
Kỳ đà là một loài vật ăn tạp, dễ nuôi và dễ sống thích nghi nhanh trong nhiều điều kiện môi trường. Không chỉ vậy hiện nay với xu hướng thích chơi kỳ đà cảnh của nhiều người thì việc chăn nuôi kì đà cảnh mang lại rất nhiều lợi nhuận.
Với những ưu điểm như thức ăn đơn giản không kén chọn, việc chăn nuôi kỳ đà cảnh càng có lợi. Kỳ đà có thể ăn bất cứ thức ăn gì miễn là “thịt”; động vật nào chúng cũng có thể ăn kể đến như: tôm, cá; nhái ếch; cua ốc, vịt , tôm…Kể cả những loại thức ăn như châu chấu, ong, bướm, dế,… hay như các loại sâu bọ chúng đều có thể tiêu hoa. Cách chăn nuôi kỳ đà cũng rất đơn giản tuy nhiên chúng ta vẫn cần trang bị những kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi; phải hiểu biết về tập tính cách sống của kỳ đà. Để từ đó kỳ đà mới phát triển tối đa các đặc điểm tốt.
Tuy là loài vật dễ nuôi nhưng những người chăn nuôi cũng cần phải chú ý chăm sóc để tạo ra những con kỳ đà cảnh đẹp nhất. Dưới đây là những kỹ thuật mà người chăn nuôi kỳ đà có thể tham khảo và áp dụng vào mô hình trang trại của mình.
Mục lục
Đặc tính của kỳ đà
Kỳ đà cũng thường leo lên các cây cao để tìm đến các tổ chim để nhấm nháp chim non và trứng chim. Nó cũng đào bới các bãi sông suối để tìm ăn trứng rùa; ba ba và cả trứng của đồng loại của nó. Thế nhưng; loại thức ăn khoái khẩu nhất của kỳ đà mà hầu hết các giống thú khác đều chê; là xác động vật đã chết lâu ngày bốc mùi hôi thối!
Mỗi khi đánh hơi được cái mùi đặc trưng này; tất cả kỳ đà đang kiếm ăn xa gần quanh đó đều hối hả chạy nhanh tìm đến để giành giựt nhau ăn như sợ mất hết phần. Chúng ăn cho đến khi thực sự no nê mới chịu tản đi.
Lợi ích
Chính vì ăn uống với thức ăn đa dạng như vậy nên kỳ đà được coi là con vật có ích cho con người vì chúng tiêu diệt chuột bọ và các loại côn trùng phá hoại mùa màng. Nuôi nhốt trong chuồng, ngoài thức ăn còn sống vừa kể, ta nên tập cho chúng ăn các thứ thức ăn rẻ tiền mà dễ kiếm như cá ươn, như các phế phẩm của các lò mổ gia súc, gia cầm gần nơi mình ở (nếu có) thật tiện lợi vô cùng.
Những thức ăn này trước khi cho ăn nên rửa sạch; xắt nhỏ cho vừa miệng chúng rồi tới bữa đổ vào máng cho ăn. Có thể trong vài bữa đầu chúng chê vì gặp mùi lạ. Những thứ lòng ruột lấy ra từ các lò mổ này; nhiều người đã dùng nuôi kỳ đà; nhưng cho ăn sống.
Cho ăn
Nhiều người nuôi kỳ đà chỉ cho ăn một bữa duy nhất trong ngày mà thôi. Đó là bữa ăn tối; theo như cách ăn uống bên ngoài của chúng. Đúng ra, chúng ta nên cho kỳ đà àn hai bữa: bữa sáng và tối. Bữa sáng là bữa ăn phụ và bữa tối mới là bữa ăn chính’ cho ăn nhiều hơn.
Trong bữa sáng, theo thói quen; dù ta cung cấp thức ăn đầy máng chúng ăn không nhiều, vì bữa tối qua còn no bụng. Còn bữa tối phải cho ăn nhiều vì thói quen của chúng là ăn về đêm, ăn suốt đêm.
Chú ý
Tìm nguồn thức ăn để nuôi kỳ đà Nuôi kỳ đà với số lượng ít vài ba con, khâu chạy thức ăn nuôi chúng hàng ngày có lẽ chẳng khiến mấy ai phải bận tâm. Nhưng nếu nuôi với số lượng nhiều; từ chục con trở lên thì việc này chắc không ai dám cho là nhỏ; là dễ được.
Cái khó là tìm cho được thức ăn rẻ tiền để đỡ tốn kém, và lúc nào cũng có sẵn với số lượng nhiều, đáp ứng đúng mức nhu cầu của mình; để vật nuôi khỏi phải chịu cảnh bữa đói bữa no; một ngày ăn đôi ba ngày phải nhịn. May mà giống kỳ đà nổi tiếng có biệt tài nhịn đói lâu ngày; nhưng thử hỏi nuôi mà cho ăn uống thất thường như vậy, làm sao chúng lớn nhanh và sinh sản tốt được?
Nguồn thức ăn
Vì vậy, nếu nuôi kỳ đà với số lượng nhiều, ta nên tìm nguồn thức ăn cho chúng theo cách sau đây:
+ Liên hệ với các chủ sạp bán cá ở các chợ để mua rẻ những cá đã ươn sình (đón mua vào giờ tan chợ).
+ Liên hệ các lò ấp trứng gà vịt để mua rẻ các gà vịt con bị ấp sát, hay mang dị tật, yếu sức…
+ Liên hệ các lò mổ gia súc, gia cầm gần nơi mình ở, nấu có để mua rẻ lòng ruột phế phẩm, vốn là thứ kỳ đà rất thích ăn.
+ Nuôi dế (đẻ quanh năm)
+ Nuôi chim cút (lấy trứng và thịt)
+ Nuôi ếch nhái.
+ Nuôi cá đồng như cá lóc, cá rô…
Nước uống và vệ sinh
Khi đã chủ động được đầy đủ nguồn thức ăn để nuôi kỳ đà; chúng ta mới dám mạnh dạn tăng bầy đàn.
Nước uống Một con kỳ đà trưởng thành uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Vì vậy, ta nên châm đầy máng nước để chúng uống tự do. Nước dùng cho kỳ đà uống là thứ nước sạch ta dùng như nước máy, nước mưa, nước giếng. Mỗi ngày nên thay nước mới, và trước đó cần phải cọ rửa máng cho sạch sẽ.
Mang lại lợi nhuận cao
Nuôi kỳ đà đang là cơ hội lớn cho những ai đam mê nuôi động vật quý hiếm. Theo những hộ nuôi kỳ đà, cơ quan khuyến nông cần xây dựng mô hình nuôi kỳ đà, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân để đạt hai mục đích: nhân cấy nghề mới có hiệu quả kinh tế cao và bảo tồn, duy trì nguồn gen động vật hoang dã.
Kỳ đà thuộc lớp động vật bò sát, tập tính thích ăn động vật; ngủ nghỉ ban ngày; ban đêm kiếm ăn; sinh trưởng nhanh sau mỗi lần lột xác. Kỳ đà cảnh trưởng thành sau 18 tháng tuổi, dài 2,5m, nặng 7-8kg và bắt đầu đẻ trứng.
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn