Chia sẻ phương pháp tăng năng suất khi chăn nuôi ngỗng vườn

4 phút, 33 giây để đọc.

Chăn nuôi ngỗng vườn không quá phức tạp. Đàn ngỗng nuôi sẽ lớn nhanh và cho thịt ngon nếu bạn áp dụng đúng kỹ thuật. Đặc biệt, kỹ thuật sau đây còn giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao trong việc chăn nuôi ngỗng tại nhà cho bạn.

Ánh sáng

Ngỗng là loài vật thích chạy ngoài trời có ánh sáng trực tiếp nên cần đảm bảo đủ ánh sáng 24/24 giờ ở những ngày đầu mới nuôi, sau đó là 18 – 20 giờ ở các tuần tiềp theo. Đảm bảo nhiệt độ và các chất độn chuồng luôn khô, sạch.

Chọn ngỗng con

Chọn ngỗng phải là những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, chân bước đi vững vàng và đạt khối lượng cơ thể từ 85 đến 100gam/con.

Chăn nuôi ngỗng vườn
Chăn nuôi ngỗng vườn

Kỹ thuật nuôi ngỗng

Trong kỹ thuật nuôi ngỗng vườn thì chuồng trại lại khá quan trọng bởi đây là loài vật thích chạy nhảy tắm nắng nên không gian phải quây theo kiểu mở. Cụ thể, dù không cần phải cầu kỳ nhưng chuồng trại phải thoáng, có nhiều ánh sáng và khoảng sân rộng. Quây xung quanh bằng dây thép gai vững chắc tránh ngỗng bay và chạy nhảy ra ngoài.

Vì chúng rất nhanh lớn nên cần sử dụng máng ăn có kích thước 45cm*60cm*2cm dùng cho 25 – 30 ngỗng con. Máng uống cũng phải to để đủ lượng nước cho chúng uống hàng ngày.

Nuôi ngỗng ở thời kỳ đầu khoảng một tháng tuổi, nếu nhiệt độ thấp ngỗng không chịu được rét, vì khả năng điều tiết thân nhiệt kém, nên nhốt ngỗng mới nở trong quây kín bằng cót cao từ 0,8 – 1m, giữ nhiệt độ khoảng 30 – 320C. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá thấp, phải thắp bóng điện, trong vòng một tuần lễ đầu. Trong giai đoạn này không nên cho ra ngoài, chỉ cho chúng ăn rau tươi non trộn lẫn với cám ngô, cám gạo. Sau đó mới cho ngỗng làm quen dần với môi trường xung quanh và chăn thả ở những nơi có nguồn thức ăn như cỏ, rau.

Ngỗng thịt có thể nuôi chăn thả cả một đàn đông, từ vài chục con đến vài trăm con. Lứa tuổi của ngỗng trong đàn không được chênh lệch nhau nhiều để chúng lớn đều dễ chăm sóc.

Dinh dưỡng

Con ngỗng được ví như một cỗ máy xén cỏ. Khả năng vặt cỏ của ngỗng tốt hơn bò. Ngỗng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ. Ngoài thức ăn xanh thì ngỗng cũng ăn ngô, thóc, cám công nghiệp, gạo, mỳ…Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm vitamin để chúng tăng sức đề kháng. Ngỗng ăn tạp các loại cỏ và không chê cỏ non, cỏ già, cỏ dại từ cỏ tranh đến lục bình ngỗng đều ăn được cả.

Thức ăn xanh và củ, quả

Ngỗng sử dụng tốt và rất hiệu quả thức ăn xanh ( lá rau, các loại bèo, các loại cỏ. Trong nuôI ngỗng thức ăn xanh chiếm 30 – 40% lượng thức ăn cung cấp hằng ngày. Ngoài ra trong thức ăn xanh còn có một số loại củ như: khoai lang, sắn củ bỏ vỏ và bí đỏ.

Vỗ béo ngỗng

Ngỗng là loại gia cầm có khả năng tăng trọng rất nhanh. Chỉ sau 10 – 11 tuần nuôi, khối lượng cơ thể đã tăng gấp 40 – 45 lần so với khối lượng cơ thể lúc mới nở. Ngan, vịt cũng là loại thủy cầm có khả năng lớn nhanh. Tuy nhiên phải có thức ăn tinh cao, thức ăn giàu đạm trong khẩu phần.

Với ngỗng khi được nuôi bằng thức ăn hỗn hợp thì tốc độ lớn sẽ là kỷ lục. Song nếu nguồn thức ăn chỉ là cỏ, rau xanh và các loại củ hạt do ngỗng tự tìm kiếm hoặc nông hộ chỉ cho ăn hạn chế thì ngỗng vẫn phát triển và cho sản phẩm một cách bình thường. Tuy nhiên, thời gian cho sản phẩm thịt sẽ bị chậm lại 15 -20 ngày.

Tùy điều kiện từng gia đình nuôi mà có thể xuất chuồng sau 90 ngày, 120 hay 150 ngày tuổi. Để tăng nhanh trọng lượng Ngỗng đồng thời làm tăng chất lượng thịt cho Ngỗng ăn tăng thức ăn tinh, giảm vận động. Thời gian vỗ béo 12-15 ngày trước khi bán. Không kéo dài hơn tốn thức ăn mà ít hiệu quả.

Phòng bệnh

Nuôi ngỗng vườn cũng rất dễ nhiễm bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn, bệnh phó thương hàn, hay bệnh cắn lông, rỉa lông… Do đó, bạn không nên nuôi lẫn lộn giữa vịt, ngan và ngỗng. Chuồng trại cần làm vệ sinh thật chu đáo. Kể cả các dụng cụ ăn uống cần được tẩy uế sát trùng theo định kỳ thời gian. Nhất là khi có dịch bệnh xảy ra.

Thu hoạch

Thu hoạch ngỗng
Thu hoạch ngỗng

Nhìn chung sau khi nuôi 3-4 tháng, ngỗng thường đạt trọng lượng 4- 4,5kg. Những giống ngỗng ngoại nhập có thể cao hơn, đạt 4,5- 5kg. Nếu ngỗng được nuôi dưỡng chăm sóc tốt ngay từ đầu thì thời gian có thể rút ngắn không tới 3-4 tháng nuôi.

Nguồn:kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu bệnh phấn trắng xuất hiện phổ biến trên bầu bí

Bệnh phấn trắng xuất hiện trên bầu bí có tên khoa học là Erysiphe cichoracearum De Candolle. Bệnh phấn trắng …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh ghẻ trên cây có múi một cách tổng hợp

Bệnh ghẻ trên cây có múi có tên khoa học là Elsinoe fawcetti Bilet Jenk. Theo nghiên cứu bệnh phổ …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu về cây hoa hồng xuất hiện bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen là bệnh xảy ra phổ biến trên thực vật và đặc biệt là đối với cây hoa …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh thán thư phổ biến trên cây xoài và biện pháp phòng trừ

Bệnh thán thư trên xoài là một trong những bệnh quan trọng và gây hại phổ biến trên cây xoài …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa và biện pháp phòng trừ

Bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa do nấm có tên khoa học là Microdochium oryzae Samuels gây ra …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh do tuyến trùng gây khô đầu lá lúa

Bệnh khô đầu lá lúa do tuyến trùng có tên khoa học là Aphelenchoides beseyi Christie gây ra được phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

cá Tra Việt Nam

Nuôi cá tra, và các bệnh cần lưu ý khi nuôi trồng thủy sản

Cá tra bị nhiễm nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng. Bạn cần phát hiện và điều trị các bệnh, …
Xem Chi Tiết
bệnh ở cá lóc

Cá lóc và những bệnh thường gặp, cách phòng trị bệnh thủy sản

Bạn cần lưu ý đến những rủi ro sức khỏe khi nuôi cá, nhưng với hướng dẫn của chúng tôi …
Xem Chi Tiết
Bênh thường gặp ở cá

Bệnh ở cá có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các trang trại cá

Việc tăng trưởng và sản lượng cá giảm, tăng chi phí cho ăn do chán ăn và lãng phí thức …
Xem Chi Tiết
cá Basa

[Cá basa Việt Nam] Phòng bệnh khi nuôi và thu hoạch cá basa

Cá tra hay còn gọi là cá basa sông hay cá basa sọc bạc, cá nhám xiêm, cá basa swai …
Xem Chi Tiết
Tôm hùm

[Nuôi trồng thủy sản Việt Nam] Bệnh thường gặp khi chăm sóc tôm hùm

Tôm hùm từ lâu đã là loại hải sản, mang giá trị dinh dưỡng cao. Đây là một ý tưởng …
Xem Chi Tiết
Nuôi lươn

Nuôi lươn và những bệnh thường gặp, cách phòng trị bệnh thủy sản

Nuôi lươn là một ngành nuôi trồng thủy sản diễn ra trên toàn thế giới. Nơi đây chuyên nuôi và …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết