Các phương pháp lưu ý khi sử dụng ure trong chăn nuôi bò

6 phút, 13 giây để đọc.

Trong chăn nuôi bò thì các khẩu phần ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quá trình phát triển. Vì vậy nếu dinh dưỡng nuôi bò không đạt chuẩn sẽ dẫn đến bò bị kém thể trạng và làm giảm hiệu suất kinh tế. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chất chúng ta có thể thêm vào thức ăn của bò để làm tăng sức đề kháng cũng như giúp bò có thể hấp thụ được các thức ăn khác nhanh hơn. Trong thực tế; loại chất mà được nhiều người nông dân tin tưởng nhất khi thêm vào thức ăn của bò là Ure. Ure là loại chất an toàn và rất tốt cho bò. Dù là bò sữa hay bò lấy thịt thì đều có tác dụng và mang lại hiệu quả cao.

Khi chăn nuôi bò bên cạnh các chú ý như chuồng trại; vệ sinh,… thì việc bổ sung dinh dưỡng cần thiết quan trọng bậc nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bà con một số các phương pháp hữu ích trong việc cung cấp Ure trong quá trình chăn nuôi bò.

thêm ure vào khẩu phần ăn của bò

Tổng quan

Bò sữa; bò thịt là nhóm gia súc có dạ dày 04 túi nên tiêu hóa khác với các loại động vật khác, đặc biệt là nhóm động vật ăn nhiều thức ăn thô xanh nên việc bổ sung Ure vào thức ăn; làm tăng khả năng hấp thu nito; giúp cho con vật tiêu hóa tốt thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển.

Tuy nhiên nhiều người chăn nuôi còn thiếu về kỹ thuật bổ sung ure; cũng như chủ quan sử dụng không đúng liều lượng nên làm cho con vật bị ngộ độc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đàn bò.

Urê

Là một trong những chất chứa nitơ vô đạm; đã được sử dụng từ lâu và rất rộng rãi trong chăn nuôi bò nói riêng và loài gia súc nhai lại nói chung. Sở dĩ loài gia súc nhai lại sử dụng được urê bởi vì; trong dạ cỏ của chúng có các quần thể vi sinh vật có khả năng biến đổi; phân giải nitơ trong urê và tổng hợp nên các chất đạm có giá trị sinh vật học cao; cung cấp cho cơ thể.

Có thể sử dụng urê theo một số cách như trộn vào thức ăn hỗn hợp; trộn với rỉ mật đường; trộn với một số thành phần làm bánh dinh dưỡng và ủ rơm (hoặc cỏ) với ure để làm thức ăn cho bò.

Biện pháp đơn giản đã được nhiều người chăn nuôi  áp dụng đó là kỹ thuật ủ rơm (khô hoặc tươi) với Ure; trên thực tế đã có rất nhiều người thực hiện song do ủ không đúng nên đã bị hỏng; chất lượng không đảm bảo. Nếu chất lượng không dảm bảo khi cho bò ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bò hoặc nhẹ thì làm cho bò bị tiêu chảy. Vì vậy người chăn nuôi  cần lưu ý thực hiện tốt biện pháp kỹ thuật về cách ủ; bảo quản và cách cho ăn.

Nguyên liệu gồm rơm 100 kg; urê 4 kg; vôi tôi 0,5 kg, nước sạch 70 – 100 lít. Có thể ủ trong hố ủ hoặc ủ trong túi nilon tùy điều kiện cụ thể của hộ chăn nuôi; tốt nhất nên xây hố ủ để đảm bảo được thời gian lâu dài.

Nguyên tắc sử dụng ure

Cung cấp đầy đủ chất bột đường lên men vào khẩu phần ăn; giúp vi sinh vật cỏ dạ có đủ năng lượng để sử dụng khí amoniac và tổng hợp nên chất đạm.

Với những bò trước đó chưa ăn ure thì cần phải có thời gian làm quen với loại thức ăn này từ 5-10 ngày và cho ăn ít một

Không hòa Ure với nước uống trực tiếp.

Cách ủ

Đem Urê và vôi được hoà vào nước cho tan đều; nếu ủ trong hố thì rải rơm từng lớp  một dày khoảng 20cm rồi tưới nước urê đã hoà lẫn vôi sao cho đều rơm; đảo qua đảo lại để rơm ngấm hết lượng nuớc vừa tưới; rồi dùng chân nén chặt.

cách ủ ure

Sau đó phủ nilông thật kín để ngăn không khí; nước mưa lọt vào và khí amoniac trong hố ủ bay ra. Nếu ủ trong túi nilon thì trình tự cũng làm tương tự như trên nhưng chú ý ủ bằng túi nilon thì sau khi ủ xong phải buộc chặt miệng túi và nên phủ bên ngoài túi bao tải sợi dai chắc. Sau khi ủ xong để nơi sạch sẽ thoáng mát; tránh nắng; mưa, ẩm ướt.

Thời gian ủ:

Thời gian ủ mùa hè sau 2 tuần và mùa đông sau 3 tuần thì lấy rơm ra cho bò ăn. Cách sử dụng lưu ý lấy lượng vừa phải theo nhu cầu từng bữa; lấy xong lại đậy kín hố hay buộc chặt túi.

Rơm ủ bằng phương pháp này có thể dự trữ và bảo quản trong vòng 6 tháng. Chất lượng rơm ủ: rơm sau khi ủ có chất lượng tốt là rơm có màu vàng đậm; mềm và ẩm, mùi urê; không có mùi mốc.

Phương pháp cho ăn

Phương pháp cho ăn cần lưu ý đối với bò lần đầu ăn rơm ủ urê thì phải tập dần cho ăn ít một do mùi đặc trưng của amoniac khiến bò chưa quen ngay.

Lấy rơm ủ ra dải dưới bóng mát khoảng 1 tiếng đồng hồ để mùi urê bay bớt rồi hãy cho bò ăn hoặc trộn lẫn với thức ăn khác (trộn 1-2 kg cỏ xanh lên lớp trên để hấp dẫn trâu bò; khi bò đã quen ăn rơm ủ urê thì cho ăn bình thường.

Số lượng khi cho ăn:

Về số lượng cho ăn đối với bò nuôi tăng trọng cho ăn tự do; đối với bò vắt sữa có thể thay thế cho ăn rơm ủ bằng 20% khối lượng thức ăn thô xanh. Nên cho ăn nhiều rơm đã chế biến nhất là vào mùa đông.

Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đủ lượng thức ăn xanh cần thiết cho bò nhất là bò sữa đang trong thời gian khai thác và trong quá trình cho ăn nên theo dõi tình hình sức khoẻ của chúng để kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn.

Chú ý

Trường hợp đến mùa thu hoạch nếu thời tiết không nắng có thể ủ rơm tươi với Ure để dự trữ thức ăn; về phương pháp giống như trên song lượng ure giảm số lượng khoảng 1,5 – 2kg/100kg rơm tươi. Khi ủ rơm tươi cần lưu ý do rơm còn tươi non có nhiều đường glucoza nên nếu độ ẩm thấp (rơm đã khô một phần mà không cho thêm nước) và nhiệt độ cao (cho rơm vào hố ủ lúc trưa nắng) thì độc tố 4-methyl-imidazol sẽ được hình thành do phản ứng giữa glucoza và NH3 phân giải từ urê; có thể gây độc cho bò.

Một lưu ý nữa là chỉ nên sử dụng urê cho bò sữa; bò thịt trong giai đoạn bò trưởng thành không nên sử dụng cho gia súc non; vì dạ cỏ của chúng chưa phát triển hoàn chỉnh.

Nguồn: 2lua.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết