí nuôi thấp và có nguồn tiêu thụ ổn định.

Cá điêu hồng được người nuôi ưa chuộng lựa chọn là vì kỹ thuật nuôi cá điêu hồng khá dễ, đơn giản
Cá điêu hồng được người nuôi ưa chuộng lựa chọn là vì kỹ thuật nuôi cá điêu hồng khá dễ, đơn giản

Dưới đây là một số điểm lưu ý trong kĩ thuật nuôi cá điêu hồng để  bà con có thể đạt được năng suất cao:

Lựa chọn ao nuôi phù hợp và xử lí ao nuôi trước khi thả nuôi

Bà con nên chọn ao nuôi gần những nơi có nguồn nước ngọt tốt. Nhằm để thuận lợi cho việc lấy nước và thoát nước trong quá trình nuôi và vệ sinh ao nuôi. Diện tích ao nuôi phù hợp nhất là trên 1000m2 và cố độ sâu tối thiểu là 1,5m. Bà con lưu ý, nên làm bờ bao ao nuôi cao hơn đỉnh lũ hằng năm từ 0,5m trở lên.

Đường cống thoát nước đặt ở đáy ao để rút nước khi thu hoạch hoặc có thể xử lý thuốc. Đường kính của cống đảm bảo thay đổi nước theo triều đạt 10 – 15% lượng nước ao trở lên để có thể điều tiết nước theo thủy triều. Bà con dùng vôi bột (khoảng 10-15kg vôi/100m2) để khử chua cho ao và diệt các loại cá tạp. Sau khi khử ao bằng vôi nên phơi ao khoảng 2-3 ngày.

Hiểu rõ kỹ thuật nuôi cá điêu hồng

Thời gian thích hợp để bắt đầu thả nuôi vào khoảng cuối tháng 5 đến tháng 6 hằng năm. Đây là thời điểm thời tiết khí hậu còn khá mát mẻ . Mật độ thả nuôi phù hợp khoảng 3-5 con/m2. Tùy thuộc vào chất lượng ao nuôi và việc cung cấp thức ăn cho cá trong suốt quá trình nuôi.

Bà con lưu ý, khi chọn cá giống, nên chọn nguồn ở các cơ sở các giống uy tín. Chọn cá giống khỏe mạnh, có màu sắc của các tươi hồng, không xây xước. Những có có màu sắc nhợt nhạt, bơi lội lờ đờ, kích cỡ quá bé so với đàn nên được loại ra ngay từ lúc đầu. Trước khi thả cá vào ao nuôi, bạn nên thả cá vào chậu hoặc bể. Nếu cá bơi nhanh nhẹn, khỏe khoắn thì thả vào ao nuôi.

khi chọn cá giống, nên chọn nguồn ở các cơ sở các giống uy tín
khi chọn cá giống, nên chọn nguồn ở các cơ sở các giống uy tín

Thức ăn cho cá điêu hồng

Trong quá trình nuôi cá điêu hồng, mỗi giai đoạn, bà con cần lựa chọn những loại thức ăn phù hợp để cá có thể phát triển một cách tốt nhất. Hiện nay, có rất nhiều loại thức ăn dành cho cá diêu hồng, nhưng thức ăn công nghiệp dành cho cá điêu hồng có lẽ được người nuôi ưu tiên sử dụng. Bởi vì những đặc tính nổi trội hơn so với những thức ăn tự nhiên hay thức ăn tự chế. Thức ăn công nghiệp đảm bảo được lượng dinh dưỡng cần thiết như đạm, vitamin, khoáng chất…). Để cung cấp đúng liều lượng  dinh dưỡng mà cá cần theo từng giai đoạn.

Đặc biệt, với thức ăn dạng nổi cho cá điêu hồngnhư hiện nay, người nuôi có thể quan sát được lượng cá ăn hàng ngày. Để điều chỉnh lượng cho ăn phù hợp, quan sát được khả năng bắt mồi của cá trong quá trình ăn. Hạn chế được những vấn đề về thức ăn thừa, gây ô nhiễm nguồn ngước.

Lượng thức ăn công nghiệp cho cá điêu hồng ăn mỗi ngày nên bằng 4-5% trọng lượng của cá và chia đều cho ăn vào 2 buổi sáng chiều. Việc này sẽ giúp cá hấp thu dinh dưỡng tối ưu nhất.

Quản lí ao nuôi trong quá trình nuôi

Bên cạnh việc chuẩn bị ao nuôi kỹ lưỡng trước khi thả nuôi thì bà con cũng nên lưu ý đến việc quản lí ao nuôi trong suốt quá trình nuôi. Để kịp thời có biện pháp xử lí nếu ao nuôi gặp vấn đề.

Cần thường xuyên thay nước ao nuôi khi thấy nước trong ao quá bẩn. Mỗi lần thay từ 30% đến 70% lượng nước trong ao. Bên cạnh đó, bà con cũng cần theo dõi các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến ao nuôi. Như nhiệt độ, lượng oxy, độ pH… để có giải pháp xử lí cần thiết.

Kỹ thuật nuôi cá điêu hồng thực sự không quá khó khăn và nhiều phức tạp đối với người nuôi. Trên đây, chỉ là một vài lưu ý cơ bản về kỹ thuật nuôi cá điêu hồng có thể giúp bà con đạt hiệu quả kinh tế cao sau mỗi vụ nuôi. Nếu bà con hiểu rõ và nắm vững những phương pháp này chắc sẽ đạt được năng suất rất cao.

Nguồn: deheus.com.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết