Phương pháp canh tác phòng trừ sâu vẽ bùa hại cam quýt

Sâu vẽ bùa Phyllocnistic citrella
5 phút, 47 giây để đọc.

Giới thiệu chung về sâu vẽ bùa

Tên khoa họcPhyllocnistic citrellaHọ: Gracillariidae. Bộ: Lepidoptera. Về đặc điểm hình thái. Sâu vẽ bùa Phyllocnistic citrella có biến thái hoàn toàn, trải qua bốn giai đoạn. Trưởng thành sâu vẽ bùa là loài ngài nhỏ màu vàng nhạt phớt ánh bạc. Con ngài có cơ thể dài 2-3mm, sải cánh dài 4-5mm. Cả hai cánh đều có rìa lông dài. Cánh sau nhỏ hơn cánh trước. Ở giai đoạn trứng. Trứng có hình bầu dục nhỏ màu trong suốt, sắp nở có màu trắng vàng. Kích thước ước chừng từ 0,2-0,3mm. Sâu non đẫy sức có chiều dài 4mm. Mình sâu dẹt, không chân đốt cuối bụng có hình ống dài. Giai đoạn nhộng dài khoảng 2-3mm. Nhộng có màu nâu vàng. Bên cạnh mỗi đốt thân nhộng có một u lồi, trên có một sợi lông.

Sâu vẽ bùa Phyllocnistic citrella
Vòng đời Sâu vẽ bùa Phyllocnistic citrella

Đặc điểm gây hại của sâu vẽ bùa

Sức gây hại của sâu vẽ bùa có liên quan tới điều kiện thời tiết. Cụ thể là độ ẩm. Khi độ ẩm tăng cao thì sức phá hại của sâu vẽ bùa tăng. Và khi độ ẩm giảm thì sức phá hại của chúng cũng giảm. Chính vì thế nên vào các mùa mưa khi độ ẩm khoảng 85-90% chúng gây hại mạnh tới cây. Ngoài ra khi thời tiết mát mẻ khoảng 23-29 độ C thì chúng cũng phát triển cực mạnh.

Sâu vẽ bùa gây hại chủ yếu là ở phần đọt non. Đọt non chính là món ăn ưa thích của chúng. Chính vì thế vào các đợt cây ra lộc non mạnh thì sâu cũng bùng phát mạnh mẽ. Ngược lại ở các lá già thì sâu sẽ ít gây hại hơn.

Một vòng đời của sâu vẽ bùa dài từ 19 đến 38 ngày. Cụ thể như sau. Trứng từ 1-6 ngày. Sâu non từ 4-10 ngày. Nhộng từ 7-12 ngày. Trưởng thành từ 7-10 ngày.

Tập tính gây hại của sâu vẽ bùa Phyllocnistic citrella

Bướm hoạt động về ban đêm, thường đẻ trứng ở mặt dưới lá gần gân chính của các đọt non mới mọc. Một trưởng thành sâu vẽ bùa thường đẻ được 70-80 quả trứng. Thời gian đẻ trứng từ 2-10 ngày. Sâu non mới nở thường đục chui qua lớp biểu bì của lá để ăn phần nhu mô của lá tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo dưới lớp biểu bì. Phía sau là đường phân thải ra của sâu như sợi chỉ. Lớp biểu bì có thể bị bong ra hoặc trông giống như nhầy ốc sên. Đường đục của sâu vẽ bùa dài và lớn dần theo sức lớn của sâu. Khi đẫy sức, sâu non đục ra mép lá, hoá nhộng tại mép lá gần gân lá, chỗ lá bị quăn bằng cách dùng tơ gấp lại che tổ kén.

Khi sâu gây hại, lá nhỏ, dị dạng ảnh hưởng đến sự phát triển của chồi non. Hoa và trái có thể bị rụng khi cây bị gây hại nặng. Ở giai đoạn cây con nếu bị gây hại thường xuyên cây sẽ kém phát triển và có tán nhỏ hơn bình thường. Sâu vẽ bùa là môi giới truyền bệnh loét trên cây có múi. Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm, tập trung nhiều vào các đợt ra đọt non trong mùa khô. Sâu gây hại trên các loại cây thuộc họ cam quít.

Điều kiện gây hại của sâu vẽ bùa Phyllocnistic citrella

Sâu vẽ bùa Phyllocnistic citrella gây hại quanh năm. Mức độ gây hại phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và thức ăn của sâu. Nhiệt độ thích hợp cho sâu vẽ bùa phát sinh gây hại là 23 – 290C, ẩm độ 85-90%.

Biện pháp quản lý sâu vẽ bùa Phyllocnistic citrella

Biện pháp canh tác:

Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, tỉa cành, tạo tán, bón thúc cho lộc non ra tập trung để dễ dàng quản lý sâu bệnh, hạn chế tối đa sự phá hại của sâu. Thu dọn lá rụng trong vườn đốt bỏ cũng hạn chế nguồn sâu.

Thường xuyên theo dõi quan sát, để bảo vệ các đọt non vào các giai đoạn cao điểm phát triển của sâu. Trường hợp bị hại nặng thì có thể cắt bỏ các chồi lá bị sâu đem tập trung một chỗ để tiêu diệt.

Biện pháp sinh học:

Sử dụng một số thiên địch như:

Thiên địch ký sinh: Có nhiều loài ong trong các họ Chalcidoidea và Ichneumonidea ký sinh trên sâu non và nhộng, đôi khi tỉ lệ kí sinh có thể lên đến 70-80%.

Thiên địch bắt mồi: Nhân nuôi thiên địch kiến vàng Oecophylla smaragdina là biện pháp có hiệu quả phòng trị sâu vẽ bùa cao

Sâu vẽ bùa Phyllocnistic citrella

Biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học BIO Plus

Sử dụng sản phẩm này giúp phòng trừ sâu vẽ bùa. Ngoài ra chế phẩm sinh học BIO Plus còn phòng trừ nhện đỏ, bọ trĩ, vẽ bùa, sâu tơ, sâu xanh,…. Sản phẩm hiệu quả an toàn, nguồn gốc tự nhiên. Không độc hại sức khỏe con người. Không ảnh hưởng đến môi trường.

Tỉ lệ phòng: Phòng định kỳ pha 1 chai 500ml với 200 lít nước phun 2 lần. Lần 1 phun khi cây sắp nhú đọt non. Lần 2 phun cách lần 1 khoảng 6-7 ngày.

Tỉ lệ trừ: Cắt tỉa loại bỏ phần bị bệnh sau đó pha 1 chai 500ml với 150 lít nước phun kép 2 lần cách nhau 3-4 ngày. Nếu đọt không ra đều thì định kì phun 7-10 ngày.

=> Phun chủ yếu ở mặt dưới lá và phun lên đọt cây. 

Các đợt lộc non bà con thúc ra tược đồng loạt bằng sản phẩm phân bón cao cấp Rapid Hydro để lộc ra tập trung và lá nhanh già để sâu đỡ gây hại. Ngoài ra bà con nên phun kết hợp cùng chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua để phòng trừ nấm khuẩn gây bệnh loét ghẻ trên cây có múi. 

Biện pháp hoá học:

Khi mật số sâu quá cao, có thể dùng các loại thuốc nội hấp để phun hay các hỗn hợp sử dụng thuốc BVTV hợp lý để bảo vệ nguồn thiên địch của vẽ bùa trong tự nhiên. Khi mật độ gây hại cao, sử dụng luân phiên một số thuốc gốc như: (Chlorantraniliprole + Abamectin); Imidacloprid (Confidor 100SL;  …); Cypermethrin (Viserin 4.5EC;….); Abamectin (Vibamec 1.8EC, 3.6EC;…); Polytrin; Selecron; dầu khoáng SK99; DC- Tron Plus, Confidor,… có thể phối hợp dầu khoáng với thuốc sâu để tăng hiệu quả phòng trừ để phòng trị.

Nguồn: hlc.net.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết