Tìm hiểu về cây hoa hồng xuất hiện bệnh đốm đen

3 phút, 20 giây để đọc.

Bệnh đốm đen là bệnh xảy ra phổ biến trên thực vật và đặc biệt là đối với cây hoa hồng. Bệnh do nấm có tên khoa học là Marssonina rosae (Lib) gây ra. Dấu hiệu rất dễ nhận thấy nhất của bệnh là ban đầu có các chấm đen hoặc nâu trong mặt lá, sau một thời gian bệnh phát triển nhanh thì các đốm đen xuất hiện kín trên mặt lá và xuất hiện đặc biệt nhiều trên cây. Bệnh đốm đen khiến lá bị che phủ và mất khả năng quang hợp làm cho lá bị mất diệp lục. dẫn đến không hấp thụ được ánh sáng mặt trời và khiến lá bị rụng. Còn chồi non sẽ không mọc lên được. Dần dần cây sẽ yếu nếu không được phun thuốc và cuối cùng cây sẽ chết.

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng bệnh

Bệnh phổ biến nhất trên lá, thân cành, đài hoa, tràng hoa.

Triệu chứng điển hình là các đốm đen hình tròn to, đường kính có khi tới 12mm.

Có viền nâu đậm, mép đâm tia, ở giữa vết bệnh có màu nâu xám và nhiều chấm đen nhỏ li ti là những ổ bào tử của nấm gây bệnh. Lá bệnh úa vàng, rụng hàng loạt.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Nấm Marssonina rosae (Lib.) thuộc họ Dermateaceae, bộ Helotiales, lớp Ascomycetes.

Nấm gây bệnh có sợi nấm đa bào, khi già có màu nâu sinh ra các vòi hút nằm trong tế bào cây để ký sinh.

Ổ bào tử nằm trên bề mặt mô bệnh trông giống như những chấm đen nhỏ.

Bào tử hình bầu dục, 2 tế bào, không màu, kích thước 18 – 25 x 5 – 6 micromet

Nấm có thể sinh trưởng ở phạm vi nhiệt độ 15 – 27 độ. Bào tử nảy mầm xâm nhiễm thuận lợi nhất ở nhiệt độ 18 – 20 độ C, không nảy mầm ở nhiệt độ cao 33 độ. Bào tử nấm truyền lan nhờ gió, nước mưa hoặc bám dính trên côn trùng để truyền đi xa, xâm nhiễm dễ dàng qua vết thương cơ giới.

Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh

Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh

Bệnh phát sinh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ ấm áp 15 – 17 độ, ẩm độ cao 85%, lá ẩm ướt có vết sây sát nhẹ. Bệnh đốm đen thường xuất hiện khi có thời tiết thay đổi đột ngột nhiều (mưa xuống nắng lên bất thường)

Bệnh phát triển mạnh trên những vườn trồng trũng thấp, ứ đọng nước, nhiều cỏ dại ẩm ướt, kém thông thoáng hoặc ruộng trồng không tỉa cành lá, tưới nước ngập rãnh,…

Bệnh phá hại nặng trên các giống hoa hồng đế sen Đà Lạt, Thái Lan, hoa hồng đỏ Pháp, và 1 số giống khác.

Bệnh hại quanh năm nhưng phát triển gây hại mạnh nhất từ tháng 9 đến tháng 12. Cây già 3 năm tuổi bệnh nặng hơn cây 1 – 2 tuổi.

Biện pháp phòng trừ

Chọn lọc trồng một số giống hồng có tính chống chịu bệnh. Vệ sinh và chăm sóc tốt vườn trồng: kịp thời tỉa cành, không để cành quá dài; ngắt lá bệnh,đặc biệt là lá già thôi gốc; và dọn sạch để tiêu hủy, tạo cho vườn cây thông thoáng. Diệt trừ cỏ dại, khơi rảnh, thoát nước tốt, tránh để đọng nước sau mưa. Hạn chế bón quá nhiều đạm; tăng cường bón phân hữu cơ, phân lân và kali.

Khi bệnh đã phát sinh có thể phun phòng trừ bệnh bằng 1 trong các loại thuốc sau: Score 250ND nồng độ 0,1% hoặc Manage 5WP nồng độ 0,05%; Anvil 5 SC (30 – 50 g ai/ha). Cũng có thể sử dụng Zineb, Daconil, Topsin M nhưng hiệu quả phòng trừ thấp. Khi phun thuốc hạn chế không phun phân bón lá hay bón phân bón. Đợi cây hết bệnh hẳn với định kỳ 3 ngày phun một lần thì mới sử dụng phân bón.

Nguồn: Camnangcaytrong.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu bệnh phấn trắng xuất hiện phổ biến trên bầu bí

Bệnh phấn trắng xuất hiện trên bầu bí có tên khoa học là Erysiphe cichoracearum De Candolle. Bệnh phấn trắng …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh ghẻ trên cây có múi một cách tổng hợp

Bệnh ghẻ trên cây có múi có tên khoa học là Elsinoe fawcetti Bilet Jenk. Theo nghiên cứu bệnh phổ …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu về cây hoa hồng xuất hiện bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen là bệnh xảy ra phổ biến trên thực vật và đặc biệt là đối với cây hoa …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh thán thư phổ biến trên cây xoài và biện pháp phòng trừ

Bệnh thán thư trên xoài là một trong những bệnh quan trọng và gây hại phổ biến trên cây xoài …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa và biện pháp phòng trừ

Bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa do nấm có tên khoa học là Microdochium oryzae Samuels gây ra …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh do tuyến trùng gây khô đầu lá lúa

Bệnh khô đầu lá lúa do tuyến trùng có tên khoa học là Aphelenchoides beseyi Christie gây ra được phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cách xử lý đáy ao nuôi tôm hiệu quả

Phương pháp xử lý đáy ao nuôi tôm hiệu quả cần lưu ý

Đối với nghề nuôi thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, thì giai đoạn cải tạo ao để …
Xem Chi Tiết

Kỹ thuật nuôi cá chép sinh sản tự nhiên hiệu quả trong ao

Cá chép là loài thủy sản có thịt thơm ngon và bổ dưỡng rất được thực khách ưa chuộng. Vì …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chống rét cho cá

Một số biện pháp chống rét cho cá khi mùa đông đến

Ở đất nước có cả bốn mùa xuân hạ thu đông như nước ta thì việc chống rét cho cá …
Xem Chi Tiết

Kỹ thuật chăm sóc thủy sản nước ngọt trong giai đoạn giao mùa

Trong nuôi trồng thủy sản, thủy sản nước ngọt vô cùng nhạy cảm tại giai đoạn giao mùa từ những …
Xem Chi Tiết
Một số bienj pháp kỹ thuật để theo dõi sức khỏe thủy sản nuôi

Một số kỹ thuật theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi

Người nuôi thủy sản phải thường xuyên chăm sóc đồng thời theo dõi sức khỏe của chúng để có những …
Xem Chi Tiết
Nuôi dưỡng cá qua đông hiệu quả

Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng cá qua đông hiệu quả

Hiện nay, khí hậu trở nên khắc nghiệt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vì thế, dự báo …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết