
Chăn nuôi trâu là mô hình không còn xa lạ gì với bà con nông dân. Tuy chăn nuôi trâu đã lâu những hẳn các phương pháp chăn nuôi hữu ích thì bà con chưa biết nhiều. Nuôi trâu hiện nay được coi là mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Bởi giá thịt trâu trên thị trường rất cao; nếu thịt trâu đạt chất lượng chuẩn thì giá sẽ còn cao hơn rất nhiều. Vì vậy nếu chăn nuôi trâu mà sử dụng đúng phương pháp thì có thể nói những người nuôi trâu thành công sẽ có thể trở thành những tỷ phú trong tương lai.
Nhiều trang trại đã mạnh dạn mở rộng mô hình chăn nuôi trâu. Tuy nhiên nếu mô hình chăn nuôi lớn mà không có những kiến thức chăn nuôi thích hợp cũng như các phương pháp chăm sóc trâu đúng cách thì đàn trâu sẽ không đạt được hiệu quả. Vì vậy để giúp đỡ bà con trong vấn đề này; bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số phương pháp trong quá trình chăn nuôi trâu đẻ.
Mục lục
Thời gian mang thai của trâu
Khác với bò và một số loài gia súc khác, thời gian mang thai của trâu thường dao động trong khoảng 358-365 ngày, trung bình là 360 ngày nên việc theo dõi được tốt sẽ giúp ích cho việc đỡ đẻ cho trâu được kịp thời và an toàn.
Chẩn đoán trước khi đẻ
Trước khi đẻ, trâu thường sút hông; bầu vú tích sữa căng, vắt có sữa trắng dính chảy ra nhiều. Âm hộ mọng to, lúc gần đẻ thì đái dắt, đuôi cong.
Lúc bắt đầu đẻ
Cửa tử cung mở, dạ con co bóp, thai đạp vỡ bọc ối đẩy nước ối chảy ra ngoài, cơ bụng co bóp liên tục đẩy từ từ thai ra. Lúc này, căn cứ vào những đặc điểm sinh sản của trâu để có chế độ chăm sóc, can thiệp sao cho phù hợp.
– Trâu đẻ nhanh thời gian khoảng 30-40 phút. Trâu đẻ chậm có thể tới 2-3 giờ. Nếu quá thời gian đó mà trâu vẫn chưa đẻ, thì phải can thiệp.
– Trước khi đẻ; nên dùng nước muối loãng rửa sạch âm hộ, vùng mông và bầu vú. Cho ăn thêm cháo; uống nước có thêm muối để tăng khả năng rặn đẻ; và trâu sau khi đẻ đỡ mệt.
– Trong khi đẻ cần giữ cho trâu được yên tĩnh; không đi lại nhiều. Trâu đẻ mùa rét cần chú ý việc chắn gió cho trâu mẹ và nghé con.
– Sau khi đẻ: Lấy nước muối loãng hoặc dung dịch thuốc tím rửa âm hộ và vùng xung quanh để sát trùng. Tập cho nghé bú sữa đầu. Nếu trâu ít sữa, cần cho trâu ăn cháo gạo nếp với lá sung, lá ngái, cho ăn cỏ tươi đặc biệt là cỏ trồng: Cỏ Voi, VAO6…
Thời gian đầu sau đẻ
ta để trâu nghỉ làm việc khoảng 25-30 ngày; sau đó bắt đầu cho làm việc nhẹ. Những trâu mắn đẻ thì sau đẻ 25-30 ngày sẽ động dục trở lại; nên ta cần theo dõi để phối giống.
Nuôi dưỡng
Những nơi có bãi chăn tốt chăn thả trâu hàng ngày 3-4 tiếng và phải bổ sung thêm thức ăn xanh và thức ăn tinh tại chuồng. Những nơi không có bãi chăn; nuôi nhốt; phải cung cấp đủ thức ăn xanh tại chuồng. Nếu nuôi trâu sữa phải giành đất trồng cỏ thâm. canh để cung cấp đủ cho trâu, hàng ngày cho trâu vận động vừa phải từ 1-2 tiếng và cho ăn toàn bộ thức ăn xanh và tinh tại chuồng.
Đối với trâu nuôi con có thể giữ mức thức ăn tinh và củ quá như ở trâu có chửa kỳ 2 , nhưng phải tăng lượng thức ăn xanh thô nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo tiêu chuẩn và tăng khả năng tiết sữa nuôi con. Đối với trâu sữa thì cơ cấu thức ăn trong khẩu phần khoảng 60-70% thức ăn xanh và 30-40% thức ăn tinh hỗn hợp tính theo đơn vị thức ăn (nếu có thức ăn củ quả như khoai lang, sắn, bí… thì cho ăn 50-60% thức ăn xanh, 10~r củ quả và 30-40% thức ăn tinh hỗn hợp.
Nguồn: 2lua.vn