Theo dấu nông sản Trung Quốc vào Việt Nam

9 phút, 18 giây để đọc.

Theo dấu nông sản Trung Quốc (TQ) hàng ngàn cây số từ “thủ phủ” Pò Chài, Quảng Tây bên kia biên giới về các tỉnh phía Nam. Tại thị trường VN; nhiều loại nông sản TQ được “hô biến” thành hàng Việt, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Pò Chài thuộc TP Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây; là chợ trời nông sản tiểu ngạch lớn nhất ở miền nam TQ. Mỗi ngày có hàng trăm tấn nông sản Trung Quốc các loại được bốc lên xe container của VN chở về nước tiêu thụ.

Tràn ngập container hành, tỏi, nấm

Sau khi làm giấy thông hành tại Công an tỉnh Lạng Sơn; chúng tôi ngược lên cửa khẩu Tân Thanh cách đó gần 20km để qua Pò Chài. Đi xe ôm xuyên qua một thị trấn sầm uất với bảng hiệu ghi bằng hai thứ tiếng Trung – Việt; rồi phải qua một trạm biên phòng nữa mới tới một khu chợ rộng lớn nằm lọt thỏm giữa các núi đá vôi. Xe container mang biển số VN và TQ dập dìu giữa cái nắng cháy da.

Ở ngay đầu chợ nông sản Pò Chài có biển hiệu hướng dẫn bằng hai thứ tiếng Trung – Việt: “Khu nhập khẩu mậu dịch tiểu ngạch biên giới”; “Lối ra xe Việt Nam”… Phía bên trái là bãi dành riêng cho ngành hàng nấm; bưởi, dưa, đậu phộng, nho, quýt, cam, táo. Bên phải là khu rộng hàng chục hecta chỉ có xe container thanh long.

Chuyển nấm kim châm từ xe thương lái Trung Quốc sang xe Việt Nam tại cửa khẩu Pò Chài, Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc - Ảnh: VÂN TRƯỜNG
Chuyển nấm kim châm từ xe thương lái Trung Quốc sang xe Việt Nam tại cửa khẩu Pò Chài; Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc – Ảnh: VÂN TRƯỜNG

Diễn biến “cuộc điều tra” những lô tỏi, nấm từ Trung Quốc nhập về

Khu phía sau, nơi có trạm thu phí; là lãnh địa của củ hành; củ tỏi. Chừng 5-10 phút lại có một xe container từ khu chợ này chạy ra hướng cửa khẩu Tân Thanh để về VN. Các tài xế quả quyết 80-90% tỏi mà người Việt dùng hằng ngày đều có nguồn gốc tại Pò Chài. Nông sản Trung Quốc tại Pò Chài được bán đúng chất của chợ trời; đó là không hề có thông tin về nguồn gốc xuất xứ; hạn sử dụng; ngoại trừ các loại nấm.

Khoảng 14g, một xe container chở nấm kim châm chạy vào bãi. Các thương lái người Việt xúm lại xem hàng của ai. Ít phút sau xe container biển số 98C-055… của tỉnh Bắc Giang lùi vào để nhận lô nấm này. Trên xe chất đầy thùng xốp màu trắng.

Bên trong là nấm kim châm được đóng gói trọng lượng 150 gam/túi nhãn hiệu Soron. Thông tin in trên bao bì ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Sản phẩm ghi nguồn gốc từ TQ. Hạn sử dụng 30 ngày kể từ ngày đóng gói (15-11); nhưng hoàn toàn không hề có thông tin nơi sản xuất và tên doanh nghiệp. Tài xế nói sẽ chở xe nấm này về Hà Nội tiêu thụ.

Những lô nấm tiếp tục được nhập khẩu

16g, thêm một xe container chở nấm tới. Khi tài xế mở khóa container; chúng tôi thấy trên các thùng xốp đều dán miếng giấy nhỏ in thông tin đây là hàng của Công ty LHG ở Thủ Đức; TP.HCM. Bên trong là các túi nấm nhỏ được đóng gói sẵn ghi thông tin bằng tiếng Việt, thương hiệu Gaoron. Sau khi kiểm tra “hộp đen” trong thùng container; thương lái người Việt và TQ cãi nhau inh ỏi bằng tiếng Hoa.

Một tài xế nói nấm kim châm phải được bảo quản lạnh dưới 5oC; nhưng xe container của TQ để nhiệt độ quá cao; nấm sẽ mau hỏng. Tuy nhiên; số nấm này cũng được chuyển qua xe container chờ sẵn.

Phát hiện những sai xót trong khâu vận chuyển

Chúng tôi bám theo xe này đến 1g sáng hôm sau thì phát hiện xe vào giao hàng tại một kho lạnh gần Khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh, TP Hà Nội). Đến 4g sáng; xe này trở ra tiếp tục chạy lên Pò Chài.

Thấy tôi ngạc nhiên khi mân mê những trái bưởi vàng óng đang được chuyển từ xe container TQ sang xe tải biển số tỉnh Vĩnh Phúc; tài xế D. nói chỉ có cánh tài xế chở bưởi này mới biết nó được trồng ở TQ. Anh tiết lộ: “Khi về VN; người bán nói đây là bưởi Phú Thọ, Hà Giang… và bán với giá 25.000 đồng/trái. Còn quýt xốp (trái nhỏ, màu vàng, đựng trong thùng xốp) được gắn mác… quýt Thái (!).

Nhập nhiều, khai ít

Bằng các phương tiện xe ôm và ôtô; chúng tôi bám theo một số xe container chở nông sản từ Pò Chài về VN để biết quy trình xuất – nhập khẩu được tiến hành ra sao. Lúc 12g, xe container biển số Tiền Giang vào khu vực củ hành, củ tỏi để “ăn” hàng. Hơn một tiếng đồng hồ; chúng tôi đếm được có 1.470 bao tỏi loại 20 kg/bao được chất lên xe.

Xong, tài xế khóa thùng xe lại nổ máy rời Pò Chài hướng ra cửa khẩu Tân Thanh. Làm thủ tục xuất cảnh khỏi TQ và nhập cảnh VN xong; xe này chạy thêm một đoạn khá xa rồi dừng tại khu vực kiểm hóa.

Các tài xế nói tất cả xe chở hàng về VN đều phải dừng ở đây chờ “làm luật”, tức là thủ tục hải quan; kiểm dịch thực vật; hợp đồng vận chuyển… Tài xế đi ăn cơm; nghỉ ngơi. Chúng tôi không rời mắt chiếc xe container chở tỏi. Khoảng hai tiếng đồng hồ sau có một phụ nữ bước ra đưa cho tài xế này một xấp giấy tờ. Tài xế cho xe chạy tiếp về hướng Hà Nội.

Tờ khai thông quan nhiều sai xót

Qua điều tra, chúng tôi nắm được lô hàng củ tỏi khô này của Công ty ĐP ở tỉnh Lạng Sơn xuất bán cho một người tên Bình ở huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang). Tờ khai thông quan ghi đơn vị xuất khẩu củ tỏi là Công ty Guangxi Qiaosheng (TQ).

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu do Công ty ĐP lập thể hiện lô hàng chỉ có 750 bao với 15.225kg. Tổng giá trị tính thuế là 83,5 triệu đồng. Tuy nhiên; hóa đơn giá trị gia tăng mà Công ty ĐP xuất cho ông Bình lại thể hiện xe container này chở tới 32 tấn; giá tiền phải thanh toán là 188,8 triệu đồng.

Bưởi vàng Trung Quốc tại Pò Chài được vận chuyển sang xe tải chở về Việt Nam qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. Và khi vào Việt Nam, bưởi vàng Trung Quốc được “gắn mác” là bưởi Phú Thọ, Hà Giang... - Ảnh: VÂN TRƯỜNG
Bưởi vàng Trung Quốc tại Pò Chài được vận chuyển sang xe tải chở về Việt Nam qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. Và khi vào Việt Nam; bưởi vàng Trung Quốc được “gắn mác” là bưởi Phú Thọ, Hà Giang… – Ảnh: VÂN TRƯỜNG

Số liệu báo cáo sai thực tế

Như vậy; số liệu công ty này khai báo với hải quan chỉ bằng 50% so với thực tế; thể hiện trong hóa đơn giá trị gia tăng. Còn số lượng đếm thực tế khi chất lên xe tại Pò Chài trước đó là 29,4 tấn (1.470 bao). Giấy chứng nhận kiểm tra an toàn thực phẩm do Trạm kiểm dịch thực vật Tân Thanh (thuộc Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7) cấp cho Công ty ĐP thể hiện xe container này chở 750 bao tỏi; trọng lượng 15 tấn (ít hơn tờ khai hải quan 225kg).

Trong suốt thời gian xe “ăn” hàng và chờ làm thủ tục hải quan, thùng xe vẫn luôn khóa kín. Không có bất kỳ ai yêu cầu tài xế mở ra kiểm tra hàng hóa hay lấy mẫu gì. Thế nhưng trong giấy chứng nhận kiểm dịch đánh dấu vào mục “lô hàng có kết quả kiểm tra hồ sơ; ngoại quan đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm” và “giấy này được cấp căn cứ vào biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm và lấy mẫu”.

Tài xế cũng xác nhận không có ai yêu cầu mở thùng container. Chúng tôi và tài xế đều không biết cơ quan chức năng lấy mẫu để kiểm dịch lúc nào (?!).

Ghi sai thông tin hàng hóa trên tờ khai thông quan

Chúng tôi tiếp tục bám theo xe container biển số Tiền Giang chở nấm từ Pò Chài về TP.HCM chiều 19-11, hồ sơ thông quan thể hiện đơn vị nhập khẩu là Công ty LHG tại TP.HCM. Trên xe có 1.190 thùng, tổng trọng lượng 12.185kg.

Giá trị tính thuế 103,3 triệu đồng. Hồ sơ thông quan không ghi nhập nấm gì. Còn giấy chứng nhận kiểm dịch do Trạm kiểm dịch thực vật Tân Thanh cấp thể hiện trên xe này có tới 6 loại nấm gồm: đông cô, kim châm, đùi gà, bạch tuyết, linh chi trắng và linh chi nâu tươi.

Xe container Việt Nam chở hàng nông sản ra khỏi địa phận Trung Quốc vào cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn, Việt Nam - Ảnh: Vân Trường
Xe container Việt Nam chở hàng nông sản ra khỏi địa phận Trung Quốc vào cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn, Việt Nam – Ảnh: Vân Trường

Khai báo sai trọng lượng

Chưa kể, cũng số lượng 1.190 thùng nhưng trọng lượng chỉ có 11.590kg (ít hơn hồ sơ hải quan tới 595kg). Giấy chứng nhận này cũng ghi chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật; đối tượng phải kiểm soát của VN.

Căn cứ cấp giấy là kết quả kiểm tra; phân tích giám định trong phòng thí nghiệm. Tài xế chở lô hàng này cũng không biết cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm dịch hồi nào; và khẳng định hàng hóa trên xe không dưới 15 tấn. Một số tài xế xe container thường chở hàng từ Pò Chài về TP.HCM cũng xác nhận không có xe nào chở hàng ít hơn trọng lượng ghi trong hồ sơ thông quan.

Giá kê khai thấp hơn giá nhập khẩu

Chưa hết; giá kê khai khi làm thủ tục thông quan cũng thấp hơn giá mà doanh nghiệp nhập khẩu của VN phải trả cho thương lái TQ. Các đầu nậu tại Pò Chài nói các loại nấm có giá từ 30.000 – 80.000 đồng/kg; nhưng theo Linh (người chuyên làm thủ tục xuất nhập khẩu); các doanh nghiệp kê khai hồ sơ hải quan bình quân chỉ khoảng 0,5 – 0,6 USD/kg, tức chỉ hơn 10.000 đồng/kg.

Đơn cử là hồ sơ thông quan của Công ty LHG ngày 19-11 thể hiện lô hàng có 6 loại nấm khác nhau trọng lượng hơn 12 tấn; tổng giá trị 103,3 triệu đồng. Tính ra giá khai báo hải quan chỉ có 8.500 đồng/kg! “Đây là giá quy định, doanh nghiệp nào cũng kê khai như vậy” – Linh nói.

Nguồn: tuoitre.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết