Phương pháp đảo bảo giữ được trái non trên cây sầu riêng

6 phút, 8 giây để đọc.

Trong thời điểm cây sầu riêng trong các nhà vườn sầu riêng đang ra trái non và có hiện tượng rụng trái non. Nguyên nhân có thể do rụng trái sinh lý, thiếu dinh dưỡng hoặc do thời tiết xấu (mưa to, nắng to,..). Để hạn chế rụng quả non, việc chăm sóc đúng cách, kịp thời sẽ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Từ đấy rút ra những biện pháp khắc phục hiện tượng rụng quả non tốt nhất.

Giới thiệu về trái sầu riêng

  • Trái sầu riêng chín sau 3 tháng sau khi thụ phấn. Trái có thể dài tới 40 cm và đường kính 30 cm, nặng từ 1 đến 7 kg. Trái có thể mọc trên thân cây cành. Sầu riêng có thể có trái sau khi trồng 4 tới 5 năm. Màu của trái có thể từ xanh sang nâu, hình dạng thuôn đến tròn. Bên ngoài có lớp vỏ cứng bao với gai nhọn, và mùi nồng đặc trưng tỏa từ thịt bên trong. Nhiều người xem đó là thơm, nhưng có người cho đó là thối. Cả hai kết quả phẩm bình, tuy mâu thuẫn nhưng đều có lý. Trong trái sầu riêng chín, theo các chuyên gia hóa học, có hơn 100 chất, trong đó có một số thuộc ête (ether) thơm, và một số ête thối, có thành phần lưu huỳnh. Thơm hay thối là kết quả của khứu giác cá nhân: tiếp nhận ête thơm trước tiên, hay tiếp nhận ête thối trước tiên mà thôi.
  • Một đặc điểm nữa của trái sầu riêng là trái chín chỉ rơi (rụng) vào một thời điểm nhất định trong ngày: trái rơi (rụng) nhiều nhất vào lúc giữa đêm (từ 0 tới 1 giờ) và một số ít vào giữa trưa (12 tới 13 giờ), những giờ khác không có trái rơi (rụng). Nhờ đó con người tránh được tai nạn.
  • Trái sầu riêng có nhiều”múi”, mỗi múi có 1 đến 3 hạt. Phần ăn được là phần thịt (cơm) bao quanh hạt cứng. Hạt có kích cỡ như hạt mít, có thể ăn được nếu được nướng, chiên hay luộc.

Tỉa quả sầu riêng

Tỉa quả sầu riêng

Cần thiết phải tỉa bớt quả để đảm bảo trọng lượng cũng như chất lượng quả. Cách tỉa và thời điểm tỉa quả:

  • Lần 1: Quả được 3-4 tuần sau khi hoa nở, tỉa những quả có cuống nhỏ, chen chúc trong chùm quả, quả méo, quả bị sâu bệnh, chỉ để lại 6-8 quả/chùm.
  • Lần 2: Quả được 8 tuần sau khi hoa nở, tỉa quả cong vẹo, dị dạng, để lại 3-4 quả/chùm.
  • Lần 3: Quả được 10 tuần sau khi hoa nở, cắt tỉa những quả có hình dạng không đặc trưng của giống, chỉ để 2-3 quả/chùm, khoảng 70-120 quả/cây (tùy theo từng cây).

Bón phân

Bón phân

Phun phân qua lá

  • Từ giai đoạn nuôi hoa đến khi quả được 60 ngày tuổi, phun định kỳ 7-15 ngày/lần bằng phân bón lá NPK 20-20-20+TE, để cung cấp dinh dưỡng nuôi quả. T
  • rong thời điểm này, cây có hiện tượng ra đọt non thì phun MKP (10g/lít nước) hoặc KNO3 (200-300g/bình 16 lít), định kỳ phun 3 ngày/lần (có thể phun luân phiên 2 loại phân này) để hạn chế đọt non, lá non phát triển, tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và quả non, gây rụng quả non.
  • Cần phối hợp với thuốc Agri – Fos 400 để kháng lại bệnh thối quả, xì mủ thân (giai đoạn này, quả nở gai rất mẫn cảm với bệnh thối quả do nấm phát triển).

Bón phân nuôi quả

  • Lần 1: Khi quả được 60 ngày tuổi (quả sầu riêng bằng quả trứng gà); bón phân NPK 15-15-15 với lượng 0,5kg/cây/lần; bón 2 lần, cách nhau 10-15 ngày. Cách bón: Bón 200-300g/cây/lần, rắc quanh tán cây, nếu đất không đủ ẩm phải tưới nước để phân tan, sau 10-15 ngày bón tiếp lượng phân còn lại.
  • Lần 2: Khi đậu quả được 80-85 ngày; bón phân NPK 12-12-17+TE hoặc NPK 12-7-17+TE. Cách bón: Bón 0,15-0,25kg/cây/lần, bón lần tiếp theo sau đó 10-15 ngày.
  • Lần 3: Khi đậu quả được 100-105 ngày; bón phân K2SO4 (kali trắng). Cách bón : Bón 0,3kg/cây, tùy lượng quả trên cây; sau 7 ngày, bón tiếp 0,3-0,5kg/cây.
  • Lưu ý: Đối với giống sầu riêng Ri6, do thời gian thu hoạch sớm hơn sầu riêng Monthong 15-20 ngày; vì vậy thời gian bón phân cho cây Ri6 giai đoạn nuôi quả cần sớm hơn so với giống Monthong khoảng 10-15 ngày.

Khi vào mùa mưa cần thiết phải làm cho bồn thoát nước tốt để tránh làm úng nước, sẽ gây ra rụng quả.

Phòng trừ một số sâu bệnh ở giai đoạn nuôi quả

Giai đoạn từ khi có quả non đến thu hoạch, cần chú ý một số sâu bệnh hại chính sau đây:

Bệnh xì mủ thân, thối quả do nấm Phytophthora

 Bệnh xì mủ thân, thối quả do nấm Phytophthora

  • Để giảm tối đa bệnh do nấm Phytopthora gây hại thân, quả trong giai đoạn cây mang quả; thì biện pháp phòng bệnh Phytopthora cho cây sầu riêng giai đoạn này là rất cần thiết.
  • Tuy nhiên khi phát hiện quả bị bệnh thì phải phun thuốc với nồng độ 2% (2 lít thuốc trong 100 lít nước trực tiếp lên quả). Phun lặp lại lần tiếp theo sau đó 7 ngày. Nếu phát hiện xì mủ thân thì phải vệ sinh gọt bỏ vùng mô bị thối rồi quét thuốc Aliette 800wp + Ridomil gold 68WP hoặc Agri – Fos 400 nguyên chất lên vết bệnh. Thực hiện 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 15 ngày.

Nhện đỏ gây hại

Nhện đỏ gây hại

  • Đây là đối tượng gây hại mạnh cây sầu riêng vào giai đoạn mùa khô và chúng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá, đặc biệt là các lá bánh tẻ. Vết chích lúc đầu chỉ là những đốm nhỏ màu xám trắng, nhiều vết chích liên kết lại tạo ra những khoang, những đốm lớn mất màu, ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá, bị hại nặng lá có thể bị khô và rụng.
  • Cần phát hiện kịp thời để phun trừ khi sâu non còn nhỏ (tuổi 1, 2). Dùng một trong các loại thuốc trừ sâu như: Vovinam 2.5EC; Tungcydan 55EC, 30EC; Tungent 5SC và Tungperin 10EC, 25EC… để phòng trừ.

Rầy phấn trắng gây hại

Rầy phấn trắng gây hại

  • Biện pháp phòng: Phun thuốc trừ rầy định kỳ khi mỗi đợt lá mới hình thành.
  • Biện pháp trừ: Khi phát hiện chồi bị hại thì tiến hành xử lý thuốc 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Thuốc phòng trừ rầy phấn trắng: Sử dụng luân phiên các loại thuốc sau: Confidor 100SL (pha 5-7ml/8 lít nước); Actara 25WG 1g/8 lít nước, Bassa 50EC 20-25ml/8-10 lít nước. Có thể phun kết hợp phân bón qua lá với thuốc phòng trừ rầy phấn trắng để giúp bộ lá phát triển tốt hơn.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết