Kỹ thuật nuôi dễ mèn sinh sản tạo lợi nhuận siêu cao

3 phút, 27 giây để đọc.

Dế mèn thuộc họ côn trùng, gần đây việc nuôi côn trùng đang ngày càng phổ biến. Với ưu điểm có thể chế biến thành nhiều món phong phú cũng như nhiều nơi dễ mèn còn được chế biến như một món ăn đặc sản. Không chỉ vậy, dễ mèn còn có thể chiên giòn làm các món nhậu rất ngon. Tuy nhiên, các mô hình chăn nuôi dế mèn lại chưa đạt được hiệu quả cao do không có kỹ thuật cũng như các kiến thức chăn nuôi.

Ngược lại nếu các nông hộ biết cách nuôi dễ mèn đúng cách thì sẽ đảm bảo đạt được hiệu quả kinh tế rất cao. Đặc biệt là trong mô hình nuôi dế mèn sinh sản. Chúng ta cần chú ý đến các kỹ thuật như làm chuồng, chế độ dinh dưỡng,… cũng như một số lưu ý đáng chú ý cần thiết khác. Dưới đây là một số các kỹ thuật trong việc nuôi dế mèn sinh sản. Hãy cùng tham khảo nắm vững để áp dụng vào trang trại của mình nhé.

nuôi dế mèn

Phân biệt dế cái

Dế cái cánh màu đen, bóng mượt, bụng to hơn dế đực; dế cái không kêu được. Dế cái có máng đẻ trứng ở phần đuôi giống cái kim khâu quần áo. Khi chọn dế cái sinh sản nên chọn những con mạnh khỏe, lanh lợi.

Chu kỳ sinh trưởng của dế

Dế mẹ thụ tinh xong sẽ đẻ trứng, trứng được 10-12 ngày sẽ nở. Nuôi dế từ khi nở tới khi thu hoạch khoảng 40 – 45 ngày. Dế trưởng thành và bắt đầu sinh sản khi đạt 50 – 55 ngày tuổi.

Dụng cụ và quy trình nuôi dế sinh sản

1. Nuôi trong thùng, chậu, xô,… phải có lỗ thoáng không khí. Sau khi ghép đôi, dế mẹ nên được nhốt riêng để tạo thêm không gian sinh sản. Trong chuồng phải có khay đất ẩm cho dế đẻ. Dế thường đẻ từ 2 – 3 ngày sau. Nhiệt độ lý tưởng cho trứng ấp từ 23 – 25 độ C.

2. Trong chuồng nuôi dế mẹ phải có đầy đủ khay nước uống, thức ăn và đất cho dế đẻ ( trộn đất với cát theo tỉ lệ 2 đất 1 cát).

3. Thức ăn, nước uống cho dế trong thời kì này phải tuyệt đối sạch, không chứa thuốc bảo vệ thực vật tránh gây hại cho dế và trứng. Ngoài các loại thức ăn như lá, rau, củ quả nên bổ sung thêm cho dế cám đã nghiền mịn.

4. Vệ sinh chuồng trại 6 – 7 ngày 1 lần.

5. Cách ly dế mẹ đến khi nào trứng nở thì cho vào chuồng cũ. Dế con mới đẻ phải được nuôi riêng.

6. Dế con mới đẻ đến 15 ngày tuổi nên nuôi trong chuồng nhỏ (1m2 cho 100-120 con) có một ít rơm và đất. Xịt một ít nước hằng ngày vào rơm và tán nhỏ thức ăn cho dế dễ tiêu thụ (tốt nhất là cho dế ăn cám bỏ vào 1 khay nhỏ).

7. Dế từ 15 – 45 ngày tuổi thì cho vào chuồng nuôi như các con khác.

Nhiệt độ

Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng 24 – 25 độ C. Hàng ngày xịt nước để giữ độ ẩm và nhiệt độ, xịt ngày 2 lần vào mùa hè, 1 lần vào mùa đông, không xịt quá nhiều nước nếu không trứng sẽ dễ bị ung. Sau 9 – 12 ngày dế sẽ nở, các bạn nên ghi nhớ thời gian, hoặc quan sát trứng, để cho khay trứng ra chậu nuôi kịp thời.

Trứng nở sau 4 – 5 ngày là hết, bỏ khay đó ra ngoài vét hết đất và tiếp tục cho dế đẻ lần sau. Thường để 2 – 3 khay trứng vào một chậu nuôi như thế vừa đảm bảo mật độ vừa tạo đồng đều cho dế mèn. Không nên để khay trứng đẻ của 2 – 3 ngày khác nhau vào cùng một chậu, như vậy khi dế nở sẽ có con to, con nhỏ không đồng đều.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết