Tìm hiểu về kỹ thuật nuôi Ốc hương

6 phút, 42 giây để đọc.

Ốc Hương không chỉ là loài thủy sản có giá trị trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu kinh tế cao. Loài thủy sản này được xép loại vào mặt hàng thủy sản cao cấp với mức giá khá đắt. Vì thế nguồn thu nhập loại thủy sản này cao hơn so với những mặt hàng khác. Trong khi đó kỹ thuật nuôi Ốc Hương khá đơn giản, dễ thực hiện. Do đó mô hình nuôi Ốc Hương ngày càng được chú tâm phát triển. Để giúp người dân có phương pháp nuôi Ốc Hương đúng đắn, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bà con những kỹ thuật nuôi Ốc hương dưới đây. Bà con hãy tìm hiểu nhé.

Những khu vực nuôi Ốc hương phù hợp

Hiện nay khu vực nuôi ốc Hương phổ biến chủ yếu ở các tỉnh khu vực phía Nam. Nuôi phổ biến nhất là ở các khu vực ven biển của Ninh Thuận, Cần giờ, Vũng Tàu, Phú Quốc…

Hiện nay nuôi Ốc hương theo 3 mô hình chính là nuôi trong bể xi măng, nuôi trong ao đất, và nuôi trong lồng/đăng.

Để nuôi được Ốc Hương, khu vực nuôi phải đảm bảo điều kiện có nước trong sạch, không  bị ảnh hưởng bởi nước ngọt. Ngoài ra đáy phải là cát hoặc san hô. Đáy ít bùn, có độ mặn từ 25 – 35 phần nghìn. Độ pH từ 7,5 – 8,5, DO từ 4-6mg/l, nhiệt độ 26 – 30oC và mực nước sâu> 1,5m.

Chuẩn bị môi trường nuôi Ốc hương

Nuôi lồng/đăng

Diện tích lồng thông thường từ 1-4m2. Lồng/đăng được làm bằng vật liệu chắc chắn. Bao lưới xung quanh ngăn ốc bò ra ngoài cũng như các loài sinh vật khác vào gây hại cho ốc. Đăng nuôi phải được cắm sâu dưới lớp cát đáy ít nhất 10cm để ngăn ốc chui ra. Và cao hơn mực nước triều ít nhất 1m để đăng không bị sóng đánh ra ngoài. Lồng nuôi cần chôn sâu dưới lớp cát  khoảng 5cm để có nền cát cho ốc vùi mình. Khoảng cách giữa các lồng/đăng khoảng 6,2m.

Nuôi ao đất

Ao nuôi thường chọn gần biển, nước trong, sạch. Độ mặn 25 – 35 phần nghìn và ổn định, nguồn nước không bị nước ngọt ảnh hưởng do tác động của nước sông vào mùa mưa hay nguồn nước sinh hoạt. Ao có bờ chắc chắn, có lưới chắn xung quanh để ngăn không cho ốc bò lên bờ ao. Độ sâu ao từ 0,8 – 1,5m, có hệ thống cấp thoát nước thuận lợi, đảm bảo nhiệt độ nước ổn định.

Chuẩn bị ao: Tẩy dọn ao, diệt địch hại như cua, ghẹ bằng tay, không sử dụng hóa chất vì ốc nhạy cảm hơn tôm. Phải có lưới chặn ở cống khi lấy nước để ngăn không cho cá dữ, cua ghẹ vào ao ăn ốc con.

Ao nuôi thường chọn gần biển, nước trong, sạch.
Ao nuôi thường chọn gần biển, nước trong, sạch.

Nuôi bể xi măng

Bể xi măng phảiđược che bằng lưới, tránh bớt ánh sáng để nhiệt độ không quá 32oC, thành bể láng bóng, đáy có độ dốc về phía cống thoát nước. Đáy bể lót một lớp cát mịn, cát quá ít sẽ không đủ cho ốc vùi mình. Những ngày mưa lớn cần xả bớt nước tầng mặt và giữ không cho độ mặn giảm xuống quá thấp, mực nước bể nuôi nên giữ tốtnhất từ 50-80cm, quá sâu sẽ gây khó khăn trong việc chăm sóc và quản lí. Lọc nước kỹ trước khi cho vào bể.

Đặc biệt, lắp đặt hệ thống máy sục khí để cung cấp oxi xuống đáy bể, hạn chế khu vực yếm khí làm sản sinh khí độc (NH3, H2S).

Trường hợp có khí độc, tạt đều bằng Yucca digera tác dụng phân hủy nhanh lượng khí độc, định kì 1 lít cho 6.000-8.000m3 nước.

Ngoài ra, vùng đất cát như Ninh Thuận, một số diện tích nuôi tôm trên ao cát lót bạt kém hiệu quả cũng chuyển sang ốc hương thương phẩm. Tuy nhiên cần cải tạo ao thật kỹ, đổ một lớp cát dày tạo nơi ở, vì chúng sống vùi, chỉ ngoi lên mặt đất khi ăn.

Thả giống

Chọn giống ốc hương ở những cơ sở sản xuất giống uy tín, đảm bảo chất lượng, giống đã được kiểm dịch. Nhìn bằng mắt thường kích thước ốc tương đối đồng đều, màu sắc tươi sáng, các vân có màu nâu đậm, vỏ còn nguyên vẹn, ốc không bị sưng vòi. Kích cỡ trung bình là 0,05g/con, khoảng 8000-10000 con/kg. Nếu thả giống quá nhỏ sẽ rất hao hụt. Mật độ thả từ 500-1000 con/m2.

Cần phải có giai đoạn tập quen để ốc giống thích nghi dần với nhiệt độ nước và cả không khí, tránh hiện tượng gây sốc nhiệt cho ốc.

Chăm sóc

Cho ăn cá tạp, giáp xác nhỏ hay trai. Tùy vào độ tuổi mà cần sơ chế thức ăn, giai đoạn đầu cần băm nhỏ cá tạp; trai, giáp xác cần đập bỏ vỏ, rửa sạch. Ốc thường được cho ăn 2 lần/ngày ở giai đoạn nhỏ và thường một lần khi ốc lớn vào buổi chiều tối.

Theo dõi thường xuyên lượng ăn để có những điều chỉnh phùhợp, tránh dư thừa nhiều gây ô nhiễm. Lượng ănphụ thuộc tùy theo kích cỡ và thời gian nuôi (thường bằng 5-10% trọng lượng thân), cho ăn phải trải đều khắp bể.

Trong quá trình nuôi cũng cần bổ sung vitamin và các khoáng tự nhiên thiết yếu Kemix cho ốc. Nhằm giúp chúng phát triển mạnh và phòng ngừa các bệnh do thiếu vi lượng. Bổ sung 3-5g/1kg thức ăn.

Theo dõi thường xuyên lượng ăn để có những điều chỉnh phùhợp, tránh dư thừa nhiều gây ô nhiễm.
Theo dõi thường xuyên lượng ăn để có những điều chỉnh phùhợp, tránh dư thừa nhiều gây ô nhiễm.

Quản lý ao nuôi

Nuôi lồng/đăng cần thường xuyên kiểm tra lồng/ đăng để xử lí kịp thời khi có vấn đề. Như rách lưới, bám bẩn quá nhiều ảnh hưởng đến ốc nuôi.

Đối với nuôi ao, cần thường xuyên thay nước tạo môi trường sạch cho ốc phát triển. Và đồng thời hạn chế được một số dịch bệnh

Mỗi buổi sáng cần vớt toàn bộ thức ăn thừa ra khỏi bể xi măng trước khi thay nước. Thay nước từ 50 – 70% nước trong bể nuôi mỗi ngày, định kỳ rửa đáy khi thấy đáy ao có mùi hôi và ốc kém ăn. Trường hợp đáy bể quá dơ, thì cần chuyển sang bể nuôi mới.

Thu hoạch

Cũng tùy theo điều kiện và môi trường nuôi mà thời gian thu hoạch có thể khác nhau. Trung bình từ 4-6 tháng, cỡ thu hoạch thương phẩm từ 90-150 con/kg. Tỷ lệ sống và kích cỡ bình quân lần lượt là 73,9% và 8,7g/con (115 con/kg).

Ốc hương nuôi trong đăng thu hoạch bằng cách đặt bẫy hoặc lặn bắt. Nuôi trong lồng thu hoạch bằng cách nhấc lồng lên rồi nhặt ốc. Ao nuôi hay bể nuôi có thể tháo cạn nước sau đó nhặt ốc hoặc cào ốc bằng dụng cụ. Làm sạch bùn đất và làm trắng vỏ trước khi xuất

Nghề nuôi ốc hương hiện nay ngày càng được quan tâm và mở rộng. Do đó, tùy theo điều kiện vùng nuôi và khả năng kinh tế mà chọn mô hình nuôi cho phù hợp để thu được nhiều lợi nhuận và góp phần phát triển hơn nữa ngành thủy sản Việt Nam.

Trên đây là những kỹ thuật nuôi Ốc hương cơ bản bà con nên nắm để thực hiện đúng quy trình mang lại hiệu suất cao. Chúc bà con thành công.

Nguồn: anbinhbio.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết