Tận dụng sân thượng để trồng chanh dây cực kỳ đẹp mắt

5 phút, 32 giây để đọc.

Chanh dây ngày nay rất phổ biến và được ưa chuộng trong những mùa hè nóng bức. Vị chua chua ngọt ngọt, món giải khát mùa hè này rất bổ dưỡng. Trồng cây chanh dây trên sân thượng vừa nhiều quả vừa thuận tiện cho bóng mát. Nhiều độc giả quan tâm đến việc trồng trọt loại cây này. Vì vậy, để trồng cây chanh leo trên sân thượng bạn cần tuân thủ một số kỹ thuật sau:

Trồng chanh dây trên sân thượng

Thông tin về chanh dây

Chanh leo (chanh dây) là loại cây dễ trồng ở vườn nhà phố, chúng có thể leo ban công, làm đẹp khu vườn nhỏ trên sân thượng.

Thân cây có dạng leo, tròn, khi còn non có màu xanh và chuyển màu nâu nhạt khi về già, trơn nhẵn, có chiều dài từ 10 – 15m; Có nhiều tua cuốn. Lá thường mọc so le, có màu xanh đậm, bóng mượt, hình chân vịt và xẻ 3 thùy, viền lá có răng cưa, kích thước từ 6 – 15cm. Hoa chanh dây là hoa đơn mọc ra từ nách lá. Quả hình bầu dục.

Chanh dây là cây ăn quả lâu năm, có tuổi thọ cao, tốc độ sinh trưởng nhanh và mạnh. Cây thường phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 16 – 30ºC, đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ pH dao động từ 5,5 – 6. Chanh leo cần độ ẩm cao, ưa sáng toàn phần.

Thời điểm thích hợp trồng cây chanh leo?

Thời điểm thích hợp trồng cây chanh leo?

Cây chanh leo ưa khí hậu ẩm, nắng ấm. Thời vụ trồng cây chanh leo khi có nền nhiệt độ trên 20ºC là tốt nhất.

Đối với các tỉnh Miền Nam có thể trồng quanh năm. Tốt nhất nên trồng vào mùa xuân tháng 2 – 4 và đầu mùa mưa tháng 7 – 8 dương lịch hàng năm.

Các tỉnh thuộc Miền Bắc nên trồng tránh mùa đông lạnh nên trồng vào cuối đông tháng 1 – 2 dương lịch.

Để trồng cây chanh leo trên sân thượng cần chuẩn bị vật dụng gì?

Chuẩn bị vật dụng trồng: Có thể tận dụng các vật dụng sẵn có để trồng như chậu, thùng xốp, … Do cây chanh leo có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh và cho thu hoạch trong thời gian dài. Nên để cây có đủ dinh dưỡng cần chọn những vật dụng có kích thước càng lớn càng tốt. Kích thước tối thiểu có đường kính 40 cm, chiều sâu trên 25 cm.

Đất trồng: Có thể lấy đất phù sa, đất vườn, … cần bổ sung thêm phân hữu cơ. Hoặc có thể sử dụng giá thể hữu cơ cao cấp, giá thể T – Rát, giá thể Peatmoss Terraerden, … Giá thể có thể tự phối trộn theo công thức phối trộn bao gồm: Đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/4 đất + 1/2 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 g/l nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 g/l nước) phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50 l/m3 giá thể).

Chuẩn bị giống cây chanh leo

Chuẩn bị giống cây chanh leo

Giống chanh leo có hai loại phổ biến: Loại 1: Chanh leo vàng: Sức sống mạnh, kích thước quả vừa, nhỏ, khi chín cho màu vàng ươm. Loại 2: Chanh leo tím có nguồn gốc từ Đài Loan. Có khả năng sinh trưởng tốt, nhiều quả, quả khi chín có màu tím hoặc đỏ. Vị quả ngọt hơn. Do vậy nên chọn giống chanh leo tím trồng thì hiệu quả hơn.

Nên chọn mua giống cây chanh leo tại những đơn vị cung ứng uy tín chất lượng. Đảm bảo chất lượng giống, đúng giống, có nguồn gốc rõ ràng. Giống cần được ươm từ hạt, cây khỏe mạnh không nhiễm sâu bệnh hại, cây bầu có chiều cao từ 10 – 12 cm.

Cách trồng và chăm sóc chanh leo trong thùng xốp

Cách trồng và chăm sóc chanh leo trong thùng xốp

Cách trồng: Cho đất đã bổ sung phân bón lót (2 kg phân chuồng hoai mục + 0,1 kg Super lân), hoặc nếu giá thể bổ sung phân lót trước đó vào trong thùng xốp. Nhẹ nhàng cắt túi nilong bầu và đặt cây thẳng ở trung tâm thùng xốp. Thông thường chỉ cần trồng 1 cây/chậu. Ấn quanh gốc bầu để cố định cây, đảm bảo cây không đổ ngã. Phủ rơm rạ trên miệng thùng xốp và tưới nước vừa đủ giữ ẩm cho đất.

Làm giàn cho cây chanh leo: Khi cây có từ 7 – 8 là thật, cây cao từ 20 – 25 cm thì tiến hành làm giàn, cắm cọc vắt dây cho cây. Để cây leo gian theo định hướng sẵn tiết kiệm không gian. Nên chọn dụng cụ bằng tre nứa là tốt nhất.

Tưới nước cho cây sau trồng: Trong suốt quá trình trồng cần duy trì độ ẩm cho cây thường xuyên để cây sinh trưởng phát triển tốt, độ ẩm duy trì từ 70 – 75%. Ngày tưới 1 – 2 lần. Nếu gặp trời mưa cần thoát nước nhanh tránh cây bị úng. Thời tiết khô hanh cần tăng lượng tưới nước cho cây.

Chế độ bón phân cho cây: Khi cây mới trồng từ 5 – 7 ngày bắt đầu bén rễ cần tiến hành tưới thúc phân bón cho cây. Lượng bón là 3 gram ure pha với 2,5 lít nước tưới gốc cho cây. Cứ định kỳ tưới thúc cho cây, 20 – 30 ngày/lần. Liều lượng 5 – 10 gram NPK pha với 2,5 lít nước tưới cho cây. Giai đoạn cây cho thu hoạch tưới định kỳ 10 – 15 ngày tưới 1 lần, dùng 3 – 5 gram pha với 2 lít nước tưới cho cây.

Thu hoạch quả chanh leo đúng thời điểm

Thu hoạch quả chanh leo đúng thời điểm

Cây tranh leo trồng sau 5 – 6 tháng có thể cho thu hoạch. Thu hoạch những quả đã chuyển màu thì chất lượng quả sẽ cao nhất. Giống chanh leo vàng thu hoạch khi quả chuyển sang màu vàng. Giống chanh leo tím thu hoạch khi quả chuyển sang màu tím.

Khi thu hoạch cần ngắt quả lưu ý tránh lại rảo giàn, rụng lá, lay gốc làm cây lâu hồi phục sau thu hoạch. Sau thu hoạch cần kết hợp cắt tỉa và bón phân giúp cây nhanh hồi phục và ra hoa quả lứa tiếp theo.

Nguồn: Camnangcaytrong.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết