Chăn nuôi gà thả vườn với khẩu phần ăn phù hợp

5 phút, 50 giây để đọc.

Nuôi gà thả vườn không quá phức tạp. Bài viết sau chia sẻ một số bí quyết về khẩu phần ăn cho gà để đạt được hiệu quả năng suất chăn nuôi cao nhất.

Cung cấp bột đường cho gà rất quan trọng

8,4% protein có trong tấm gạo tẻ. ME năng lượng trao đổi là 2780 Kcal/kg. Gà con thường dùng tấm và chiếm tỷ lệ 10 – 25% trong khẩu phần ăn.

Cung cấp bột đường cho gà rất quan trọng
Cung cấp bột đường cho gà rất quan trọng

Ngô: Ngô là thức ăn tinh bột tốt nhất để nuôi gà thả vườn, chiếm 30 – 50% khẩu phần. Ngô đỏ, ngô vàng có nhiều sinh tố A, nhiều caroten. Gà ăn ngô cho thịt và lòng đỏ trứng vàng rất hấp dẫn. Gà con ăn ngô xay thành bột, gà dò ăn ngô mảnh. Gà trưởng thành có thể để nguyên hạt, nhưng ăn ngô mảnh vẫn tốt hơn.

Kê có nhiều sinh tố A, tỷ lệ protein cao 13,3%. Gà con 5 – 15 ngày tuổi ăn kê rất tốt, dễ tiêu, mượt lông. Tỷ lệ kê chiếm 15 – 20% khẩu phần.

Thóc: Đối vói gà nội thả vườn, thóc là thức ăn chính, chiếm 20 – 30% khẩu phần. Đối với gà mái đẻ thóc ngâm mọc mầm rất tốt vì chứa nhiều sinh tố D, E.

Khoai lang, sắn, khoai tây là thức ăn nhiều tinh bột, giá thành rẻ phổ biến nhiều nơi ở nông thôn. Thường nấu chín, bóp nhỏ cho gia cầm ăn. Có thể cho ăn 10 – 15% trong khẩu phần.

Thức ăn giàu protein

Có 2 loại protein: protein động vật và protein thực vật.

Thức ăn protein động vật

Bột cá là loại thức ăn giàu protein tốt nhất cho gà. Bột cá tạp cũng chứa đến 38,5 – 39% protein thô. Gia cầm kỵ mặn nên chỉ cho ăn bột cá nhạt, tỷ lệ 5 – 10% khẩu phần.

Bột thịt, bột máu là phế phẩm của lò sát sinh. Nấu chín cho ăn, hoặc hấp ở nhiệt độ cao, nghiền nhỏ sấy khô ăn dần. Tỷ lệ không quá 10 – 15% trong khẩu phần.

Các loại tôm, tép, cua, ốc, hến, sò, cào cào, châu chấu, tằm hỏng, trứng chết phôi đều là thức ăn tốt cho gia cầm. Nếu so với cơ thể thì hàm lượng protein thô của bươm bướm chiếm 48%, châu chấu 65%, ve 72% và ong nghệ 81%. Vùng núi và trung du có thể gây mối, vùng đồng bằng gây giun và gà tự đào bới lên ăn.

Những vùng ven biển có thể tận dụng các phù du động vật như thuỷ trân, rận nước cho gia cầm.

Thức ăn protein thực vật

Tận dụng các loại đậu thứ phẩm như đậu tương (protein thô 37%), đậu xanh (23,7%), đậu mèo (22%), đậu trắng, đậu đỏ (22,1%). Các loại đậu khi cho gà ăn phải luộc, rang hay hấp chín để khử độc tố. Tỷ lệ 7 – 15% trong khẩu phần.

Các loại khô dầu như khô dầu đậu tương (44% protein thô) khô dầu lạc cả vỏ (30,6% protein), khô dầu lạc nhân (45,4% protein), khô dầu vừng (38,5% protein), khổ dầu dừa (16,63% protein), cho ăn tỷ lệ 7 – 10% trong khẩu phần.

Vừng: Vừng có nhiều protein, mỡ, metionin giúp cho gia cầm mọc lông nhanh. Hạt vừng nhỏ nên thường dùng cho gà con 5 – 20 ngày tuổi, tỷ lệ 5% khẩu phần.

Bã đậu phụ: Những vùng sản xuất đậu phụ nên tận dụng bã cho gia cầm ăn. Gà con 5 – 10g, gà lớn 20 – 30 g/1 ngày.

Thức ăn giàu vitamin

Đối với gia cầm rất cần các loại vitamin A, B, D, E.

Vitamin A giúp gia cầm chóng lớn. Thiếu A gà hay đau mắt, nổi mụn ở thân, đầu, trứng nở kém. Vitamin A có nhiều trong các loại rau xanh (rau muống, xu hào, xà lách, bắp cải…), các loại củ quả (bí đỏ, cà rốt…), các loại bèo (bèo hoa dâu, bèo cái, bèo tấm, bèo tây, rong biển, rau lấp…). Có thể cho ăn tươi hoặc ủ xanh, chế biến thành bột…

Vitamin D cần cho gà để hấp thu canxi và photpho trong khẩu phần. Thiếu D gà chậm lớn, xương mềm, vỏ trứng mỏng. Vitamin D có thể tổng hợp dưới da nhờ ánh sáng mặt trời vì vậy lúc mặt trời ỉên cần thả gà ra sân chơi.

Vitamin B có nhiều trong cám, bã bia, bã rượu, trong rau lang, rau muống, sâu bọ.

Vitamin E cần cho gà mái, có nhiều trong thóc, ngô, đậu mọc mầm.

Thức ăn khoáng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thức ăn khoáng cần cho gia cầm để tạo xương, tạo các muối khoáng trong máu, trong trứng và hình thành vỏ trứng. Những chất khoáng cần thiết nhất là canxi, photpho và muối.

Canxi và photpho có nhiều trong bột xương. Lượng ăn không quá 2 – 3% khẩu phần.

Bột vỏ sò có nhiều canxi, số lượng cho ăn chiếm 2 – 5% khẩu phần. Có thể tận dụng vỏ trứng ở các lò ấp. Trước khi dùng phải hấp chín để sát trùng, phoi khô rồi xay nhỏ. Tro bếp cũng có thể cung cấp chất khoáng. Trước khi dùng tro bếp nên để ra ngoài trời 20 – 30 ngày.

Muối: Gia cầm cần muối rất ít nhưng muối rất cần để kích thích gà ăn được nhiều và khoẻ mạnh, Lượng muối cần khoảng 0,3 – 0,35%. Trong bột cá thường có lượng muối nhất định. Nếu cho ăn bột cá thì không cần bổ sung thêm muối vì gà rất dễ bị ngộ độc muối nếu lượng muối cao.

Ngoài những khoáng đa lượng kể trên, gia cầm còn cần những chất khoáng vi lượng như sắt, đồng, kẽm, lưu huỳnh, mangan, coban… tuy liều lượng rất ít những không thể thiếu. Gà thả vườn có thể tự tìm những chất này trong đất.

Lập khẩu phần thức ăn cho gà

Tận dụng thức ăn sẵn có trong gia đình để giảm chi phí

Gà được ăn kết hợp với khả năng tự kiếm mồi để giảm chi phí thức ăn

Việc phối trộn thức ăn sẽ được tính trên nhu cầu đạm của gà qua các giai đoạn

+ Giai đoạn gà con: 0 – 4 tuần tuổi (nhu cầu đạm: 20%)

+ Giai đoạn từ 5 tuần tuổi đến xuất bán (nhu cầu đạm: 16 – 18%)

Nếu thành phần nguyên liệu chủ yếu là cám gạo (N=13%) và bột đậu tương (N=39%) thì tỷ lệ trộn sẽ là 80% cám gạo+ 20% bột đậu tương. Nếu thành phần chủ yếu là cám ngô (N=9%) và bột đậu tương thì tỷ lệ trộn là 70% ngô + 30% bột đậu tương.

Nguồn:kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết