Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, từ đầu mùa vải đến nay, việc tiêu thụ vải quả diễn ra rất thuận lợi, tiếp tục có thêm nhiều doanh nghiệp đặt vấn đề thu mua vải thiều với khối lượng lớn để xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Hiện nay, tỉnh Hải Dương đã và đang xây dựng kế hoạch mở rộng vùng sản xuất vải thiều chuẩn quốc tế và triển khai các biện pháp xúc tiến thương mại, quảng bá vải thiều năm 2020. Cùng PQM tìm hiểu những giải pháp, kế hoạch để Xây dựng vùng trồng vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu EU nhé.
Mục lục
Yêu cầu của Nhật Bản với vải thiều xuất khẩu
Theo thông tin tại Hội nghị triển khai các yêu cầu của Nhật Bản đối với vải thiều chuẩn quốc tế và xin ý kiến vào dự thảo kế hoạch “Xây dựng, mở rộng vùng trồng vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu Nhật Bản, Mỹ, Australia, EU” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương tổ chức ngày 21/2, sản lượng vải niên vụ 2020, toàn tỉnh dự kiến khoảng 46.000 tấn, cao hơn khoảng 21.555 tấn so với niên vụ năm 2019.
Các biện pháp xúc tiến
Hiện tỉnh Hải Dương đang xây dựng kế hoạch mở rộng vùng sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn quốc tế và triển khai các biện pháp xúc tiến thương mại, quảng bá vải thiều năm 2020. Thống kê của tỉnh Hải Dương cho thấy; diện tích vải niên vụ năm 2020 của tỉnh khoảng 9.750 ha. Trong đó; có 265 ha được chứng nhận VietGAP.
Tình hình mùa vụ của vải thiều
Đến thời điểm này; trà vải sớm ra hoa đạt trên 90%; cao hơn 10% so với niên vụ vải năm 2019. Trà vải thiều ra hoa 65-70%.Theo đánh giá, năm nay; tỷ lệ vải thiều ra hoa cao gấp 3-4 lần so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến; trà vải sớm sẽ cho thu hoạch từ ngày 10-30/5/2020 và vải thiều thu hoạch từ ngày 1-30/6/2020.
Giai đoạn từ 2015-2019; tỉnh Hải Dương đã xây dựng thành công 13 vùng vải thiều đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi thị trường Mỹ, Australia, EU với tổng diện tích 130 ha và đã xuất khẩu thành công vải thiều sang Australia, Mỹ, EU và các nước Trung Đông.
Nhật Bản chính thức “mở cửa” cho vải thiều xuất khẩu từ Việt Nam
Cuối năm 2019, Nhật Bản chính thức mở cửa cho quả vải tươi của Việt Nam. Trong khi đó; thị trường Trung Quốc mới đây cũng đã thắt chặt yêu cầu đối với nông sản nhập khẩu chính ngạch.Tại hội nghị; nhiều ý kiến về giải pháp xúc tiến thương mại, quảng bá, nâng cao vị thế cho vải thiều Hải Dương năm 2020 đã được đại diện các sở, ngành, địa phương trao đổi.
Theo ông Nguyễn Phúc Thịnh; Phó Chủ tịch UBND thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương) cho biết: Trong những năm qua; việc xuất khẩu vải đi Mỹ, Australia tuy sản lượng chưa nhiều nhưng lại tạo động lực cho nông dân và các địa phương quan tâm sản xuất các sản phẩm chất lượng. Ông Thịnh mong muốn việc tập huấn; tuyên truyền được tỉnh; các sở ngành triển khai sớm sẽ thuận lợi cho việc tiêu thụ.
Những biện pháp đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn quốc tế
Dự thảo Kế hoạch “Xây dựng, mở rộng vùng trồng vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu Nhật Bản, Mỹ, Australia, EU” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương đề xuất sẽ trình UBND tỉnh Hải Dương trong cuối tháng 2 này.
Triển khai vùng quy hoạch
Theo đó, dự kiến năm 2020; Hải Dương sẽ lựa chọn; triển khai 22 vùng vải tại Thanh Hà và thành phố Chí Linh sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng diện tích 200 ha đáp ứng các yêu cầu khắt khe về kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản, Mỹ, Australia, EU…; trong đó, có 70 ha vải sớm và 130 ha vải thiều.
Chuyển giao đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật
Nông dân vùng trồng sẽ được chuyển giao đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong chăm sóc, thu hái, ghi chép nhật ký sản xuất, phòng trừ sâu bệnh; kiểm soát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Doanh nghiệp xuất khẩu được hướng dẫn, kết nối với các vùng trồng; được hỗ trợ giám sát vùng sản xuất, giới thiệu công nghệ xử lý sau thu hoạch. Cùng với đó; thử nghiệm vận hành hệ thống/tiêu chuẩn OTAS trong quản lý mã số vùng trồng vải theo tiêu chuẩn quốc tế.
Hoạt động xúc tiến thương mại
Để đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ quả vải; tỉnh Hải Dương sẽ mời các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây đến thăm vùng sản xuất, tổ chức hội thảo bàn biện pháp tiêu thụ; kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu với cơ sở đóng gói, sơ chế và các vùng trồng vải đã được cấp mã số; giới thiệu tem truy xuất nguồn gốc; giấy chứng nhận mã số vùng trồng, giấy chứng nhận VietGAP và các chứng nhận; thương hiệu để quảng bá vải thiều Hải Dương; tổ chức Lễ hội vải thiều năm 2020; tham gia xúc tiến thương mại, quảng bá vải thiều tại Nhật Bản và các thị trường trong, ngoài nước để mở rộng thị trường cho quả vải.
Nguồn: Bnews.vn