Trồng dâu tằm tại nhà đúng kỹ thuật hiệu quả cao

5 phút, 53 giây để đọc.

Bạn đã biết cách trồng dâu tằm tại nhà đúng quy trình kỹ thuật chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để có được vườn dâu đạt năng suất cao nhé.

Đặc đểm thực vật học

Cây dâu tằm tên khoa học Morusalba L. Là cây thân gỗ. Sống lâu năm cây bụi hoặc cây to. Lá sớm rụng, có thể rụng hàng năm vào mùa đông, mọc cách, có răng cưa, có lá kèm ở gốc cuống lá, lá hình ngọn mác. Hoa nở theo cụm, đuôi sóc, hoa đơn tính, có ít hoa lưỡng tính trên cùng một cây hoặc khác cây, hoa đực và cái trên cùng một trục hoặc khác trục, thịt quả dày mọng nước. Thân cành nhiều nhựa không gai. Trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách. Rễ ăn sâu và rộng 2-3 m. Nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10-30cm và rộng theo tán cây.

Trồng dâu tằm tại nhà đúng kỹ thuật hiệu quả cao
Dâu tằm

Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh

Nhiệt độ thích hợp 24-32 độ C, khi nhiệt độ trên 40 độ C một số bộ phận của cây dâu bị chết. Ở nhiệt độ 0 độ C cây dâu ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ không khí tăng trên 12 độ C thì cây dâu bắt đầu nảy mầm.

Ánh sáng: Là loại cây trồng ưa ánh sáng, năng suất chất lượng lá có quan hệ mật thiết với điều kiện chiếu sáng. Số giờ chiếu sáng 10-12 giờ/ngày là tốt nhất. Thiếu ánh sáng lá dâu mỏng, thân mềm yếu, chất lượng lá dâu kém. Cây dâu có thể hấp thu ánh sáng có độ dài từ 400-800µ.

Đất đai: Có khả năng thích ứng tốt với nhiều loại đất, tuy nhiên để có năng suất chất lượng lá tốt và kéo dài chu kỳ kinh doanh, cần chọn đất có bề dày tầng canh tác >1m, pH từ 6,5-7,0. Tuy nhiên cây dâu có khả năng thích ứng với pH từ 4,5-9,0. Cây dâu chịu mặn kém, ở những nơi có độ mặn thấp < 0,2% cây sinh trưởng tốt. Độ mặn ≥1% cây sẽ chết.

Nước và ẩm độ không khí: Là cây trồng tương đối chịu hạn, nhưng nếu thiếu nước thì cây ngừng sinh trưởng. Trung bình cứ 100cm2 lá trong một giờ thì phát tán 1,8 gam nước. Điều đó chứng tỏ cây dâu có nhu cầu nước rất lớn. Ẩm độ thích hợp cho cây dâu sinh trưởng từ 70-80%.

Lá dâu là thức ăn duy nhất của tằm. Mặt khác trên 60% chi phí để sản xuất ra tơ là dùng vào khâu trồng, quản lý và thu hoạch, bảo quản lá dâu.

Kỹ thuật trồng cây dâu tằm

Dụng cụ trồng

Nếu cây trồng chậu thì cần chậu lớn, kích thước phù hợp với cây. Chậu có thể thoát nước tốt. Sử dụng dụng cụ làm vườn như kìm bấm cành, bình xịt nước lớn, xẻng,…. Và nhớ đeo găng tay khi trồng cây nhé.

Đất trồng

Dâu tằm là loại cây ưa ánh sáng và có khả năng thích ứng tốt với nhiều loại đất. Tuy nhiên, để có năng suất, chất lượng quả tốt nhất cần chọn đất có độ pH từ 6,5 – 7. Cây dâu chịu mặn kém. Ở những nơi có độ mặn thấp < 0,2% cây sinh trưởng tốt. Độ mặn ≥1% cây sẽ chết.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7–10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh trong đất.

Nhân giống

Cây có thể trồng bằng hạt (nhân giống hữu tính) hoặc trồng bằng cách giâm cành (nhân giống vô tính). Hiện nay, người ta thường chọn phương pháp nhân giống bằng giâm hom bởi cây nhanh cho trái và tuổi thọ bền hơn.

Tiến hành giâm cành như sau

Chọn cành bánh tẻ có tuổi trên 8 tháng từ những cây dâu sai quả, quả ngọt, mọng nước nhất. Cắt cành giâm thành từng đoạn từ 18 – 20cm, mỗi đoạn phải có ít nhất 2 mắt, chặt cách mắt từ 0,5 tới 1cm. Nếu trồng nhiều bạn có thể tiến hành nhúng cành dâu vào thuốc kích thích ra rễ cho tỉ lệ nảy mầm cao.

Trồng dâu tằm tại nhà đúng kỹ thuật hiệu quả cao
Dâu tằm chín


Sau đó tiến hành cắm cành dâu vào đất đã chuẩn bị sẵn hoặc vào hom rồi tưới đẫm nước. Hàng ngày chú ý tưới đủ ẩm cho đất để cành dâu nhanh bén rễ.

Trồng và chăm sóc cây dâu tằm

Trồng cây

Sau khi cành giâm được từ 30 – 45 ngày bạn có thể tiến hành tách bầu rễ cây ra trồng vào chậu. Đối với cây con mua sẵn tại vườn thì về bạn bóc bỏ vỏ hom sau đó trồng cây vào bồn, lấp đất kín hom. Chú ý tưới đẫm nước cho cây nhanh bén rễ.

Sau khi trồng cây khoảng 15 – 20 ngày cây đã bén rễ bạn tiến hành bón thúc cho cây bằng phân hữu cơ hoặc hòa phân lân với nước rồi tưới. Cứ khoảng 1 – 2 tháng bạn lại tiến hành bón thúc và nhổ cỏ, vun gốc cho cây dâu một lần.

Chăm sóc

Cây dâu tằm ưa sáng, năng suất và chất lượng quả cũng như lá dựa vào điều kiện chiếu sáng. Số giờ chiếu sáng 10-12 giờ/ngày là tốt nhất. Thiếu ánh sáng lá dâu mỏng, thân mềm yếu, quả không ngọt và nhỏ.

Là cây trồng tương đối chịu hạn. Nhưng nếu thiếu nước thì cây ngừng sinh trưởng. Do đó cần tưới nước thường xuyên cho cây khoảng 2-3 lần/tuần. Độ ẩm thích hợp cho cây dâu sinh trưởng từ 70-80%, nhiệt độ là 24-320C.

Nếu bạn không muốn cây phát triển cao thì ngắt ngọn hoặc cành của cây dâu. Ngoài ra bạn có thể uốn nắn cành dâu thành bonsai rất dễ. Bởi cành dâu khá mềm, dễ sống. Nên bạn hoàn toàn có thể tự uốn nắn, tạo dáng bonsai cho cây của mình.

Cây thường bị bệnh bạc thau, đốm lá, cháy lá, gỉ sắt, xoăn lá. Nên hãy hái lá thường xuyên. Đối với các loại sâu đục thân, bọ gạo, sâu cuốn lá, sâu đo, sâu róm và các loại rầy rệp truyền bệnh virut xoăn lá, hoa lá. Nếu phun thuốc trừ sâu dùng thuốc Dipterex hoặc Bi 58 tỷ lệ 1-1,5 phần nghìn. Phun sau 15 ngày mới hái lá cho tằm ăn. Lưu ý khi trồng cây trong nhà nên hạn chế phun thuốc trừ sâu. Vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết