Chia sẻ phương pháp chăn nuôi gà rừng tại nhà

3 phút, 58 giây để đọc.

Là loài chim lớn, có lông tươi màu và mướt sáng là những dấu hiệu giúp chúng ta nhận ra gà rừng. Quá trình áp trứng và nuôi nấng con non không có sự tham gia của con trống. Việc này cũng giống ở các loài chim họ Trĩ khác. Vì vậy, bài viết chia sẻ cho quý bà con phương pháp để chăn nuôi gà rừng tại nhà.

*Gà rừng là một chi gồm 4 loài chim thuộc họ Trĩ (Phasianidae) tồn tại ở Ấn Độ, Sri Lanka và khu vực Đông Nam Á. Gà rừng là chim ăn hạt, nhưng chúng cũng ăn cả sâu bọ khi có thể, đặc biệt là ở các con non. Một loài trong chi này, gà rừng lông đỏ, có tầm quan trọng lịch sử đối với con người, như là tổ tiên có thể nhất của gà nhà, mặc dù một số tác giả cho rằng gà rừng lông xám cũng có thể là tổ tiên của gà nhà.

Cách chọn lọc gà rừng

Chọn lọc gà rừng con

– Khối lượng sơ sinh lớn.

– Nhanh nhẹn, linh hoạt, thân hình cân đối.

– Mắt tròn sáng mở to.

– Chân thẳng đứng vững, ngón chân không vẹo.

– Lông khô, bông tơi xốp, mọc đều.

– Cánh áp sát vào thân.

– Bụng thon mềm, rốn kín.

– Mỏ to, chắc chắn, không vẹo, khép kín.

Chọn lọc gà rừng hậu bị

– Đầu: rộng sâu, không dài và quá hẹp.

– Mắt: to, lồi, sáng, tinh nhanh.

– Mỏ: ngắn, chắc, khép kín.

– Mào: to màu đỏ tươi.

– Thân: dài, sâu, rộng.

– Bụng: phát triển tốt, khoảng cách giữa xương ức và xương lưỡi hái rộng.

– Chân: sáng, bong, ngón chân ngắn.

– Lông: Màu sáng, bóng, phát triển tốt.

– Cử chỉ nhanh nhẹn, ưa hoạt động.

Chọn lọc gà rừng đẻ

Chọn lọc gà rừng đẻ
Chọn lọc gà rừng đẻ

– Đầu nhỏ, mồng, tích và dái tai tương đối nhỏ. Màu dái tai tương tự như gà rừng trống. Thân thon dài như hình thuyền và chân tương đối dài, màu chân tương tự như gà trống.

– Khuôn mặt thon nhỏ nhưng không dài, vào mùa sinh sản gà mái mặt đỏ au, đầy sức sống. Sau mùa sinh sản mặt gà mái sẽ nhợt nhạt.

– Màu mắt nâu vàng.

– Mỏ: ngắn, chắc, khép kín.

– Mào: màu đỏ tươi.

– Thân: dài, sâu, rộng.

– Bụng: khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương ức rộng khoảng 3 – 4 ngón tay, giữa 2 xương chậu rộng khoảng 2 – 3 ngón tay.

– Lỗ huyệt: ướt, cử động đều, màu hồng.

– Chân: màu đặc trưng, sáng bóng, ngón chân ngắn.

– Lông: sáng, bóng, mềm mượt.

Chọn lọc gà rừng trống

– Đầu: rộng, sâu, không dài, quá hẹp.

– Mắt: to, tinh nhanh, sáng, màu đỏ.

– Mào: to, đỏ tươi.

– Mỏ: ngắn, khép kín.

– Thân hình: dài, sâu, rộng.

– Chân: sáng, bóng, màu đặc trưng của giống (màu xám xanh).

– Lông: phát triển tốt, sáng bóng, mềm, mượt.

– Cử chỉ nhanh nhẹn, ưa hoạt động.

Kỹ thuật xây chuồng trại nuôi gà rừng

Tùy điều kiện của từng hộ gia đình khác nhau, giai đoạn và nguồn gốc gà khác nhau mà có phương thức nuôi khác nhau như nuôi nhốt hoặc thả rông nhưng phải đảm bảo được các tiêu chí sau:

Kỹ thuật xây chuồng trại nuôi gà rừng
Kỹ thuật xây chuồng trại nuôi gà rừng

– Quây xung quanh chuồng bằng lưới B40, xung quanh xây gạch cao 40cm, nền đổ cát vàng.

– Khô ráo, thoáng mát, dễ thoát nước.

– Đảm bảo ấm mùa đông , mát mùa hè. Đối với gà mới nở cần có quây úm đảm bảo đủ ấm cho gà con tránh cho gà bị lạnh dễ bị mắc bệnh.

– Phòng dịch bệnh trong chuồng như quét vôi xung quanh, tiêu độc khử trùng trong chuồng bằng NaOH…

– Để trống chuồng 15 – 20 ngày trước khi cho đàn mới vào nuôi.

– Nuôi gà cùng lứa tuổi trong 1 chuồng để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh. Cách ly những con mới bắt để phòng bệnh.

– Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ấm chân tránh nhiễm bệnh nên cần làm một số dàn đậu trong chuồng. Khoảng cách giữa các dàn đậu khoảng 0,3 – 0,4 m nhằm đảm bảo gà không bị đụng vào nhau, không mổ nhau, không ỉa phân lên nhau.

– Làm ổ đẻ cho gà ở nơi tối nhưng vẫn phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ.

– Đảm bảo diện tích đủ rộng để nuôi gà mật độ nuôi càng thấp thì khả năng tăng trọng cao, dịch bệnh xảy ra ít và ngược lại.

 

Nguồn:kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết